Cỏ Lan Chi hay còn một số tên gọi khác như: Cây Dây Nhện, cỏ Mẫu Tử, Cây Lục Thảo Trổ, Thảo Lan Chi, cây có tên khoa học là: Chlorophytum comosum là một loài thực vật lọc khí thuộc họ Thùa (Agavaceae), có nguồn gốc từ châu Phi. Năm 1794 loài này được nhà tự nhiên học người Thụy Điển Carl Peter Thunberg mô tả lần đầu tiên với tên gọi Anthericum comosum. Năm 1862 nó được mô tả lại và đặt vào chi Lục thảo (Chlorophytum) như hiện tại bởi Henri Antoine Jacques. Cây Cỏ Lan Chi phù hợp làm cây treo tường, tường cây, cây nội thất, cây trang trí quán cà phê, kệ tivi, cây để bàn làm việc…
Cỏ lan chi là gì?
- Tên khoa học là Chlorophytum bichetii họ thực vật Asphodelaceae (họ Tỏi rừng). Là cây thuộc các nước Châu Phi- vùng nhiệt đới.
- Cỏ lan chi hay còn được gọi với tên gọi địa phương khác: thảo lan chi, có tên khoa học là Chlorophytum bichetii, thuộc họ tỏi rừng (Asphodelaceae). Cỏ lan có nguồn gốc ở Châu Phi, sau được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới khác như: Ấn Độ, Úc, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Việt Nam,…
- Ngoài tên là cỏ Lan chi, người ta cũng thường gọi nó bằng một cái tên khác là Thảo lan chi – cái tên rất nhẹ nhàng y hệt như dáng vẻ bên ngoài của cây vậy.
- Thoạt nhìn thì cây cỏ lan chi như mang đến sự yếu đuối, mỏng manh. Tuy nhiên đây lại là loại cây có sức sống khá mãnh liệt. Chịu được sự khắc nhiệt của thời tiết về độ ấm hạn chế, thiếu ánh sáng.
- Hình dáng cây nhỏ nhắn, dễ thương nên thường được trồng trong chậu sứ, chậu thủy tinh đặt ở bàn làm việc, kệ tủ,…
Đặc điểm của cỏ lan chi
Đặc điểm hình thái của cỏ lan chi
Cỏ lan chi thuộc loại cây thân thảo, thường xanh, mọc thành bụi nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng 40 – 50cm. Đặc biệt lan chi chỉ có 1 thân rễ ngắn, rễ phát triển thành củ thịt, phình to, có màu trắng ngà, xốp và dễ dàng tách ra khỏi thân cỏ. Lá cỏ lan chi có hình kiếm thon dài, nhọn dần về ngọn, thường mềm mịn như giấy, các lá uốn cong ngược lại, có màu xanh nhạt xen kẽ với vân sọc mép màu trắng ngà. Lá có chiều dài trung bình từ 15 – 40cm, chiều rộng khoảng 2,5cm, thường mọc sát từ thân lên, nên không có cuống. Hoa lan chi có kích thước khá nhỏ, thường mọc thành cụm ở chính giữa đám lá, hoa có hình ngôi sao nhỏ màu trắng, mỗi bông có khoảng 6 cánh, giữa đầu cánh khoa có các nhụy vàng điểm khuyết.
Đặc điểm sinh trưởng của cỏ lan chi
Cỏ lan chi có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, là loại cây ưa bóng râm, rất dễ bị héo, khô, mất màu nếu sống ở nhiệt độ, cường độ ánh sáng cao. Bộ rễ xốp và tương đối yếu, vì vậy rất dễ bị ngập úng nếu không thoát nước kịp thời.
Ý nghĩa của cỏ lan chi
Trong quan niệm dân gian, cỏ lan chi là đại diện cho sức sống dẻo dai, kiên cường, thanh cao, không chịu khuất phục trước những khó khăn, cũng như không truy cầu danh lợi. Trong phong thủy, là lá bùa hộ mệnh giúp gia chủ chống lại ma quỷ, tà ma, những điều xui rủi trong cuộc sống, đem lại những điều may mắn, hạnh phúc, tại vượng cho chủ nhân.
