Một loài hoa mà xưa nay nó luôn được cho là gắn liền với sự từ bi, che chở của đức Phật đó không phải là một hoa nào khác ngoài hoa dâm bụt, ngay từ cái tên đã nói lên sự hiền từ của nó rồi. Theo một số tài liệu được để lại thì cho rằng trước đây hoa dâm bụt có tên gọi khác là hoa dâng bụt, loài hoa được sử dụng để dâng lên cho Bụt cho đức Phật từ bi độ lượng. Nhưng không hẳn là thế đây nhé, hoa dâm bụt hay hao râm bụt, râm là bóng râm, bụt thể hiện cho sự từ bi độ lượng, của tấm lòng nhân từ, hay cụ thể hoa có ý nghĩa là bóng râm của đức Phật, của tấm lòng nhân ái. Đây quả là một loài hoa quý mang nhiều ý nghĩa, chắc bởi lẽ thế, hoa dâm bụt thái đang được khá nhiều người ưa chuộng mua về trồng trong nhà vừa làm cảnh vừa làm hoa trang trí. Bạn đã biết gì về đặc điểm, công dụng của hoa dâm bụt thái chưa? Nếu chưa hãy cùng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Hoa dâm bụt thái là gì?
Tên thường gọi: Hoa Dâm Bụt, hoa Bông bụp, hoa râm bụp…
Tên khoa học: Hibiscus rosa-senensis
Họ thực vật: Malvaceae (Bông).
Nguồn gốc: ở vùng châu Á nhiệt đới
Đặc điểm nổi bật của hoa dâm bụt thái
Hoa dâm bụt thái là cây thuộc loại cây bụi lớn có khi cũng là cây bụi nhỏ nếu được trồng trong điều kiện thích hợp cây có thể cao đến 4-5m nhé. Cây dâm bụt thái phát triển không theo hướng cố định, có cây mọc thẳng nhưng cũng có những cây mọc xiên lan rộng ra xung quanh. Cây phát triển nhanh thành những bụi và có nhiều cành nhánh. Thân cây dâm bụt khi còn non có mày xanh lục cũng có khi có màu phớt nây đỏ nhưng khi già đều có chung một màu đó là màu nâu xám, trên thân có những nốt sần.
Lá của cây dâm bụt thái thường có hình trứng và nó phát triển dài khoảng từ 5-15cm, phần giữa của lá rộng hơn nhiều ở phẩn đỉnh, đỉnh lá nhọn, mép dâm bụt thái có răng cưa bao phủ, những lá thường mọc xen kẽ nhau, lá có màu xanh đậm, phiến lá mỏng, sáng bóng.
Hoa dâm bụt thái thường mọc từ những nách lá, hoa mọc riêng lẻ không tạo thành chùm nhưng có lẽ chỉ cần một bông hoa dâm bụt thái thôi cung đủ làm đẹp cho đời rồi. Khi nở hopa xòe to, đường kính mỗi bông hoa có thể lên tới 15cm đó. Hầu hết các hoa xòe ra nó có hình chiếc lồng đèn nhìn rất đẹp mắt. Hoa dâm bụt thái có 2 dạng đó là hoa dạng đơn và hoa kép. Cánh hoa có khi mịn nhưng đa phần là sần gân nổi lên như chiếc vỏ sò vậy. Mỗi một bông hoa lại có một ống trung tâm khá dài với phần nhị mọc ở ngay đầu đỉnh ống tâm. Hoa dâm bụt thái trước đây người ta thường thấy ở những hàng rào nhưng hiện nay nó đã được trồng ở khá nhiều nơi rồi nhé.
Tác dụng của hoa dâm bụt thái
Hoa dâm bụt thái thường được trồng nhiều ở sân vườn, lối đi, công viên, nhà hàng, khách sạn…những nơi dễ thấy hay hàng rào lối đi, chân tường vì nó cho hoa đẹp, lá lại xanh quanh năm vì thế cây có tác dụng trồng để trang trí, làm đẹp cảnh quan xung quanh, nó giúp cho môi trường thêm mát lành hơn, xinh đẹp hơn. Bên cạnh đó hoa dâm bụt thái còn giúp cho bầu không khí thêm trong lành hơn bằng việc hấp thụ những khí độc hại nhả oxi.
Hoa dâm bụt mang ý nghĩa to lớn, nếu ta trồng những cây dâm bụt thái nhỏ trong nhà nó sẽ giúp cho gia đình luôn gặp may mắn, tài lộc đầy nhà.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa dâm bụt thái
Hoa dâm bụt thái thích nghi rất tốt với nhiệt độ và khí hậu ở nước ta vì thế chúng có khả năng chịu được nhiệt độ cả cao vào mùa hè và nhiệt độ thấp mùa đông. Thời vụ chính để nhân giống và trồng cây dâm bụt thái là vào cuối xuân hoặc đầu hè. Ta chỉ cần lưu ý một số điểm sau khi trồng cây dâm bụt thái.
Đất trồng cây để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất có lẽ là loại đất hạt nhỏ có chứa nhiều mùn, ta cũng nên trộn thêm một ít phân chuồng hoai mục vào nữa để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây nhé.
Về hạt giống bạn nên chọn loại hạt giống mẩy, hạt tròn đều, không có dấu hiệu của nấm mốc…những loại hạt đạt tiêu chuẩn sẽ có tỉ lệ nảy mầm cao cũng như cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn hẳn.
Cây hoa dâm bụt thái thích hợp trồng ở những nơi có đầy nắng cũng có thể chịu được một phần bóng râm dưới những cây có tán cây cao nhé. Cây hoa dâm bụt yêu cầu tưới nước và một lượng phân bón dồi dào khi mới trồng cây, nhưng khi cây lớn dần lên thì lượng nước cũng như phân bón cũng nên ít dần đi và một điều chú ý là để cho hoa nở nhiều hơn nữa thì ta cần tưới đủ nước nhưng không nên tưới quá thường xuyên.
Cây hoa dâm bụt thái trong quá trình trồng thường sẽ gặp những vấn đề rệp sáp, nhện, vảy bắc…Nếu thấy dấu hiệu cây bị vàng lá chứng tỏ cây đang bị thiếu ni tơ ta cần cung cấp thêm ngay.
Kết.
- Cây Nguyệt Quế – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cây Nho Ninh Thuận – Đặc điểm, cách trồng chăm sóc nho Ninh Thuận
- Cúc bách nhật – Loại thảo dược quý với sức khỏe con người
- Hoa lan trúc phật bà- Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan trúc phật bà
- Những món ăn ngon được chế biến từ tôm tích có thể bạn chưa biết?