Hoa lan đại châu là một loài hoa tuyệt đẹp, loài hoa này không chỉ có vẻ đẹp ngất ngay mà còn có rất nhiều ý nghĩa phong thủy. Nếu như bạn đang có hứng thú với loại hoa này thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin về cách chăm sóc bạn nhé!
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan đai châu
Hoa phong lan Đai Châu là một loại hoa bản xứ có mặt tại nhiều vùng rừng núi ở Việt Nam. Nó có tên khoa học là Rhynchostylis, có hoa dạng chùm nhỏ xinh và rất thơm, điều đặc biệt là nó lại cho hoa vào đúng dịp tết Nguyên đán. Ở nước ta, hoa phong lan đai châu có các tên gọi khác nhau tuỳ vào vùng miền. Miền Bắc gọi là Đai Châu ( Tai Trâu) , miền trung gọi là Nghinh Xuân, miền Nam lại gọi là Ngọc Điểm.
Đặc điểm nổi bật của hoa lan đai châu
Hoa phong lan Đai Châu rừng có hoa là những chùm màu trắng tím rủ xuống. Hoa có mùi hương nhẹ nhàng, dịu dàng khiến người chơi hoa cảm thấu rất dễ chịu. Trong đêm giao thừa, trên bàn thờ tổ tiên, ta nên chuẩn bị một vài chậu hoa lan đai châu thì thật là quốc hồn, quốc tuý. Thêm vào nữa, hoa nở rất bền, có thể từ 30 đến 45 ngày tuỳ chế độ tưới tắm cũng như việc chăm sóc lan Đai Châu của người trồng. Đây là loại hoa bản xứ nên hoa có sức chịu đựng rất tốt, do vậy cách chăm sóc hoa lan đai châu cũng khá đơn giản.
Hiện nay, bạn có thể nhìn thấy trên thị trường có rất nhiều màu sắc như : trắng, trắng tím, bò sữa, đỏ…. Đây là dòng đai châu công nghiệp được nghiên cứu và phát triển dựa trên cấy mô, đặc điểm của loại này là đa dạng về màu sắc, cây khỏe dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên về mùi hương thì không thể thơm như lan đai châu rừng.
Đặc điểm sinh trưởng của hoa lan đai châu
Lan Đai Châu là cây Lan chịu hạn khá tốt, nhưng nó thích ẩm, ẩm độ càng cao, rễ càng mọc nhanh và phát triển rất tốt, ẩm độ lý tưởng 40 – 70%. Tuy nhiên phải nhớ Ngọc điểm là loại Lan độc trụ vì thế giá thể phải thật thoáng. Rất đơn giản chỉ cột chặt cây Lan vào một cây tựa đặt vào chậu khoảng 3 cục than gỗ thật to là đủ. Nếu không có than có thể đặt vào miếng ngói cong hoặc trồng trực tiếp lên khúc gỗ vú sữa, gỗ nhãn, gỗ hồng xiêm, gỗ vải.
Ngọc điểm có thể trồng rất tốt trên các loại giỏ gỗ lũa ( Phonglananhduc.com có bán loại giỏ gỗ trồng lan này ) hay các thân cây sống hoặc chết.
Chính do cấu tạo giá thể thoáng nên ta có thể tưới nước cho Ngọc điểm 2 lần/ngày vào mùa mưa 3 lần/ngày vào mùa khô, mùa nghỉ của Lan chỉ tưới nước 1lần/ngày cho cây đủ sống.
Mùa nghỉ thực tế của cây Lan Đai Châu nên bắt đầu sau khi cây tàn hoa và kéo dài cho đến khi rễ mới xuất hiện lúc mùa mưa bắt đầu.
Ngọc điểm là loại Lan ưa sáng 60%, ánh sáng trực tiếp dễ làm cây bị bỏng lá, cường độ ánh sáng thay đổi từ 15.000 – 20.000 1m/m2. Tuy nhiên, nếu cây Lan được trồng trong điều kiện quá rợp, cây tăng trưởng chậm và yếu ớt, bộ rễ phát triển kém, cây khó ra hoa. Nhưng sự ra hoa của Lan Ngọc điểm không phải do ánh sáng nhiều hay ít, nắng hay rợp, tất cả là do thời gian chiếu của ánh sáng trong ngày. Vì thế cây Lan Ngọc điểm chỉ nở hoa vào dịp tết âm lịch, tức vào thời điểm trong năm có ngày ngắn đêm dài. Theo kinh nghiệm của Phong Lan Anh Đức, chúng tôi che 2 lớp lưới vào mùa nắng và 1 lớp lưới vào mùa mưa để đảm bảo độ ẩm cũng như ánh sáng cho cây phát triển tốt nhất
Giá thể dùng để trồng lan đai châu rừng
Lan Ngọc Điểm rừng là một loài hoa phong lan khá dễ trồng, khoẻ, và cách trồng lan đai châu rừng khá đơn giản, không phức tạp. Chính vì thế, giá thể trồng lan Ngọc Điểm cũng không cần cầu kì, phức tạp. Lan Ngọc Điểm rừng có thể trồng trên tất cả các giá thể trồng các loài lan khác.
Nhưng trồng như thế nào và sử dụng giá nào là tuỳ thuộc vào điều kiện và sở thích của người chơi lan. Nhưng thông thường và cách trồng lan Ngọc Điểm rừng được hầu hết các nghệ nhân sử dụng là ghép lan Ngọc Điểm rừng vào các khúc gỗ có hình dáng đẹp như gỗ cây, gỗ lũa… Bạn nên chọn những khúc gỗ nhỏ để có thể treo trên giàn lan. Còn những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng để giữ cho vững.
Nếu sân chơi lan của bạn rộng, thoáng, có thể là sân biệt thự hay một mảnh vườn riêng để trưng bày lan thì bạn nên đặt một vài chậu lan Ngọc điểm rừng cạnh những cây cổ thụ và một vào cây bon sai. Sự kết hợp như thế tạo nên sự hài hoà, hợp lý. Cách trồng lan Ngọc điểm rừng có thể đơn giản hơn bằng cách trồng trong chậu nhựa với than củi trộn với rơm cọng nhỏ. Theo lẽ thông thường, các giống lan đai châu rừng có nguồn gốc tự nhiên sẽ được trồng và ghép vào các khúc gỗ, còn các giống đai châu công nghiệp thường được trồng trong các chậu.
Cần lưu ý một chút đối với các giá thể trồng lan đai châu. Nếu bạn chọn ghép lan đai châu vào gỗ thì bạn nên chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc gỗ vú sữa là tốt nhất. Còn dùng chậu thì bạn nên chọn chậu bằng đất nung hoặc chậu gỗ trồng bằng than củi kết hợp với rơm cọng nhỏ hoặc vỏ thông.
Cách trồng lan đai châu
Chọn cây giống.
Bảo quản lan Đai Châu khi mua từ rừng về
Khi cây khai thác từ rừng về, trải qua các quá trình đóng gói, vận chuyển cây rất dễ bị tổn thương. Cho nên ta phải biết cách bảo quản đúng cách hạn chế được nhửng rủi ro nhất cho cây. Ta có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: xếp từ 3-5 cây bó thành từng bó nhỏ sau đó treo ngược cây vào nơi có mái che kín ta có thể cho quạt để quạt hết hơi nước bám vào cây nếu diện tích hẹp ta treo theo hàng dọc còn nhiều diện tích ta treo theo hàng ngang ( treo ngược có tác dụng tránh nước đọng vào nách lá dẫn đén thối lá ngọn, và không làm lá bị vặn vẹo khi cây mất nước). Không tưới nước sau 2-3 ngày tiếp theo. Quan sát kỹ xem có hiện tượng thối lá hay không. Nếu cây có hiện tượng thối lá ta phải xử lý ngay, cách ly những cây thối để riêng không treo cùng cây khỏe vì bệnh thối lá rất rễ lây lan. Những cây bị thối ta xử lý bằng cách cắt sâu vào phần thịt cách đoạn thối khoảng 1-1,5cm sau đó dùng giấy ăn lau khô vết cắt sau đó ta có thể dùng vôi tôi, dung dịch keo liền vết thương bôi kín vết cắt sau đó treo riêng có thể dùng quạt điện quạt cho hết hơi nước môi trườngphải khô hoàn toàn. Nếu môi trường còn ẩm cây vẫn sẽ bị thối tiếp. Sau 3 ngày thì ta đem treo ở nơi thoáng ẩm.
Bước 2: sau 3 ngày ta dùng thuốc trị nấm như RIDOMIL, hoặc các loại thước có chứa gốc đồng sunfat pha theo tỉ lệ 25g/15lit nước khuấy đều và phun đều cho cây. Sau khoảng 5-7h ta có thể bổ sung nước
Bước 3:Tưới hàng ngày tốt nhất là sau 3 tiếng ta tưới 1 lần để cây đủ lượng nước, chú ý thời gian này ta không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cây sẽ có hiện tượng vàng lá và sau đó rụng lá. Mà lan đai châu 1 năm ngoài Bắc chỉ ra được3-3,5 lá cho nên càng giữ được nhiều lá xanh càng tốt.
Bươc 4: Hôm sau ta pha thuốc kích thích ra rễ như NAA, ATONIX , dung dịch B1theo tỉ lệ ¼ muỗng cà phê thuốc ra rễ + 2 nắp nước B1 pha với 10 lít nước khuấy đều và phun lên cây sau khi tưới nước 20-30 phút. Sau 3-5 tiếng ta tưới nước bình thường. Sau 3-4 ngày phun thuốc 1 lần. Sau 18-20 ngày cây sẽ có hiện tượng ra rễ lúc đó ta mới đem cây ra ghép. Không nên để cây ra rễ quá dài mới ghép vì rất dễ làm hỏng đầu rễ và lại vừa khó ghép.
Kỹ thuật ghép lan Đai Châu lên giá thể
Đối với lan đai châu không kén chọn giá thể có thể ghép gỗ, ghép giỏ treo, ghép trụ tùy từng điều kiện mùa vụ để ghép tốt nhất vào khoảng từ tháng 3-8, mùa đông không lên ghép mà có thể treo ngược và chăm sóc qua mùa đến mùa xuân thì ghép . giá thể phải chưa sử dụng và chưa có hiện tượng mục nát. Cách ghép lan cũng rất quan trọng cho sự phát triển của cây cũng như thẩm mỹ cho nên khi ghép phải chú ý những điểm sau:
Ghép sao cho đúng chiều ( chú ý lan rừng khi ra hoa hướng nào thì ta đưa hướng đó ra phía ngoài vì nếu cho ngược sau này hoa ra sẽ không thoát khỏi kẽ lá để vươn ra ngoài và vừa không đảm bảo mỹ thuật.
Phân chia đều khoảng cách giữa các cây ta nên ghép ngọn nhỏ ở trên ngọn to xuống dưới vì sau này các cây ở trên sẽ nhận được nhiều ánh sáng và sẽ lớn nhanh hơn so với phía dưới. Sau đó ta treo trên giàn chú ý treo không được để gần nhau quá sẽ làm ảnh hưởng tới những cây phía dưới sau đó ta tưới nước bình thường cứ 3-5 tiếng ta tưới 1 lần bất kể mùa nào trong năm.
Giá lan đai châu ( Ngọc điểm, Nghi xuân)
Đối với lan đai châu công nghiêp
Có 2 loại lan đai châu công nghiệp môt loại vừa mới được nhập về từ Thái Lan hoặc Trung Quốc loại này chưa được thuần tại nhà vườn ở Việt Nam nên chưa quen với khí hậu cũng như thời tiết dẫn đến cây yếu khó nếu không được chăm sóc cẩn thận cây sẽ dễ nhiễm bênh và chết. Thường giá của loại này sẽ tính theo cây và số lá trên cây. cây bé có giá từ 15k đến 20k. cây lớn từ 3 đến 4 cặp lá có giá từ 90 – 120k. loại 6 – 7 cặp lá có giá từ 400 – 500k.
Loại còn lại là đã thuần tại nhà vườn có thể là 1 năm hoặc 2 năm giá của loại này sẽ phụ thuộc vào số năm thuần dưỡng cũng như số cặp lá có trên cây. từ 3 – 4 cặp lá giá từ 300k – 400k/ cây, loại 6 – 7 cặp lá có giá từ 700k – 800k / cây
Đối với lan đai châu rừng
Với dòng lan đai châu rừng bạn cũng có thể mua theo hàng kg vừa mới khai thác từ rừng về hoặc mua những cây đã thuần dưỡng lâu năm. Giá của hai loại này cũng khá khác nhau.
Đối với hàng rừng mới khai thác giá cũng sẽ tính theo loại bé từ 10 – 20 cây/kg giá khoảng 150k – 170k/kg. loại từ 7 – 10 cây /1kg giá khoảng 280 – 300k /kg, loại từ 3-4 cây / 1kg giá khoảng 450k – 500k /1kg
Lan đai châu rừng đột biến
Cách chăm sóc hoa phong lan Đai Châu chuẩn và hiệu quả
Về nhiệt độ và độ ẩm
Hoa phong lan đai châu là một loại lan chịu được nhiệt độ cao, có thể lên đến 100*F hay 38*C nhưng với điều kiện phải ở môi trường thoáng hơn bình thường và bạn cần phải tăng độ ẩm cho cây. Cách chăm sóc hoa phong lan đai châu tốt nhất là để nhiệt độ từ 26 – 30*C hoặc 60 – 90*F. Hoa lan đai châu chịu lạnh khá kém, bạn không nên để hoa chịu lạnh dưới 10*C. Vậy nên vào mùa đông phải đặc biệt chú ý đến cây, tránh để cây có bệnh. Lúc ấy cần chuyển cây đến một vị trí ấm hơn để tránh rát khiến nụ hoa bị chết, hoặc không thì cần phải che chắn cho cây thậy cẩn thận.
Hoa lan đai châu ưa độ ẩm cao phải từ 50 – 60%. Chính vì thế cách chăm sóc lan đai châu là phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho hoa. Cách chăm sóc hoa phong lan đai châu bằng cách tưới nước thường xuyên, hành ngày và cần chú ý với những ngày hè nắng gắt cũng như những ngày mùa đông hanh khô bạn nên tưới cho cây từ 2 đến 3 lần. Các nhà vườn thường tưới 4 đến 5 lần cho cây là cách tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột thì bạn vẫn cần tưới nước để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển
Độ thoáng và ánh sáng
Phân bón và thuốc trừ sâu
Để bảo vệ hoa lan đai châu tốt nhất, bạn nên phun thuốc chống nấm thường xuyên khoảng 1 lần/ tháng và đặc biệt khi thay đổi thời tiết, mưa nhiều cũng là thời kỳ thuận lợi cho bệnh phát triển, để tránh điều này chúng ta sẽ dung rezomin để phòng tránh thối cho cây.
Ngoài ra một bệnh nữa mà lan Đai Châu hay mắc phải là bị ruồi vàng châm gây bệnh cho lá. Để tránh điều này bạn cần sử dụng dung dịch thuốc đặc trị ruồi vàng đẻ bắt chúng tránh gây hại cho cây
.Còn đối với phân bón thì không cần sử dụng quá nhiều phân bón, chỉ cần một lượng vừa đủ đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất. Chăm sóc lam đai châu không cần tốn quá nhiều công sức hay đầu tư vào phân bón hay thuốc trừ sâu mà là ở chính đôi bàn tay nghệ nhân khéo léo chả bạn.
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến hoa lan đại châu do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn liên quan đến hoa lan đai châu bạn nhé!