Cỏ lan chi là giống cây tuy nhỏ bé, nhưng lại mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như trong cuộc sống con người. Ở các nước như Ấn Độ, phần rễ của cây có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh về hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, kiết lị, khó tiêu,… vô cùng hiệu quả. Đặc biệt ngoài vẻ đẹp nhẹ nhàng, tao nhã của mình, cỏ lan chi còn được mệnh danh như “chiếc máy hút bụi thần kỳ”. Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, lan cho có khả năng thanh lọc được không khí rất tốt, có thể hấp thụ tới 95% cacbonic, xử lí các khi độc hại từ các thiết bị điện thải ra. Cỏ lan chi được sử dụng nhiều để trang trí nhà cửa, sân vườn, ban công, hoặc dùng để đặt trên bàn làm việc,… giúp bạn có 1 nguồn năng lượng tích cực để sinh hoạt cũng như làm việc. Ngoài ra, cỏ lan chi cũng là 1 trong những món quà ý nghĩa để dành tặng người thân.
Công dụng của Cây Lan Chi
Nhắc đến Cây Lan Chi, chúng ta đều biết đây là cây có khả năng thanh lọc không khí. Trong lá của Cây Lan Chi có chứa chlorophyll. Đây là chất có khả năng hút tia điện tử có hại từ máy tính và các thiết bị điện tử nói chung. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của NASA đã được công bố, màu xanh của lá cây dây nhện được được chứng minh có thể giúp tăng thêm 20% trí nhớ và tăng 10% hiệu quả công việc. Chính vì thế, cây dây nhện rất được ưa dùng làm cây cảnh để bàn làm việc hay đơn giản là bày trong phòng làm việc bởi tác dụng đặc biệt này.
Không chỉ giúp không khí trong lành, Cây Lan Chi còn biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân Cây Lan Chi có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.
Trong phong thủy, Cây Lan Chi mang ý nghĩa may mắn và an lành cho gia chủ. Đặt Cây Lan Chi trong văn phòng sẽ giúp có luồng khí tốt lưu thông khí văn phòng, mang đến sự bình yên và may mắn cho người sở hữu nó. Lá của Cây Lan Chi có tô điểm những sọc trắng thể hiện cho sự thông suốt và sáng lạn. Thân cây tỏa về bốn hướng thể hiện cho ý chí mạnh mẽ và vươn xa, vì vậy rất nhiều người làm kinh doanh yêu thích trồng cây này là vậy.
Nếu bạn kinh doanh riêng, bạn nên bày một Cây Lan Chi trong nhà vơi ý nghĩa thu hút tài lộc, may mắn, giúp cửa hàng đông khách, làm ăn ngày một phát đạt. Cây Lan Chi cũng được làm quà tặng với ý nghĩa chúc may mắn, mong người đó có cuộc sống không lo âu, cuộc sống luôn vui vẻ, bình yên và lạc quan.
Có thể nói, Cây Lan Chi hợp với mọi không gian như ban công, cửa sổ, phòng khách, phòng làm việc. Cây Lan Chi thường được trồng trong chậu gốm sứ nhỏ, hoa văn họa tiết đẹp mắt và dùng để trang trí ngôi nhà, những nơi dễ nhìn thấy. ngoài trồng trong đất, Cây Lan Chi còn được trồng thủy sinh. Cây Lan Chi trồng trong nước có vẻ đẹp thanh tao, nho nhãn và mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng cho không gian văn phòng và nhà ở.
Cây Lan Chi không những giúp thanh lọc không khí mà còn tạo tính thẩm mỹ và mang màu xanh thiên nhiên cho không gian văn phòng, cải thiện phong thủy. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc Cây Lan Chi và hiểu rõ hơn về công dụng của cây này để chăm sóc cây tốt hơn, giúp cây phát triển tốt và xanh đẹp quanh năm.
