Khi nhắc đến hoa ngọc thảo ai cũng đều ưa thích hoa bởi chính cái tên hoa mang lại. Với tên Ngọc thảo toát lên được vẻ đẹp mộc mạc nhưng vô cùng quý giá, hoa nói lên sự sang trọng, quý phái và nhẹ nhàng. Nhắc đến hoa chắc hẳn chúng ta sẽ mường tượng luôn ra được là loài hoa mang đến nhiều sắc màu tươi mới, sự hài hòa với thiên nhiên và sự tươi mới cho cuộc sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loại hoa này nhé!
Hoa ngọc thảo là gì?
Với tên gọi thông thường là hoa ngọc thảo, cây còn được gọi bằng các tên khác như hoa chân nến, hoa ngọc thảo xoắn kép, hay hoa mai địa thảo. Hoa thuộc họ bóng nước, Hoa Ngọc thảo có tên khoa học là : Impatiens wallerian, Cây có nguồn gốc từ Đông Phi.
Ngày nay cây được trồng ở nhiều nơi và đã trở thành phố biến trong các gia đình, hộ gia đình, chung cư, cho đến các nơi như bệnh viện trường học, hà hàng, khách sạn, hay là ngọc thảo còn được trồng ở những nơi với diện tích rộng theo dạng thảm như khu đô thị, khu nghỉ dưỡng. Cây mọc trong chậu hay theo dạng thảm thì đều đẹp đến lạ lùng và nhìn rất bắt mắt.
Đặc điểm của cây hoa ngọc thảo
Đặc điểm hình thái của cây Hoa ngọc thảo
Ngọc thảo là loại hoa thân thảo, trong thân có nhiều nước. Thường thân có màu xám xanh, chiều cao và kích thước của cây không được cao lắm, chiều cao chỉ khoảng từ 16 đến 65cm và thân hoa ngọc thảo có rất nhiều nhánh.
Rễ của cây hoa ngọc thảo thuộc loại rễ chùm ăn nông và rộng. Lá cây ngọc thảo không to lắm, kích thước lá bé, với chiều dài khoảng 13cm và chiều rộng khoảng 4cm. Lá có màu xanh đậm, ngoài ra mép lá không nguyên, có các răng cưa bao xung quanh, gân lá dạng lông chim có màu xanh nhạt hơn và lá dạng mũi mác hơi nhọn phía đầu. Hoa ngọc thảo có rất nhiều màu, ví dụ như màu đỏ , tím, cam đỏ,hồng… Đối với hoa ngọc thảo đơn thì hoa có cấu trúc ghép bởi 5 cánh hoa, được xếp đan xen nhau, và khi nở thì hoa có xu thế nở bung rộng và dàn ngang. Còn đối với loại hoa ngọc thảo kép thì có cách thức và hình dạng cánh khác so với hoa đơn. Các cánh và hoa khi nở sẽ hơi nghiêng và vồng cầu bao lại, dạng như cách nở của các loại hoa hồng. Hoa thường bắt đầu có hoa từ tháng 6 đến tháng 8.
Hạt hoa ngọc thảo hình nửa cầu kết hợp với tròn, và có xu hướng dễ tách vỏ quả.
Đặc điểm sinh thái của cây ngọc thảo
- Hoa Ngọc thảo là loại hoa dễ trồng và nhanh ra hoa.
- Thời gian tổng của cây từ khi trồng cho đến khi bắt đầu có hoa chỉ trong khoảng 60 đến 65 ngày.
- Hoa ngọc thảo ưa bóng mát, không thích nghi được với điều kiện quá nắng bức nhiệt độ thích hợp là từ 25 đến 31 độ C.
- Cây không yêu cầu về quá nhiều nước, nhưng phải đảm bảo cho đất không để cho đất quá hạn.
- Nên tưới nước 2 ngày 1 lần và tưới dạng phun mưa để cây không bị dập lá và hoa.
- Là cây dễ chăm sóc, không tốn nhiều công và không có sâu bệnh hại nhiều.
Lợi ích mà hoa ngọc thảo mang lại
Đầu tiên nếu nói đến lợi ích, chúng ta phải kể đến ngọc thảo là loài cây hoa dùng để trang trí cực đẹp và bắt mắt. Cây được sử dụng làm cây trang trí ở nhiều địa điểm, cây đem lại sức tươi mới cho không gian sống, đem lại một không gian bắt mắt, màu sắc và lành mạnh. Có rất nhiều cách sử dụng hoa ngọc thảo để trang trí, có thể làm các dải đường đi trong khu vườn, trước cổng nhà, hoặc tạo các thảm hoa lớn tại các risot, các khu đô thị, nghỉ dưỡng.
Các chị em hay sử dung cánh hoa, bông hoa ngọc thảo để thả bào các bình thủy tinh trong đặt giữa bàn uống nước hay trước bàn ăn, tạo không khí dễ chịu. Đặc biệt là cây được đặt tại các ban công, lan can của bệnh viện hay trường học, điều này đã giúp ích cho không gian bớt căng thẳng, giúp cho người bệnh thấy thoải mái, các em học sinh có sự sáng tạo trong học tập.
Thứ 2 chúng ta không thể không nhắc đến là đem lại giá trị tinh thần, phong thủy cho người trồng. Cây mang lại sự tươi tắn, may mắn, tài lộc và tấn tới trong cuộc sống, học tập cũng như trong trong công việc. Từ ý nghĩa phong thủy này mà cây được dùng làm quà tặng, làm quà tặng khi tân gia, hay đơn giản là những món quà, với mong ước đem lại sự may mắn, tài lộc đến cho nhau.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa ngọc thảo
Có nhiều cách nhân giống cây hoa ngọc thảo, tuy nhiên cách đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng nhân giống bằng hạt.
Cách trồng cây hoa ngọc thảo bằng hạt
Bước đầu tiên là bước quan trọng nhất và cần thiết nhất là chuẩn bị đất, chuẩn bị khay, hay chậu gieo và cuối cùng là chọn hạt. Hạt giống phải đảm bảo đủ độ già, không sâu bệnh, có sức nảy mầm và sinh trưởng, bật mầm tốt
Chuẩn bị đất trồng, đất tơi xốp và có độ thoát nước tốt.
Chuẩn bị giá thể để gieo hạt bước đầu tiên. Gia thể được dùng là hỗn hợp của đất tơi xốp trộn với phân, loại phân là loại phân giun. Trôn với tỷ lệ 50:50. Sau khi chuẩn bị trộn đều hỗn hợp sau đó đổ vào các khay hoặc chậu. không nên đổ sát mép , sẽ khó cho việc gieo và tưới nước. Nên để khoảng trống giữ chậu, khay với giá thể khoảng 3cm. Tiếp theo chúng ta sẽ gieo hạt xuống như bình thường, và lấp môt lớp đất nhẹ lên bên trên. Quan sát hạt nảy mầm, khoảng 2 tuần hạt sẽ nảy mầm. Khi lá thật xuất hiện, cây có độ cứng cáp có thể trồng tách riêng lẽ các cây qua các chậu riêng.
Cách chăm sóc hoa ngọc thảo
Cây ngọc thảo ưa bóng, nên cần chú ý khi trồng, chúng ta có thể trồng dưới các tán lá cây cao, bóng mát. Hoặc có thể đặt cây ở các vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời ở nhiệt độ cao chiếu vào ở thời gian dài. Hoặc nếu cây trồng ở điều kiện nắng, thì chúng ta nên có các biện pháp che chắn hợp lý để cây sinh trưởng trong môi trường tốt nhất. Nếu cây trồng trong nhà thì chúng ta thỉnh thoảng cho đi phơi nắng, hoặc là chj vị trí có nắng hoặc khuếch tán của nắng như cửa kính, cửa sổ là các vị trí hợp lý.
Hoa ngọc thảo không ưa nắng nóng, và nhiệt độ cao, vì thế nhiệt độ thích hợp nhất là từ 17 đến 16 độ C.Nếu để cây trong môi trường nắng nóng cây sẽ có hiện tượng teo lá, cây còi cọc, thối gốc và chết. Nếu cây ở nhiệt độ âm thì cây sẽ không phát triển. Cây thích hợp ở loại đất tơi xốp, đất hơi khô và có sự thoát nước tốt. Vì cây không chịu được ngập và dễ bị úng khi ngập lâu. Cây không yêu cầu tưới nhiều nước nhưng cần sự chuyên cần của nước. Nên tưới 2 ngày 1 lần, hoặc 1 ngày 1 lần tùy độ khô của đất, nhưng nên tưới thường xuyên và lượng nước tưới ít. Không tưới đẫm và tưới ngập, tránh tình trạng bị thối gốc, thối lá, và chết.
Chúng ta có thể bón phân hữu cơ nửa tháng trên một lần bón, để cây ra lá, rộng tán và cho hoa nhiều. Chúng ta có thể pha phân đầu trâu 502 với 8 lít nước để tưới vào gốc khoảng 200ml. Lưu ý không tưới mạnh trực tiếp tránh làm dập cây và dập hoa.
Thường xuyên cắt tỉa các cành lá, hoa, sâu bệnh vàng úa, để không làm nguồn lây lan dịch bệnh khác.
Sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây ngọc thảo
Cây hoa ngọc thảo dễ trồng và ít sâu bệnh hại, Cây thường xuyên xảy ra hiện tượng thối gốc, thối lá. Nguyên nhân chính là do vị trí trồng cây, đặt cây không đủ ánh nắng, ngoài ra tưới nước nhiều và để ngập trong thời gian dài.
Cách phòng: Thường xuyên quan sát cây, nếu có các dấu hiệu héo lá, hay nước quá nhiều ở đất, độ ẩm đất quá cao hoặc các lá thối nhiều thì phải xử lý ngay. Thường xuyên cắt tỉa các cành sâu bệnh hại , tạo độ thoáng cho cây sinh trưởng tốt.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hoa ngọc thảo. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!
- Cây cảnh trồng trong nhà vệ sinh – Điều hòa không khí
- Cây Thủy Sinh – Các loại cây thủy sinh đẹp nhất và dễ trồng nhất
- Cây Tuyết Sơn Phi Hồ – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cây Đinh Hương – Đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Đinh Hương
- Hoa Mai Vàng Yên Tử – Hoa tết độc đáo của người Việt