Cây Ba Kích – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc

Cây ​Ba kích là một loài thảo dược quý mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Trong Đông y, vị thuốc này được dùng trong rất nhiều bài thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Ba Kích, cùng theo dõi nhé!

Giới thiệu chung về cây Ba Kích

Cây ba kích (Morinda officinalis How.), họ Cà phê (Rubiaceae), là cây mọc hoang ở một số nơi thuộc rừng núi phía Bắc nước ta như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên… Hiện nay, đã có nhiều nơi trồng ba kích thành công để lấy nguyên liệu phục vụ cho yêu cầu làm thuốc trong nước.

Cây Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 1

Là loại dây, leo bằng thân quấn, thân non có màu tím, cành non có cạnh, lá mọc đối, dầy và cứng, cuống ngắn, màu xanh lục. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín có màu đỏ.

Sau khi thu hoạch, rễ cây cần được chế biến sơ bộ, rửa sạch, phơi khô se, đập nhẹ cho bẹp, bỏ lõi, rồi cắt thành đoạn 3 – 5 cm, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tùy theo yêu cầu, có thể tiến hành chích rượu, chích muối ăn, chích cam thảo.

Rễ ba kích

Rễ cây chứa các thành phần anthraglucosid: tectoquinon, rubiadin… các iridoid: asperulosid, monotropein, morindolid…. Các β-sitosterol, oxositosterol…, các lacton, các muối vô cơ: Mg, K, Na, Cu, Fe, Co…

Vị thảo dược quý này có tác dụng kéo dài thời gian bơi của chuột. Còn có tác dụng chống viêm. Với hệ nội tiết, nó có tác dụng làm tăng cường hiệu lực của androgen. Nước sắc ba kích làm tăng nhu động ruột, hạ huyết áp. Theo YHCT , ba kích có tác dụng bổ thận tráng dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Dùng trong các trường hợp phong tê thấp, chân tay nhức mỏi. Các trường hợp nội tiết, sinh dục yếu, với nữ muộn sinh do tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bụng dưới thường xuyên đau lạnh, khó thụ thai; với nam giới liệt dương, di tinh.

Liều dùng, ngày 9 – 12g, dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu. Không dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đi ngoài phân sống, kinh nguyệt sớm, rong kinh, phụ nữ có thai.

Cây Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 2

Một số chứng bệnh thường dùng ba kích

– Trị thận hư, di tinh, liệt dương: ba kích, thục địa, mỗi vị 12g, sơn thù du, kim anh, mỗi vị 10g, sắc uống, ngày một thang.

– Trị thận hư, đái dầm: ba kích, thỏ ty tử, sơn thù du, tang phiêu tiêu, mỗi vị 12g sắc uống ngày một thang.

– Trị đau lưng mỏi gối: ba kích, tục đoạn, cẩu tích, cốt toái bổ, đỗ trọng, mỗi vị 12g, sắc uống ngày một thang, hoặc có thể ngâm rượu ba kích, như sau: Ba kích chế 1000g, trần bì (sao vàng) 50g, tiểu hồi 20g, rượu trắng 350 3 lít, ngâm 1 tháng. Độ vài ngày lại lắc hoặc quấy một lần, gạn lấy dịch rượu ngâm, bảo quản trong một lọ riêng, nút kín. Tiếp tục lặp lại lần 2, lần 3 gộp dịch các lần ngâm. Có thể uống ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Cây Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 3

Lưu ý khi sử dụng ba kích

Có thể thấy, ba kích mang tới khá nhiều tác dụng cho nam giới cũng như sức khỏe của con người nói chung. Tuy nhiên, khi sử dụng ba kích, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau đây để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn:

  • Các trường hợp không nên dùng ba kích: Nam giới mắc chứng khó xuất tinh, tinh trùng kém; phụ nữ mang thai và cho con bú; người có tiểu sử mắc bệnh tim mạch; người bị xơ gan, viêm gan, viêm dạ dày, viêm thận, lao phổi hay viêm ruột kết…; người mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị…; người có các vấn đề về tiêu hóa…
  • Khi ngâm ba kích, bạn tuyệt đối phải bỏ lõi để tránh tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, đồng thời không gây ra những tác dụng không mong muốn như thận hư, liệt dương…
  • Không nên lạm dụng hoặc tự ý kết hợp ba kích với các dược liệu khác vì rất có thể gây nên những tác dụng không mong muốn như: Tim đập nhanh, dồn dập, chóng mặt, buồn nôn, liệt dương…, thậm chí là tử vong.

Uống rượu ba kích có tác dụng cường dương không?

Rượu ba kích có tác dụng gì? Trong Dược học cổ truyền, nguyên liệu ba kích được xếp vào nhóm thuốc bổ dương, có vị cay ngọt, tính ấm, có công năng chủ trị bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược dẫn đến di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm… Do đó, nhiều người truyền tai nhau về tác dụng rượu ba kích trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông.

Tuy nhiên, ba kích có thể phản tác dụng nếu người dùng không biết cách ngâm rượu ba kích đúng. Sai lầm phổ biến nhất khi ngâm rượu từ cây ba kích là ngâm cả lõi độc. Bên cạnh đó, người dùng thường mua nhầm phải rượu ba kích trôi nổi, có bỏ thêm các loại thuốc kích dục. Điều này khiến người dùng lâm vào những tình cảnh “dở khóc dở cười”.

Đặc biệt, ba kích chỉ là vị thuốc bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để. Nếu muốn dùng ba kích để cường dương phải được bốc kèm với một số vị như dâm dương hoắc, đỗ trọng…

Cây Ba Kích - Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc 4

Đối tượng nào không được dùng ba kích?

Mặc dù ba kích có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng đây không phải là loại dược liệu có thể dùng cho mọi đối tượng. Theo đó, rượu ba kích không phù hợp với những người mắc bệnh khó xuất tinh hay tinh trùng yếu, người có tiền sử bệnh tim mạch, người bị xơ gan, viêm thận mạn, người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt, người già…

Những đối tượng khác không nên dùng rượu ba kích gồm:

  • Người có bệnh lý huyết áp thấp. Vì ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu tự ý dùng và dùng vô tội vạ thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai, người cho con bú
  • Người bị tiểu buốt, khó tiểu
  • Những người chuẩn bị phẫu thuật.

Những lưu ý khác khi dùng ba kích ngâm rượu

Rượu ba kích tráng dương chỉ an toàn và phát huy hiệu quả khi được ngâm phối với các vị thuốc khác. Việc phối thuốc tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc, tuổi tác và sức khỏe của người dùng. Tuyệt đối không nên tự ý dùng hay dùng quá liều.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe thì khi dùng ba kích cần chú ý những điều sau:

  • Không ngâm rượu ba kích khi nguyên liệu còn tươi.
  • Ba kích phải được bỏ vỏ, bỏ lõi. Nhất là phần lõi vì đây là phần có thể gây nhức mỏi và ngộ độc cho người sử dụng.
  • Rượu ba kích được xem là “con dao hai lưỡi”. Nếu muốn tận dụng tác dụng của loại rượu này để cường dương hay bồi bổ sức khỏe, bạn cần có được sự hướng dẫn chi tiết của thầy thuốc hoặc bác sĩ y học cổ truyền.

Kỹ thuật trồng cây Ba Kích

Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Sau trồng cần phải cắm cọc cho Ba kích leo lên.

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình

Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần. Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ba Kích

Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50%

Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ba Kích

Cây Ba Kích ít khi bị bệnh. Tuy nhiên có thể xuất hiện một số bệnh như lở cổ rễ, vàng lá trong điều kiện thâm canh cao. Thường sử dụng thuốc Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Rắc vôi bột xung quanh luống để chống kiến, dế.

Thu Hoạch và Bảo Quản

– Sau khi trồng khoảng 3-5 năm, có thể đào để lấy củ vào các tháng mùa đông là tốt nhất. Chú ý khi thu hoạch cần kết hợp lấy dây thân làm hom giống. Dùng cuốc lấp kín đất vào gốc cây vừa khai thác để mọc thành bụi mới.

– Củ thu hoạch về cần phân làm 3 loại.

Loại A: đường kính củ từ 1,2 cm trở lên;

Loại B: đường kính củ từ 0,8 – 1,1 cm trở lên;

Loại C: đường kính củ nhỏ hơn 0,8 cm. – Sau khi thu hoạch, rửa sạch đất, tước bỏ phần lõi cứng của củ rồi đem phơi khô để cất giữ lâu dài.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh, cách trồng và chăm sóc Cây Ba Kích do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ba kích là gì cũng như nắm được những công dụng của ba kích đối với sức khỏe nam giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *