Cây cam – Cây ăn quả truyền thống của nước ta

Cam là một loại trái được trồng và sử dùng rất nhiều trong đời sống, là một loại trái cây chứa nhiều tinh dầu mang mùi thơm đặc trưng, chứa nhiều vitamin C, có khả năng giải khát, cung cấp hco cơ thể một hàm lượng viatmin C lớn. Ngoài ra, Cam còn có một số tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các giống cam nổi tiếng như cam sành, cam vinh, cam cao phong… Nhưng cơ bản về tính chất sinh học và cách trồng chăm sóc la giống nhau. Bài Viết này sơ lược tổng thể về các cây cam Việt Nam.

Cây Cam là gì ?

Cam là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi. Nó có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi và quýt. Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.

Cây Cam là gì ?
Cây Cam là gì ?

Đặc điểm cơ bản của cây cam

Cam có tên khoa học là Citrus sinensis L., là một trái thuộc họ Cam (Rutaceae), có nguồn gốc bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á, hiện nay vẫn chưa xác định được rõ quốc gia bắt nguồn của loài cam, xong chúng được tìm thấy chủ yếu là từ các vùng Ấn Độ, Việt Nam và từ miền Nam Trung Quốc.

Cam thuộc loại cây có múi, thân gỗ, mọc thành bụi, thân không có hoặc có rất ít gai, khi còn non thân có màu xanh sẫm sau đó chuyển dần snag màu xanh xám.

Cây 3 năm tuổi đạt chiều cao trung bình 2.2 m, tán lá trung bình đạt 2.3 m.

Cây cho quả bói sau 2 năm trồng, thu hoạch lứa quả đầu từ năm thứ 3 với số quả dao động từ 60 – 85 quả/cây, trung bình 72 quả/cây, quả to, hình hơi oval, trọng lượng từ 180- 235 g/quả, trung bình 217 g/quả, vỏ quả dày 3.1 mm, quả hơi lồi do có một quả phụ nhỏ bên trong tạo thành rốn quả.

Đặc điểm cơ bản của cây cam
Đặc điểm cơ bản của cây cam

Vỏ quả khi chín nhẵn, có màu da cam đậm, rất đẹp, dễ bóc vỏ, dễ tách múi, hương thơm dễ chịu, ngọt đậm đà, có hàm lượng axit ít hơn các giống cam nội địa của ta.

Thịt quả ăn tươi rất ngon nên cam Navel là giống cam ăn tươi phổ biến nhất thế giới, đặc biệt giống N.02 thịt và nước quả có màu đỏ do chứa hàm lượng lycopen cao khoảng 3,6 ppm có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt.

Bao phấn hoa Navel N.02 hầu như rỗng, không có phấn hoa, quả hoàn toàn không có hạt khi trồng cách ly hoặc trong nhà lưới. Ngay cả trong điều kiện trồng xen với các giống hữu thụ đực khác, cam Navel vẫn hầu như không hạt (từ 0 đến 1- 2 hạt), chứng tỏ cam Navel N.02 còn có tính bất dục cái. N.02 là giống chín sớm hơn, thời gian thu hoạch từ đầu tháng 9 đến tháng 11 ở các địa điểm khảo nghiệm.

Ứng dụng của cây cam trong đời sống

Hiện nay, việc trồng cam đã được lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, và cũng được coi là một mặt hàng để xuất khẩu trong và ngoài nước.

Ứng dụng của cây cam trong đời sống
Ứng dụng của cây cam trong đời sống

Cam có vị ngọt chua, tính mát, ngoài việc được sử dụng để làm nước giải khát, cam còn được coi là một trong những vị thuốc đắt giá với tác dụng phòng chống ung thư, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chữa đàm, thanh nhiệt cơ thể, có tác dụng lợi tiểu. Vỏ cam có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa, hạ khí đầy….Hoa Cam thường được dùng để bào chế, chưng cất tinh dầu …

Cách trồng và chăm sóc cam

Cách trồng và chăm sóc cam
Cách trồng và chăm sóc cam

Thời vụ

Cam là loại cây thuộc khí hậu của vùng Á nhiệt đới, nhiệt đới thích hợp trồng  ở ngường nhiệt độ từ 23-29oC. Thời vụ trồng cam thích hợp nhất là vào mùa xuân từ 2-4 và vào mùa thu từ tháng 8-10.

Đất đai

Có thể trồng Cam trên nhiều loại đất khác nhau, có khả năng thoát nước tốt, tầng canh tác của đất dày từ 80- 100cm, pH phổ biến từ 5-7, có thể trồng cam trên một số loại đất như đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, các loại đất rừng mới khai phá, hoặc các loại đất phù sa cổ.

Mật độ

Tùy vào từng giống cam mà có mật độ trồng thích hợp, thông thường có thể trồng với mật độ 4×5 m, có thể trồng dày hơn đối với các loại các cây ghép với khoảng các 3X3 m hoặc 3x4m.

Bón phân

Trước khi trồng Cam bón lót cho cây từ 20-30kg phân chuồng hoai mục+ 0,5-0,7 kg super lân +0,3-0,5 kg vôi bột.

Khi cây từ 1-3 tuổi, bón thúc cho cây 5-20kg phân hoai mục+0,1-0,2 kg đạm ure+ 0,2-0,5 kg super lân+ 0,1-0,2 kg phân kali, chia làm 4 đợt trong năm bón vào các tháng 1,2 , 5,7.

Từ năm thứ 4 trở đi:

Bón cơ bản cho cây vào tháng 8-tháng 11 bằng 20-30kg phân hữu cơ hoai mục bón kết hợp với 0,5-1,0 kg super lân và 0,5-1kg vôi.

Bón đón hoa, cành xuân cho cây từ 15/1-15/3 bằng 0,5-0,8kg phân đạm ure kết hợp với 0,1-0,3 kg kali

Bón thúc tăng trọng cho quả bằng 0,5-0,8kg phân đạm ure kết hợp với 0,1-0,3kg phân kali vào tháng 5

Bón thúc cho cành và tăng trọng cho quả bằng 0,5-0,8 đạm ure cùng với phân 0,1-0,3 kg kali vào tháng 7-8.

Các năm về sau, tùy thuộc vào từng loại cây, chế độ đất đai khác nhau mà có chế độ bón phân cân đối, hợp lí

Khi bón phân cho cây, cần kết hợp xơi xáo để là tăng độ thông thoáng của đất, dọn cỏ cho khu vực gốc cây.

Tưới nước

Sau khi trồng cần tưới ướt đẫm gốc cho cây. Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây đặc biệt là thời kỳ cây ra trái và trong thời kỳ khô hạn, tiến hành tưới cho cây 3-5 ngày/ lần.

Sâu bệnh hại cam và cách phòng trừ

  • Sâu bùa vẽ: Là loại sâu chuyên gây hại lá làm ảnh hưởng đến chồi non của cây, đến khi cây ra hoa, quả thường bị rụng. Cần phòng trừ sâu bằng cách dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây kết hợp cùng với dầu khoáng để tăng hiệu quả diệt sâu bùa vẽ.
Sâu bệnh hại cam và cách phòng trừ
Sâu bệnh hại cam và cách phòng trừ
  • Bọ xít, rầy, rệp: Khi thấy hiện tượng cây xuất hiện quá nhiều rệp, bọ xít cần phun thuốc Bi58 0,05-0,1% cho cây để diệt chúng, tránh để rệp lan ra những cây xung quanh, thấy cành cam bị sâu bệnh hại quá nhiều cần cắt bỏ ngay.
  • Bệnh loét, đốm lá, vi khuẩn: Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trong, lâu dần những vết vàng đó đậm dần rồi hoá nâu, bề mặt cây sần sùi. Biện pháp phòng trừ là: bỏ và tiêu huỷ các phần bị bệnh và phun định kỳ các loại thuốc gốc đồng khi cây ra đọt non để phòng tránh tránh bệnh.

Thu hoạch

Khi quả bắt đầu chuyển sang màu vàng, có thể tiến hành thu hoạch quả, tốt nhất là nên thu hoạch quả vào lúc trời râm mát. Khi thu hoạch có thể phân loại quả để nâng cao giá thành và chất lượng quả.

Xem thêm: Cây ổi ta – Cây ăn quả truyền thống của người Việt

Kết

Trên đây, Báo Khuyến Nông vừa chia sẻ đến các bạn một số thông tin của cây cam – cây ăn quả truyền thống ở nước ta. Cây cam không chỉ là một loại cây ăn quả thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang giá trị tinh thần to lớn đối với người Việt Nam. Hy vọng rằng quan bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về loại cây ăn quả này cũng như cách chăm sóc, thu hoạch, và bảo quản nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *