Một số năm trở lại đây, nước ta xuất hiện khá nhiều những loại cây trồng mới, có thể kể đến như cây mít ruột đỏ, cây ổi không hạt… và một loại cây nữa cũng đang thu hút được khá nhiều người đó là cây cam cara, hay giống cam ruột đỏ không hạt. Loại cam này có hình thái đẹp mắt và đặc biệt rất thơm ngon. Vậy bạn đã biết gì về giống cây cam cara ruột đỏ này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng đi tìm hiểu về đặc điểm và cách trồng chăm sóc nó nhé.
Cam cara ruột đỏ là gì?
Cây giống Cam Cara ruột đỏ là giống cam không hạt, dễ bóc, dễ ăn. Ruột của cam có màu đỏ, có vị ngọt dịu đặc biệt, vị chua nhẹ, hương thơm của cam ruột đỏ dễ làm người ta liên tưởng đến hương bưởi, thậm chí là cà rốt.
Đặc điểm nổi bật của giống cây cam cara
Cây cam cara hay còn gọi là loại cam ruột đỏ không hạt, gọi với cái tên như vậy đơn giản là phần ruột của cam có màu đỏ và hoàn toàn không có hạt. Cam có xuất xứ từ vùng Valencia và năm 1987 đã được du nhập vào Mỹ, sau đó là sang Úc và hiện nay đã tới Việt Nam. Cây được trồng ở nhiều vùng nước ta và một số vùng cây cam này chính là cây trồng kinh tế đem lại năng suất cao.
Cây cam cara này là cây trồng thuộc loại cây thân gỗ, cây cũng không quá cao và phân nhánh nhiều. Thân cây có mày nâu xám. Lá cây cam cara có màu xanh nhẵn, phiến lá bóng và mép lá nguyên. Hoa cam có màu trắng và ra tập trung ở đầu cành chính vì thế quả cũng sẽ ra ở đầu cành. Với những quả khi còn non sẽ có màu xanh bóng nhưng khi già thì nó lại dần chuyển sang màu vàng, nhìn rất đẹp mắt. Quả cam có kích thước khá lớn, trung bình mỗi quả sẽ nặng khoảng 200gr nhưng cũng có quả lớn hơn, nhỏ hơn.
Khi bóc quả cam ra ta sẽ thấy bên trong cây cam cara có một màu đỏ, phần ruột hoàn toàn là màu sắc này, hương vị của cam thì vô cùng thơm ngon, hấp dẫn bạn có thể ăn luôn hay vắt nước uống đều được. Đảm bảo khi đã được ăn thứ quả này bạn sẽ nhớ mãi, nó luôn đọng lại thứ hương vị trên đầu lưỡi vô cùng hấp dẫn. Nếu như bạn nhắm mắt mà thưởng thức trái này thì sẽ lầm tưởng chúng như một trái bưởi vậy chính là bởi cái mùi hương làm ngây ngất lòng người.
Một đặc điểm khiến cho cây cam cara được nhiều người yêu thích chính là khả năng ra quả quanh năm của nó. Vì thế nó sẽ không tạo sức ép cho người trồng về thời vụ thu hoạch trái. Với những cây trồng 4 năm thì năng suất có thể đạt 8 tấn/ha, còn nếu từ năm thứ 5 trở đi con số này có thể đạt đến 15 – 20 tấn/ha.
Công dụng của cây cam cara
- Với cây cam cara này bạn có thể sử dụng quả của nó để ăn trực tiếp hoặc vắt nước uống đều được. Không những thế, trong quả có chứa một làm lượng dinh dưỡng lớn nên cam cara càng được nhiều người lựa chọn hơn nữa.
- Nó có tác dụng chống oxy hóa cho cơ thể, ngăn ngừa một số bệnh hiệu quả như bệnh ung thư vú, bệnh ung thứ tử cung…
- Hàm lượng vitamin C trong cây cam cara còn nhiều hơn loại cam thường nên sẽ cung cấp cho cơ thể bạn được đầy đủ nhất,
- Lượng axit lại ít hơn nên cho dù bạn có lỡ yêu thích nó mà ăn quá nhiều thì cũng không hề có cảm giác ợ chua, nóng đâu nhé.
Kỹ thuật trồng cây cam cara ruột đỏ
Tiêu Chuẩn Chọn Giống
Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Phân Bón Lót:
Cây cam này có khả năng thích nghi khá tốt với khí hậu của nước ta, cây có tốc độ sinh trưởng khá và khi đã trưởng thành thì năng suất cho quả ổn định. Về kỹ thuật chăm sóc cũng không quá khó khăn cũng tương tự như những loại cam truyền thống ở nước ta như cam sành, cam vinh…
Kỹ Thuật Trồng Cây Cam Cara
Hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng, Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng). Chú ý: Khi cây còn nhỏ, chưa giao tán, nên trồng quanh cây đậu đỗ để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và dùng làm phân cải tạo đất.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cam Cara
Kỹ thuật chăm sóc định kỳ
Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Cam Cara:
Sau một tháng cây hồi phục dùng nước phân lợn hoặc nước giải đã ủ pha loãng 10 lần với nước lã hoặc nước phân đạm 1%, 15-20 ngày tưới 1 lần. Bón phân thời kỳ thiết kế cơ bản (sau trồng 1-3 năm). Lượng phân bón cho 1 cây: 10kg phân chuồng + 100g ure + 300g supelân + 100g kali Cách bón: tháng 9, tháng 11 bón 100% hữu cơ + 100% lân; từ ngày 15/1 đến 15/3: 40% urê + 40% kali (nhằm thúc cành xuân); tháng 5 bón: 30% urê + 30% kali; tháng 7-8 bón: 30% urê + 30% kali (bón cành thu) Bón phân thời kỳ kinh doanh (Từ năm thứ 3 trở đi): với cây vào kinh doanh từ tháng 11 hạn chế tưới nước và dùng thuổng hay mai xẻ xung quanh gốc, cách gốc 25-30cm. Chặt đứt rễ xung quanh, phơi gốc 10-15 ngày cho cây cằn, lá vàng hơi héo sau đó bón cho 1 cây từ: 10-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5-1 kg supe lân, bón quanh tán lấp kín phân.
Chú ý: Khi xén rễ phải dùng dụng cụ sắc, không làm xơ, dập rễ, lay động gốc ảnh hưởng đến cây, sau đó tưới giữ ẩm cho cây. Khi cây ra hoa kết quả tránh tác động vào gốc, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa, quả. Khi quả đã ổn định, dùng phân bắc, phân chuồng hoai mục hay đậu tương xay nhỏ (1kg/gốc) ngâm từ 10-15 ngày, pha loãng 5 lần tưới cho cây. Cứ 20 -25 ngày một lần tưới, bã ngâm vớt lên dải đều quanh tán lấp đất nhẹ. Có thể kết hợp dùng phân bón qua lá phun theo nồng độ khuyến cáo vào các tháng 3,5,6,8 và luôn giữ ẩm cho cây.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Cam Cara
a. Sâu vẽ bùa: Phá hại quanh năm nhất là từ tháng 4 đến tháng 10.
– Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 – 2 lần bằng 1 trong các loại thuốc sau đây: Sumisizin pha đồng độ 0,1%, Decis pha nồng độ 0,1%, Sherpa pha nồng độ 0,1% Padan pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Nicotex, Supracide nồng độ 0,1-0,2%.
b. Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa Đông và mùa Xuân phá hoại cành lá non và quả.
– Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: lưu huỳnh vôi (Vụ Hè Thu: 0,2-0,30 Bô mê, Vụ Xuân: 0,5 – 10 Bômê), Kentan pha nồng độ 0,1%, Danitol – S 50EC pha nồng độ 1%, Monocrotophos 56% pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Methamidsphos 600 dạng nước nồng độ pha 0,2%.
c. Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ tháng 5 và tháng 6. Trên 1 cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 – 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.
– Phòng trừ: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm, rạ, Ofatox pha nồng độ 0,1% quất chặt thâ cây và cành to, khi xén tóc chiu ra gặp thuốc sẽ chết.
+ Trừ sâu non: Dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc SumisiZin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100, Monito nồng độ 0,2% vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lại.
d. Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam, quýt hiện nay.
– Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc Bassa 50EC (pha nồng độ 0,2%) Applaud – Mipcin pha nồng độ (0,2%), Shrezol pha nồng độ 0,2% phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ).
e. Ruồi đục quả: Dùng bẫy bả để diệt là chủ yếu. Pha Methyl. Euzennol loãng cùng với Nales 5% bôi vào mặt cắt quả cam, quýt đổ bôi lên cây dẫn dụ và diệt ruồi đực, ngoài ra có thể phun Dipterex 0,05%.
f. Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri hại lá, cành, quả, gai, lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể rụng nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thối.
– Phòng trừ:
- Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ cành bị bệnh đem đốt.
- Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non.
- Phun 1 trong các loại thuốc: Booc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,5 – 1%, Casuran nồng độ 1%.
Thu Hoạch và Bảo Quản
Thời điểm: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ mầu xanh sang màu vàng khoảng 20-30 diện tích vỏ quả. Cần thu hoạch đúng thời vụ để tạo cho cây phân hóa mầm hoa tốt, thu hái quả vào những ngày râm mát.
Kỹ thuật: Dùng kéo chuyên dụng cắt cuống quả, thu hái quả nhẹ nhàng tránh tổn thương cơ học. Quả được cho vào thùng hoặc sọt có lót giấy, xốp, vận chuyển về nơi tập kết để phân loại, lau khô vỏ quả và tiến hành xử lý bảo quản.
Bảo quản trong hòm gỗ phủ lá chuối khô: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, xếp vào giữa hòm, khoảng cách các quả được chèn bằng lá chuối khô, đậy nắp giữ kín gió.
Bảo quản trong túi nilon đục lỗ: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, cho vào túi nilon đục lỗ để nơi thoáng mát.
Để trồng cây cam cara bạn chỉ cần chú ý một số điểm sau
Khi mua giống cây cam thì nên chọn địa chỉ uy tín, chuyên bán giống cây trồng để đảm bảo cam cho chất lượng tốt nhất. Nếu mua với số lượng lớn để trồng thành vườn cam thì nên chọn những cây có kích thước và tuổi đời tương đồng nhau để cây phát triển đồng đều nhất không làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng cũng tiện cho quá trình chăm sóc.
- Về đất trồng cây: thì loại đất thích hợp nhất là đất pha cát hay loại đất đỏ bazan, loại đất này có đặc điểm là tơi xốp, thoáng khí nên rất thích hợp để cam cara phát triển và sinh trưởng.
- Nhiệt độ sinh trưởng của cây: Nhiệt độ từ 20 – 35 độ C được cho là nhiệt độ lý tưởng nhất để cây cam cara phát triển, cho chất lượng quả tốt.
- Cây cam cara cho quả quanh năm nhưng muốn trồng thì nên chọn thời điểm tháng 4 – tháng 6 vào mùa mưa như thế sẽ đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt khi bắt đầu bước vào mùa khô.
- Nước tưới: Cam này cũng cần cung cấp lượng nước đủ, để đảm bảo cho quá trình phát triển mà ta nên tưới nước đúng thời điểm ví dụ như vào mùa mưa thì tưới nước ít hơn mùa hanh khô. Khi cây bắt đầu cho quả thì nên tưới nước nhiều hơn một chút thì quả mới mọng nước và thơm ngon.
Xem thêm: Cây chanh vườn – Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh
Kết
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin liên quan đến cam cara ruột đỏ và cách chăm sóc loại cây ăn quả nay. Hy vọng rằng với những thông tin về cây cam cara chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về cây cam này rồi đúng khồng nào!