Cách trồng và chăm sóc cỏ lan chi
Cách nhân giống cỏ lan chi
Hiện nay, cỏ lan chi được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách gốc, thường được thực hiện vào mùa xuân hoặc những khi thời tiết mát mẻ. Trung bình 1 cây mẹ, cứ 3 năm sẽ có thể tách gốc 1 lần, khi chọn cây mẹ nên chọn những cây khỏe mạnh, đang phát triển tốt, gốc phân thành nhiều nhánh. Phải bảo khi tách gốc, mỗi cụm gốc phải có ít nhất 5 gốc nhánh nối với nhau. Đặt nhẹ nhàng gốc mới vào chậu ươm, dùng đất đã trộn đá thô, đất mụn, xơ dừa, cát hạt nhỏ để làm vật liệu. Nên đặt chậu giống ở những nơi thoáng mát, cung cấp nước đều đặn 2 lần/ngày cho cây.
Cách trồng cỏ lan chi
Đất trồng
Cỏ lan chi phát triển mạnh trên các loại đất mùn, đất phù sa, có nhiều khoáng chất dinh dưỡng, độ pH đạt từ 6 – 7,5 độ. Có thể sử dụng thêm các loại bã mùn, xơ dừa, vỏ thông, tro, trấu, trộn chung với phân chuồng ủ mục để tăng độ dinh dưỡng trong đất.
Cách trồng
Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trực tiếp xuống đất vườn đều được, đặt cây ở chính giữa chậu cây hoặc hố trồng, lấp đất đến hết phần cổ rễ, nén chặt xung quanh gốc, để cố định cây. Sau khi trồng xong, nên tưới nước thật đẫm để cây hồi phục và phát triển trong môi trường mới.
Cách chăm sóc cỏ lan chi
Nhiệt độ
Cỏ lan chi chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 17 – 25 độ C, khi nhiệt độ lên cao nên sử dụng giàn tưới phun sương, hoặc dùng mái che để giảm bớt nhiệt độ, khi ở nhiệt độ thấp, có thể sử dụng bóng đèn để làm tăng nhiệt độ.
Ánh sáng
Với đặc tính là cây thường xanh, ưa bóng râm, cây dễ bị cháy dưới ánh sáng mặt trời gay gắt. Vì vậy, nên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Nước
Cần đảm bảo cỏ lan chi luôn có đủ độ ẩm để phát triển, nên tưới cây ít nhất 1 ngày 1 lần cho cây, nước tưới cho cây nên chọn dòng nước sạch, không nhiễm bệnh.
Bón phân
Lan chi không cần bón quá nhiều loại phân bón, cách bón phân cũng không quá phức tạp như các loại cây cảnh khác. Cứ 2 tuần/1 lần bạn bón thêm xung quanh gốc cây 1 lượng phân chuồng ủ mục vừa đủ là được, có thể bón thêm 1 ít phân đạm mỗi khi cây ra hoa để giữ hoa được bền hơn.
Cắt tỉa thường xuyên
Để tạo tính thẩm mỹ hơn cho cây, cũng như giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây diễn ra thuận lợi hơn cần thường xuyên cắt, tỉa bớt những lá vàng, lá già, lá bị sâu, dị tật,… định kỳ cứ 2 tháng tiến hành cắt tỉa 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh cho cỏ lan chi
Bệnh than trên cỏ lan chi
Đối với loại bệnh này, cần tiến hành cải thiện các chất dinh dưỡng, cũng như độ ẩm cho cây. Đồng thời, bạn có thể sử dụng dung dịch Topsin – M 50% pha loãng với nước để tưới cho cây 2 tháng/lần.
Bệnh héo rũ, gốc mốc trắng trên cỏ lan chi
Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, nước, phân bón, độ thông thoáng,… bạn cần chú ý đến cơ chế thoát nước của đất, tránh để cây bị ngập úng, sẽ là điều kiện để nấm mốc phát triển. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chế phẩm bảo vệ thực vật Quintozene hoặc tro bếp để khắc phục tình trạng bệnh của cỏ lan chi.
Kết.
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây lan chi. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
- Cá Tầm Long – Thông tin về cá tầm long
- Cây Cúc Thân Gỗ – Cách trồng và chăm sóc cây cúc thân gỗ
- Cây chó đẻ răng cưa – Những công dụng chữa bệnh của cây chó đẻ có thể bạn chưa biết ?
- Hoa Lan Tam Bảo Sắc – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan tam bảo sắc
- Chó Phú Quốc – Những thông tin cơ bản về loài chó Phú Quốc