Chó Pitbull – Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc chú chó Pitbull

Giống chó Pitbull, hay tên đầy đủ là American Pit Bull Terrier, là giống chó còn khá mới, có lịch sử chỉ hơn hai thế kỷ. Chó Pitbull trong quá khứ từng được huấn luyện để tham gia vào các môn “thể thao” tàn khốc. Tuy nhiên ngày nay, Pitbull được nuôi rất phổ biến làm thú cưng ở nhiều nước trên thế giới, và cũng rất được yêu thích ở Việt Nam. Và để có thêm thông tin về chú chó Pitbull này hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Pitbull

Chó Pitbull (Dog Pitbull) là kết quả của quá trình lai tạo giữa hai giống chó Bulldog và Terrier. Chúng bắt đầu được nhân giống tại Mỹ từ đầu Thế kỷ 19. Ban đầu, chó Pitbull được nhân giống với mục đích tạo ra dòng chó chiến với sức mạnh tuyệt đối. Chúng được sử dụng để tham gia các cuộc đấu đẫm máu “bull-bear baiting” do người bản địa tổ chức.
Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Pitbull
Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Pitbull
Những chú Pitbull sẽ phải chiến đấu sống còn với một con bò tót hoặc một con gấu to lớn. Đây được coi là trò chơi tàn bạo, vô nhân đạo, vi phạm bộ luật bảo vệ động vật của người phương Tây. Đến tận năm 1935, nước Mỹ mới hoàn toàn cấm trò chơi này.
Từ những cuộc đấu đó, người ta đặt cho giống chó này cái tên Pitbull. Pit ở đây nghĩa là chiến đấu. Bull là những chú bò tót. Pitbull có nghĩa là “kẻ dám chiến đấu với bò tót” (Người Việt hay gọi thành chó Pitpull, chó Big bull, chó Pull hay chó Bun).
Thực ra, Pitbull không hẳn là tên riêng của một giống chó. Nó được dùng để gọi những giống chó có ngoại hình tương tự nhau, cùng một tổ tiên chung bao gồm: American Pit Bull Terrier, Bull Terrier, American Staffordshire Terrier và Staffordshire Bull Terrier. Hai giống chó American Pitbull Terrier và American Staffordshire Terrier có thể coi là một. Chỉ có điều American Staffordshire Terrier được lai tạo và thuần hóa để làm thú cưng. Còn American Pitbull Terrier được huấn luyện để bảo vệ, canh gác hoặc làm chó chiến.

Lịch sử ra đời giống chó Pitbull

Pitbull xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 18 tại các nước Anh, Ireland và Scotland. Đầu thế kỷ 19, chúng được những người Anh đem sang Mỹ dùng cho công việc canh gác trang trại, giữ nhà hoặc săn bắt thú rừng. Người Mỹ ngay lập tức nhận ra sức mạnh của giống chó này. Họ tiến hành lai tạo chúng với những dòng chó bản địa để tạo ra giống chó Pit bull to lớn, khỏe mạnh và hung dữ hơn nhiều so với phiên bản người Anh.
Lịch sử ra đời giống chó Pitbull
Lịch sử ra đời giống chó Pitbull
Vào thời điểm đó, Pitbull được coi là giống chó mạnh và hung dữ nhất trên Thế Giới. Chúng được huấn luyện để tham gia các cuộc chiến đẫm máu. Tuy nhiên, sau năm 1935, những cuộc chiến này bị cấm, Pitbull được thuần hóa, trở nên hiền lành hơn. Chúng chủ yếu được nuôi để bảo vệ, canh gác hoặc làm thú cưng. Công việc chó chiến gần như bị xóa sổ hoàn toàn.
UKC (Tổ chức về chó ở Mỹ) đã công nhận Pitbull là giống chó riêng vào năm 1898, với tên gọi American Pitbull Terrier. Tuy nhiên, đến năm 1930, chúng lại được AKC (Hiệp hội chó giống Mỹ) đổi tên thành American Staffordshire Terrier. Pitbull đứng đầu danh sách những giống chó nguy hiểm nhất trong tổng số 400 giống chó trên Thế Giới hiện nay.

Sự xuất hiện của chó Pitbull ở Việt Nam

Những năm 2000, khi phong trào chơi chó cảnh chưa phát triển, giống chó Pitbull tại Việt Nam gần như không có một con nào. Tuy nhiên, vào năm 2003, những chú chó Pitbull thuần chủng đầu tiên được nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam bởi ông Mai Anh Tuấn (hay còn được gọi là “Tuấn Trắng”) – một “đại gia” trong giới chơi chó cảnh Việt Nam lúc bấy giờ.
Sự xuất hiện của chó Pitbull ở Việt Nam
Sự xuất hiện của chó Pitbull ở Việt Nam
Những chú Pitbull nhập khẩu từ Mỹ có giá không dưới 10.000$ cho một em có giấy tờ + gia phả đầy đủ. Ông Tuấn đã đem về Hải Phòng cho nhân giống và phát triển rộng rãi giống chó này tại Việt Nam.
Những con đời F1, F2 được bán ra với giá mềm hơn rất nhiều, khoảng 20-30 triệu cho một chú. Chỉ sau 1-2 năm, pit pull đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong mọi tầng lớp của Việt Nam.
Ngày nay, với việc được nhân giống rộng rãi, giá thành những chú chó Pitbull đã giảm đi khá nhiều, phù hợp với người Việt hơn. Những trại chó Pitbull ở Hà Nội, trại chó Pitbull HCM, … mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán giống chó này. Ông Mai Anh Tuấn hiện đang sở hữu trại chó Pitbull Tuấn Trắng tại Hải Phòng với những chú chó cực kỳ chất lượng.

Những loại chó Pitbull được công nhận

Trong số 4 chú chó được công nhận thuộc dòng dõi Pitbull thì giống American Pit Bull Terrier là đứa có thân hình cân đối và thể thao nhất. Chúng cao nhất trong “hội” với chiều cao từ 43 – 53cm và nặng chỉ khoảng 15 – 30 kg. Ngoài ra toàn bộ những đặc điểm khác về thân hình như cơ bắp cuồn cuộn, hàm răng chắc khỏe, đôi mắt hình quả hạnh, tai cụp và ngắn của chúng cũng không khác gì những người anh em cùng họ khác.
Những loại chó Pitbull được công nhận
Những loại chó Pitbull được công nhận

Chó sục pitbull mỹ

Tuy nhiên đối với giống chó sục Pitbull Mỹ này người ta còn đang phân chia thành một phe mũi xanh (Blue Nose) và 1 phe mũi đỏ (Red Nose) nữa cơ. Thực chất đó chỉ là hai quan điểm, một bên thì cho rằng những chú chó mũi đỏ sẽ thông minh và hiếm hơn mũi xanh, từ đó giá thành cũng luôn cao hơn. Còn một bên thì cho rằng mũi xanh hay mũi đỏ thì cũng chả khác gì nhau, chúng vẫn được gọi là chó sục Pitbull Mỹ mà thôi.
Thực ra thì đúng là mũi xanh hay mũi đỏ cũng chỉ là sự khác nhau về màu mũi và lông mà thôi, còn tất cả các đặc điểm khác thì hầu như chúng đều giống nhau. Chỉ có điều rằng với tỷ lệ 10 chú chó Pitbull con sinh ra thì có tới 7, 8 chú mang mũi xanh rồi nên từ đó mới có việc nhiều con sen nâng giá đối với những chú chó mũi đỏ lên.

American Staffordshire Terrier

American Staffordshire Terrier hay còn gọi tắt là Amstaff tuy có một chút khác biệt về ngoại hình so với APBT nhưng để phân biệt hai đứa này thì thực sự khó. Theo nhiều con sen có kinh nghiệm thì kể cả những người chơi lâu năm cũng rất khó xác định một chú Pitbull sẽ thuộc dòng nào trong 3 đứa APBT, Amstaff hoặc Stafford bởi chúng quá giống nhau.
Amstaff nếu nhìn tổng quan sẽ cực kỳ giống APBT, tuy nhiên về cấu trúc cơ thể của chúng sẽ nhỏ nhắn và ngắn hơn so với chó sục pitbull mỹ. Tuy ngắn và nhỏ hơn nhưng không có nghĩa cân nặng của chúng lại nhỏ hơn đâu nhé.
Một chú Amstaff có thể có cân nặng dao động từ 28 – 40 kg và chiều cao khoảng 43 – 48 cm, vì thế nên đây là đặc điểm duy nhất để bạn phân biệt Amstaff với APBT và chỉ có thể phân biệt khi chúng đã trưởng thành (chứ lúc còn nhỏ con nào chả giống nhau).
Chó Pitbull - Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc chú chó Pitbull 1

Staffordshire Bull Terrier

Staffordshire Bull Terrier về bản chất còn được coi là tổ tiên của những chú Amstaff, lý do là bởi cả hai giống chó này đều có nguồn gốc từ vùng Staffordshire, Anh. Vào những năm 1800, một số người Anh di cư sang Mỹ đã mang theo giống chó này và cũng chính bởi dòng Staffordshire này chưa được công nhận vào thời điểm đó nên người ta đã lai tạo, cải thiện chúng thành giống chó Amstaff có phần to lớn và mạnh mẽ hơn như ngày nay.
Chó Pitbull - Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc chú chó Pitbull 2

American Bully

Ngân tin rằng đây mới là giống mà nhiều bạn sẽ nhầm lẫn và tưởng rằng chúng là chó Pitbull nhất, bởi chính Ngân cũng một thời gian nhầm như vậy mà.
American Bully thực chất là sản phẩm lai tạo giữa chó Bulldog Mỹ và Pitbull. Chúng có ngoại hình cơ bắp giống y như APBT và đôi khi còn có phần to hơn. Tuy nhiên chúng lại tương đối lùn và đầu có xu hướng to về bề ngang. Chính vì vậy khi nhìn những chú Bully bạn sẽ có cảm giác chúng to hơn khá nhiều so với APBT thông thường.

Đặc điểm ngoại hình của giống chó Pitbull thuần chủng

Chiều cao, cân nặng

Pitbull là giống chó có kích cỡ thân hình trung bình, thuộc loại vừa và nhỏ. Chiều cao, cân nặng vào độ tuổi trưởng thành như sau:
Chiều cao: 45-60cm.
Cân nặng: 18-32kg.
Thân hình chó Pitbull
Chó Pitbull sở hữu thân hình săn chắc với cơ bắp cuồn cuộn và khung xương vững chãi. Phần hông và cơ ngực nở nang, phần bụng hóp sâu. Đuôi nhỏ, ngắn, dựng thẳng đứng hoặc cuộn tròn trên lưng.
Chó Pitbull - Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc chú chó Pitbull 3
Bốn chân chó Pitbull khá ngắn, hai chân trước nhỏ và thẳng. Hai chân sau hơi cong nhẹ với bó cơ đùi săn chắc tạo cho chúng những bước đi thanh thoát, uyển chuyển, có thể tăng tốc linh hoạt trong bất kỳ trường hợp nào. Nhìn chung, giống chó sở hữu một vẻ đẹp sức mạnh
Khuôn mặt chó Pitbull trông khá lầm lì và hung dữ. Đôi mắt đỏ ngầu, trợn ngược, đôi tai tam giác dựng thẳng. Trán và gò má to gồ ghề. Phần mõm dài, chảy xệ, hơi xếch lên trên một chút để lộ hàm răng sắc cùng chiếc lưỡi đỏ ứng. Giống chó này đặc biệt hay cau mày, khiến người đối diện khiếp sợ chỉ bằng một cái nhìn.

Hàm và lực cắn của chó Pitbull

Chó Pitbull cơ bắp sở hữu một hàm răng đều, dài và cực kỳ sắc nhọn. Chúng có thói quen đã cắn một vật gì đó sẽ nhai nát và ngấu nghiến đến chết mới buông tha. Một khi bị chó Pitbull cắn, miệng vết thương sẽ rất rộng và sâu. Nhẹ thì mang tật vĩnh viễn, nặng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khi dẫn chó Pitbull ra ngoài, bạn nên chú ý đeo rọ mõm cho chúng.
Chó Pitbull sở hữu cơ hàm khỏe mạnh có cấu tạo được ví như một khớp khóa. Một khi đã nằm trong đó thì không thể thoát ra ngoài. Lực cắn của chó Pitbull có thể lên tới 250 pounds / inch vuông, tương đương 106.5kg. Chúng có thể giết chết bất kỳ giống chó nào chỉ bằng một nhát cắn, ngay cả Becgie Đức GSD cũng không phải đối thủ.
Cơ hàm và lực cắn của chúng mạnh đến nỗi, một chú chó Pitbull trưởng thành có thể dùng hàm đu mình trên dây 30 phút không biết mệt. Thậm chí, tại Mỹ đã từng ghi nhận trường hợp, một con Pitbull dùng cơ hàm kéo theo một chiếc xe 4 bánh di chuyển. Với sức mạnh như thế, giống chó này được ví như một chiến binh bất bại, không khuất phục trước bất kỳ điều gì.

Bộ lông chó pitbull

Pitbull có bộ lông ngắn và khá cứng, ôm sát cơ thể để lộ những bó cơ săn chắc. Màu lông chúng rất đa dạng, có thể là màu đơn sắc hoặc đa sắc do được lai tạo từ 2 dòng chó Bulldog và Terrier. Những màu lông phổ biến bao gồm: đen, nâu, xám, nâu đỏ, trắng xám, đen trắng, … Chó Pitbull đẹp là những chú có khoang màu, cực kỳ được yêu thích.

Đặc điểm tính cách của chó Pitbull

Giống chó thông minh và trung thành

Pitbull thông minh là điều không phải bàn cãi. Chúng học hỏi nhanh nên việc huấn luyện mệnh lệnh khá dễ dàng. Tuy nhiên, cũng vì thông minh nên ban đầu, bạn sẽ không nhận được sự phục tùng của giống chó này. Chúng có thể quay ngược ra tấn công bạn. Tốt hơn hết, nên nuôi giống chó này từ nhỏ để tạo tình cảm và sự trung thành.
Chó Pitbull - Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc chú chó Pitbull 4
Pitbull cực kỳ trung thành với gia đình chủ. Chúng sẵn sàng bảo vệ đến chết khi chủ gặp nguy hiểm. Đây được coi là đặc điểm tính cách nổi trội nhất của giống chó này. Pitbull có thể học hỏi những bài tập huấn luyện từ cơ bản đến nâng cao một cách dễ dàng. Khả năng bảo vệ và canh gác của giống chó này không ai có thể phủ nhận.

Giống chó hiền hòa và thân thiện?

Một em Pitbull lớn lên với sự dạy dỗ và huấn luyện bài bản sẽ sinh sống khá tốt với con người. Chúng có thể chơi đùa cùng trẻ em và những con chó khác. Chúng sẽ tấn công khi bị trêu tức hoặc nhận thấy sự nguy hiểm từ phía bạn. Tính thân thiện luôn ẩn nấp trong giống chó này. Bạn cần biết cách khai thác chúng và kiềm hãm tính hung hăng lại là được.

Giống chó hiếu chiến

Lúc mới xuất hiện, Pitbull là giống chó hiếu chiến với khả năng chiến đấu đỉnh cao. Khi đã xông vào cuộc đấu, chúng cuồng điên và bất cần đến mức sẵn sàng tấn công đến chết dù đối thủ có to gấp 2, gấp 3 lần. Chó Pitbull ít khi bại trận, chúng sở hữu sức mạnh bền bỉ và sự dẻo dai, không gì có thể khuất phục được.
Pitbull có thể đối đầu trực diện với những con thú hung dữ như: bò tót, chó sói, gấu rừng, … mà không nể sợ hay lùi bước. Khả năng chịu đòn của giống chó này lớn đến mức chúng gần như không có cảm giác đau đớn và rất lì đòn, dù bị đánh chết cũng không buông tha con mồi.
Thêm một điểm đặc biệt nữa, Pitbull cực kỳ hiếu thắng và gan lỳ. Chúng không bao giờ tháo chạy hay bỏ cuộc trong một trận đấu. Giống chó này chỉ chấp nhận thua khi bị giết chết. Những chiến thắng của Pitbull đều do chúng tìm được chỗ hiểm trên cơ thể đối thủ. Một khi đã ngoạm chặt, chúng sẽ nghiến hàm và nhai nát chỗ hiểm cho đến khi con mồi bất động mới chịu nhả ra.
Ngày nay, tính hiếu chiến của Pitbull đã giảm đi rất nhiều. Do người ta không còn dùng chúng cho các cuộc chiến mà chủ yếu được nuôi trong gia đình để canh gác và bảo vệ. Nhưng dù sao tính hiếu chiến cũng là bản năng của giống chó này, bạn phải thật cẩn thận trong quá trình nuôi dạy.
Chó Pitbull - Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc chú chó Pitbull 5

Giống chó hung dữ và nguy hiểm

Pitbull được xếp hạng đầu (cùng với Ngao Tây Tạng) trong danh sách những giống chó nguy hiểm nhất đối với con người. Sự nguy hiểm của chúng thể hiện ở chỗ, một khi đã cắn vật nào đó, chúng sẽ cắn nát và giay nghiến đến chết mới chịu buông tha.
Tổ tiên là giống chó hung dữ bậc nhất. Nhưng qua nhiều quá trình lai tạo và thuần hóa, những chú chó Pitbull ngày nay độ hung dữ đã giảm đi rất nhiều. Thực tế, có những vụ chó Pitbull vô cớ tấn công con người, nhưng đó chỉ là số ít và chỉ xảy ra với những chú chó không được huấn luyện và dạy dỗ từ nhỏ.
Tuy nhiên, chó Pitbull nguy hiểm là sự thật. Bản tính sát thủ trong chúng luôn tồn tại. Bạn không nên cố ý chọc tức hay đánh đuổi giống chó này. Khi đã nuôi, bạn phải chấp nhận những rủi ro trong quá trình đào tạo và huấn luyện. Tốt nhất, khi chưa có kinh nghiệm, bạn không nên chọn nuôi chó Pitbull.

Môi trường sống của chó Pitbull

Pitbull cần được sống tại những nơi có không gian càng rộng lớn càng tốt. Chúng cần được chạy nhảy và luyện tập thường xuyên để thỏa mãn sức mạnh cơ bắp. Nếu bạn nuôi nhốt, chúng dễ bị kích động, có những hành vi mất kiểm soát, cực kỳ nguy hiểm.
Mỗi ngày, lượng thức ăn mà Pitbull tiêu thụ có thể gấp 2 đến 3 lần người trưởng thành. Đồng nghĩa với việc, chúng cần có nơi để giải phóng năng lượng. Bạn nên chú ý dành nhiều thời gian huấn luyện và cho Pitbull chạy nhảy hàng ngày. Có lẽ, cuộc sống trong thành phố đông đúc và náo nhiệt không thích hợp cho giống chó này.
Chó Pitbull - Nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc chú chó Pitbull 6
Nếu sống trong căn hộ hay chung cư, bạn phải bỏ ngay suy nghĩ muốn nuôi chó Pitbull. Giống chó này không phù hợp với những nơi đông người hay chật chội. Chúng có thể tấn công khi có quá nhiều người vây quanh hoặc cắn phá đồ đạc khi bị nhốt trong nhà. Môi trường sống cũng quyết định phần nào tính cách của chó Pitbull. Tránh cho chúng sống ở môi trường có quá nhiều sự thù địch.

Thức ăn cho chó Pitbull

Pitbull là dòng chó chiến, hay vận động mạnh nên thức ăn cho chúng cần cung cấp một lượng đạm rất lớn. Loại thịt chó Pitbull thích ăn là thịt bò – nhiều đạm nhưng ít béo, cực kỳ phù hợp. Mỗi bữa, chó Pitbull có thể ăn 1-2 cân thịt bò. Để nuôi được giống chó này đòi hỏi bạn phải có kinh tế. Chỉ riêng tiền thức ăn đã tốn của bạn không dưới 50 triệu / năm.
Ngoài thịt bò, bạn có thể cho Pitbull ăn theo khẩu phần 12 chiếc cổ gà mỗi ngày, chia thành 2 bữa. Đây là thực đơn khuyến nghị nên dành cho những dòng chó chiến, giúp phát triển rất tốt các bó cơ, lại có thể luyện tập cơ hàm rắn chắc khi nhai. Bạn chỉ cần luộc sơ qua rồi cho Pitbull ăn là được.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các chất dinh dưỡng khác cho Pitbull bằng các thực phẩm: nội tạng, trứng vịt lộn, thịt lợn, rau củ quả, tôm, cua, … Bạn có thể cho Pitbull ăn cơm, nhưng thịt bò mới là thức ăn chính và bắt buộc phải cung cấp mỗi ngày. Chó Pitbull cũng không thích ăn đồ nước.
Bạn có thể xem chi tiết thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho Pitbull trong từng giai đoạn tại: “Thức ăn cho chó Pitbull trong từng giai đoạn – Có nên cho Pitbull ăn thức ăn khô?”.

Huấn luyện chó Pitbull

Những trường hợp chó Pitbull cắn hay tấn công con người đều do chúng không được huấn luyện bài bản ngay từ khi còn nhỏ. Pitbull bẩm sinh đã mang trong mình bản năng sát thủ mạnh mẽ, bạn cần dạy cho chúng biết cách giao tiếp và ứng xử đúng mực với con người. Cho chúng hiểu bạn là chủ và chúng bắt buộc phải tuân theo mệnh lệnh của bạn.
Một số bài huấn luyện nghe lời cơ bản dành cho Pitbull:
Huấn luyện Pitbull không được lại gần bất kỳ ai khi chưa được cho phép: Chó Pitbull dễ hưng phấn và bị kích động khi nhìn thấy nhiều người. Nhất là khi họ chạy nhảy hay nô đùa trước mặt chúng. Pitbull có thể tấn công vì nghĩ họ nguy hiểm. Bạn cần huấn luyện chúng chỉ được phép lại gần đám đông khi bạn cho phép.
Huấn luyện các động tác ngồi, nằm, bắt tay: Mục đích của việc huấn luyện là giúp chó Pitbull biết cách nghe và tuân theo mệnh lệnh của bạn. Tạo cho chúng phản xạ có điều kiện ngay khi bạn ra lệnh.
Huấn luyện Pitbull đi theo chủ: có tác dụng kiểm soát chó Pitbull, không cho chúng chạy nhảy tự do. Có tính kỷ luật cao, giúp bạn quản lý chó Pitbull khi ra ngoài.

Cách nuôi chó Pitbull hiệu quả

Chế độ tập luyện của chó Pitbull

Bạn nên cho Pitbull tập luyện hàng ngày để chúng phát triển thể lực cũng như cơ bắp. Đồng thời, giải phóng năng lượng thừa, tránh phá phách. Nên tập luyện ít nhất từ 1-2 tiếng mỗi ngày ngay từ khi chó Pitbull con được 5 tháng tuổi. Đơn giản nhất, bạn có thể cho chúng gặm xương ống chân bò để luyện tập cơ hàm chắc khỏe hơn.
Một số bài tập thể lực dành cho chó Pitbull:
Chạy bền: quấn xích vào cổ, cho chúng chạy theo xe máy từ 5-6km mỗi ngày.
Kéo lốp xe: buộc lốp xe vào phần thân bắt chúng kéo. Ban đầu, có thể dùng lốp xe máy. Sau tăng dần độ khó bằng lốp oto. Dần dần chuyển qua kéo xe, …
Đi bơi: có thể cho chó Pitbull đi bơi tại các sông, hồ quanh khu vực bạn ở.
Tập tạ: Buộc tạ vào 4 chân và bắt chúng di chuyển. Tăng dần khối lượng của quả tạ theo độ tuổi.
Nhảy cao: có thể buộc thịt bò lên cao, kích thích chúng nhảy lên cắn, phát triển phần cơ đùi săn chắc.
Một số bài tập phát triển cơ hàm cho chó Pitbull:
Dùng răng kéo lốp xe: Hoàn toàn dùng cơ hàm để kéo. Nên dùng lốp xe oto là phù hợp.
Đu mình bằng hàm: cho chó Pitbull cắn vào một vật nào đó trên cao. Giữ chúng đu mình trên đó 25-30 phút mỗi lần tập.
Cho cắn thân cây: Bạn có thể để thịt bò trong giữa thân cây. Chó Pitbull tham ăn sẽ cắn nát cây đó để lấy đồ ăn. Đây là cách để chúng luyện tập cơ hàm và gia tăng lực cắn.

Chăm sóc chó Pitbull

Khi nuôi giống chó cơ bắp như Pitbull, việc khó nhất là huấn luyện, việc chăm sóc thì quá dễ dàng. Bạn chỉ cần tắm cho chúng 1 tháng / lần đối với Pitbull chó con. Còn chó Pitbull trưởng thành, bạn nên để chúng tự tắm bằng cách cho đi bơi thường xuyên.
Giống chó này không đòi hỏi phải chăm sóc lông như những dòng chó cảnh khác. Bộ lông của chúng siêu ngắn và cũng ít khi rụng. Bạn tuyệt đối không nên lấy lược chải lông cho Pitbull. Chúng có thể hiểu lầm bạn cầm dao và tấn công ngược lại bạn.
Pitbull cũng không thể chịu được thời tiết nắng nóng tại Việt Nam. Nếu thấy chúng có biểu hiện thở bằng mồm, bạn nên tìm cách hạ nhiệt xuống. Nếu nóng quá, chó Pitbull có thể phát điên và không kiểm soát được hành động của mình, rất nguy hiểm cho những người xung quanh.
Ngoài ra, bạn nên chú ý tiêm phòng đầy đủ cho Pitbull ngay từ khi còn nhỏ để phòng tránh một số bệnh nguy hiểm như: pravo, care, … Chó Pitbull đủ 6 tháng tuổi thì nên bắt đầu tiêm phòng dại, lặp lại mỗi năm một lần. Bệnh dại rất hay gặp ở chó Pitbull.

Một số lưu ý khi nuôi chó Pitbull

Nên nuôi chó Pitbull từ nhỏ để chăm sóc, huấn luyện, hình thành tình cảm và lòng trung thành với chủ nhân.
Nên dùng rọ mõm mỗi khi ra ngoài. Nếu bạn chưa thể kiểm soát chúng bằng lệnh thì cần dùng thêm dây xích.
Không nên cho Pitbull chơi cùng trẻ em. Nhất là những đứa trẻ dưới 5 tuổi.
Tuyệt đối không được đánh đập trong lúc huấn luyện. Giống chó này rất lỳ đòn, bạn không thể dùng đòn roi để dạy dỗ, có thể phản tác dụng.
Chuồng nơi Pitbull ngủ, nghỉ nên đặt ở nơi yên tĩnh. Giống chó này có thể bị kích động, mất kiểm soát nếu nghe thấy tiếng động giữa đêm.

Các bệnh thường gặp ở chó Pitbull

Chó Pitbull có tuổi thọ từ 12-14 năm. Chúng sống khá khỏe mạnh. Tuy nhiên, giống chó này cũng dễ bị mắc một số bệnh nguy hiểm dưới đây:
Chứng loạn sản xương hông: Nguyên nhân do chó Pitbull không được cung cấp đủ canxi, xương hông không thể phát triển bình thường, dẫn đến tật ở chân. Chó Pitbull không thể đi đứng bình thường. Bạn có thể hạn chế bệnh này bằng cách cung cấp đủ canxi và kiểm soát cân nặng của chó Pitbull.
Bệnh dị ứng thức ăn: Một số ít chó Pitbull dễ bị dị ứng khi ăn các loại thực phẩm nhiều tinh bột như: ngũ cốc, khoai, ngô, sắn, … Nếu cho ăn mà thấy chúng có triệu chứng như: bỏ ăn, nổi mụn đỏ, gãi thường xuyên thì nên loại bỏ khỏi thực đơn.
Bệnh về da: các bệnh liên quan đến da ở chó Pitbull như: ghẻ, dị ứng, bọ chét, … Bạn nên vệ sinh kỹ các ngóc nghách trong cơ thể chó Pitbull như: lỗ tai, kẽ ngón chân, nách chân, … Đó là những nơi trú ẩn thường xuyên của các loại nấm và vi khuẩn.
Bệnh dại: Nếu không được tiêm phòng đầy đủ, chó Pitbull rất dễ mắc bệnh dại. Tiêm phòng là cách duy nhất để phòng tránh bệnh này.

Giá của chó Pitbull trên thị trường

– Pitbull lai được bán với giá từ 1-3 triệu đồng.
– Pitbull thuần chủng sinh tại Việt Nam có giá từ 7-9 triệu.
– Pitbull nhập từ Thái, đảm bảo có đầy đủ giấy tờ, gia phả, sổ khám chữa bệnh, sổ tiêm phòng thì cần bỏ ra số tiền từ 10-20 triệu.
– Pitbull thuần chủng nhập từ Mỹ, cung cấp đầy đủ giấy tờ, gia phả thì mức giá khá cao, hơn 100 triệu. Với những chú chó tham gia cuộc thi chó ở Mỹ và đạt giải cao sẽ có mức giá dao động từ 300 triệu đến 600 triệu.
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến chú chó Pitbull do baokhuyennong.com tổng hợp và chia sẻ với các bạn. Nếu như các bạn đang có ý định nuôi một em thì hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin về em ấy trước khi đón em về chung một nhà bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *