Cây hoa ngọc thảo từ cái tên nghe đã cảm thấy mỹ miều, dịu dàng, cũng giống như tên gọi của mình,hình dáng hoa cũng đáng yêu ngọt ngào, đầy sức sống. Không chỉ đẹp, ngọc thảo còn cực kỳ sai hoa nên trông cây như một bình hoa rực rỡ tuyệt đẹp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại hoa này nhé!
Hoa ngọc thảo là gì?
Ngọc thảo còn được gọi là mai địa thảo, cây hoa chân nến, với tên khoa học là Impatiens plant, xuất xứ từ Châu Âu.
Cây hoa ngọc thảo được phân thành loại hoa đơn và kép.
Đặc điểm nổi bật của hoa ngọc thảo
Ngọc thảo thuộc loại cây thân thảo, mọng nước, sống lâu năm nếu chăm sóc tốt, chiều cao khoảng 20-90cm. Ngọc thảo cho hoa màu sắc rực rỡ từ đỏ, cam, vàng, tím, trắng, hồng, kem… đến phối trộn kết hợp nhiều màu khác nhau. Ngọc thảo đơn có từ 4-6 cánh hoa xếp trên mặt phẳng với rìa cánh dập dờn lượn sóng. Ngọc thảo kép hình dáng cực duyên trông giống bông hoa hồng nhỏ xinh cuộn xoáy tuyệt đẹp. Những cánh hoa mềm mại, bóng mượt, xếp khéo léo tạo vẻ e ấp như cô gái tuổi trăng tròn. Nếu thời tiết mát, ngọc thảo cho hoa nở quanh năm.Lá ngọc thảo xanh bóng, đậm, mọng nước mượt mà, hình bầu dục nhọn hai đầu, mép có răng cưa. Mai địa thảo cũng có quả hình trái xoan, giống dạng quả bóng nước, hạt dễ bung nếu tay chạm vào.
Ứng dụng và trang trí hoa ngọc thảo
Vẻ đẹp duyên dáng, xinh xắn của ngọc thảo từ cây, lá, hoa khiến cây dễ dàng được yêu thích ở mọi nơi, trưng ở nhiều không gian và làm nổi bật không gian ấy.
Ngọc thảo chịu bóng khá tốt nên thường được trồng chậu trưng ở ban công, cửa sổ, hiên nhà, bàn làm việc, phòng khách, phòng ăn, kệ tivi, giá sách…. Đem đến không gian vẻ đẹp rực rỡ, sinh động, đầy sức sống, cải thiện tâm trạng, giúp tinh thần thoải mái, yêu đời hơn.
Ngọc thảo còn là loài hoa lý tưởng để trồng trong khuôn viên khu vườn, dưới bóng cây to hoặc trồng thành cụm tiểu cảnh trước hiên nhà. Sự xuất hiện của ngọc thảo luôn là điểm nhấn bắt mắt.
Nếu nhà bạn có ban công thì bạn có thể trồng ngọc thảo vào các loại chậu tròn, chậu thông minh, bồn gỗ….treo lên những chiếc lan can để hoa thả mình theo gió trông thật lãng mạn.
Hình dáng và sự rực rỡ của ngọc thảo khiến cây được ưa chuộng trồng làm điểm nhấn trong những chậu hoa tổ hợp tạo thành vườn hoa rực rỡ xinh tươi trong một chậu.
Cây hoa ngọc thảo có dáng buông rủ còn thích hợp trồng buông rủ trên chậu treo khoe vẻ đẹp duyên dáng khi bạn ngắm ngang tầm.
Những bông ngọc thảo kép hình dáng xinh đẹp còn được ngắt về thả vào bát thủy tinh nổi bật trên nền nước trong veo.
Cách trồng và chăm sóc hoa ngọc thảo
Nếu biết cách chăm sóc thì ngọc thảo thuộc loại cây dễ tính, cây phát triển nhanh từ hạt đến khi ra hoa chỉ chừng 2 tháng.
Ánh sáng: Ngọc thảo thuộc loại cây chịu bóng bán phần, không chịu được nắng gắt và nhiệt độ cao bạn nên trồng cây ở vị trí có ánh sáng tán xạ, thoáng mát, tránh làm cây bị đốt cháy. Các mùa khác có thể trưng cây ngoài trời, mùa hè cần che nắng nóng cho cây. Khí hậu mát như ở Đà lạt thì không cần chú ý lắm đến vị trí trồng.
Nếu trưng cây trong nhà cũng giống như nhiều loại cây nội thất khác cần trưng nơi có ánh sáng khuếch tán như cửa kính, cửa sổ và hàng tuần đưa cây ra ngoài trời quang hợp khoảng 2-3 buổi sáng.
- Nhiệt độ: Ngọc thảo ưa mát mẻ, chịu nóng và lạnh kém, nhiệt độ phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 18-25oC. Nếu nhiệt độ >35oC khiến cây sinh trưởng kém, dễ bị thối rễ khiến thối thân làm chết cây. Lạnh quá <0oC cũng khiến cây ngừng sinh trưởng.
- Độ ẩm: ngọc thảo ưa ẩm trung bình, quá ẩm khiến cây dễ bị thối, úng.
- Đất trồng: thuộc loại cây thân mọng, chịu úng kém nên yêu cầu đầu tiên đối với đất trồng ngọc thảo là phải thoát nước tốt. Ngoài ra đất cần phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp, nhiều mùn vì cây ra hoa liên tục lại sai hoa nên ăn rất khỏe. Khi trồng ngọc thảo cần cho thêm xỉ than hoặc viên đất nung để nước thoát ra nhanh và đáy chậu phải kê bằng mảnh sành hoặc gạch to để không bị vít lỗ thoát nước.Công thức đất trồng tốt cho ngọc thảo: 10% đất thịt sạch : 30% xơ dừa đã xử lý chát : 30 % trấu hun : 10% phân hữu cơ : 20% xỉ than đã lọc bỏ hạt sỉ. Đất càng nhẹ, thoáng xốp, giàu dinh dưỡng thì cây càng nhiều hoa.
Thuộc loại rễ chùm, mọc cạn nên nếu đất kiềm thì cần phải xử lý bằng cách lót một lớp giấy báo dầy một chút xuống đáy chậu rồi đổ đất trồng lên.
- Tưới nước: thuộc cây thân mọng nước nhưng hoa lá lại nhiều nên nhu cầu nước của ngọc thảo cần phải điều độ, cân đối. Cây cần tưới khi thấy đất trên mặt chậu hơi khô, tưới thẳng vào gốc tránh tưới trực tiếp vào cánh hoa để tránh làm dập nát hoa. Ngọc thảo thân mọng nên dễ bị thối thân,rễ khi phải tiếp xúc với nước quá nhiều, vì thế bạn cần tránh làm rễ bị tổn thương. Tránh tưới quá nhiều nước cũng như tránh mưa dầm dài ngày.
Tùy điều kiện thời tiết, mùa hè nắng nóng cây mất nước nhanh thì nên tưới 1-2 lần/ngày. Trời mát thì khoảng 2-3 ngày tưới.
Nên trồng cây nơi thoáng gió để giảm sự phát sinh sâu bệnh.
Chậu trồng cây nên có nhiều lỗ thoát nước tránh giữ nước làm rễ bị tổn thương.
- Bón phân: thuộc loại cây phát triển nhanh, cành tán, hoa sum xuê nên ngọc thảo ăn nhiều, nên cung cấp dinh dưỡng thường xuyên 15 ngày/ lần để cây luôn mượt mà và ra hoa đều. Có thể dùng phân Đầu trâu 502 pha vào 8 lít nước rồi tưới khoảng 200ml vào gốc cho cây.
Kết.
- Hoa Son Môi – Hoa chậu treo đẹp cho không gian nhà bạn
- Hoa Lan Hạc Vỹ – Loài hoa nhiều ý nghĩa và mang lại giá trị kinh tế cao
- Cá Hoàng Phi Phụng – Thông tin về cá hoàng phi phụng
- Cá cầu vồng – Thông tin và kỹ thuật nuôi cá cầu vồng
- Chậu Hoa Mai Vàng – Biểu tượng đặc trưng cho ngày tết người miền nam