Loài hoa ấy không những làm hoa cắm lọ, hoa trang trí, mà còn được lựa chọn làm hoa cưới, quà tặng những người thân yêu nhân dịp sinh nhật, ngày kỷ niệm, hoa cưới. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về loài hoa duyên dáng, đẹp xinh này bạn nhé!
Hoa hồng nhung là gì ?
Cây hoa hồng nhung thuộc họ Hồng truyền thống của Việt Nam- Rosaceae cũng có tên khoa học là Rosa sp nằm trong hàng trăm giống hồng trên toàn thế giới.
Tên hoa được đặt theo sự liên tưởng từ màu sắc đậm đà,thắm đỏ của cây giống như gấm vóc, nhung lụa.
Đặc điểm cây hoa hồng nhung
Hồng nhung tại Việt Nam có từ rất lâu đời được đánh giá là những giống hồng cổ quý. Cũng giống như các anh chị em của mình, hồng nhung thuộc loại cây thân gỗ, dạng bụi thấp, sống lâu năm, nếu chăm sóc tốt hồng nhung có thể đạt tới chiều cao 1,7m. Trên cây phân hóa nhiều cành nhánh với nhiều gai nhọn, càng ở gốc gai càng cong. Rễ hồng dạng chùm có xu hướng mở rộng nhiều theo chiều ngang.
Hồng nhung có lá kép dạng lông chim, mỗi lá kép có 3-9 lá chét, ở cuống lá có lá kèm nhẵn. Phân theo giống mà hồng nhung có lá xanh nhạt hay xanh thẫm, hình dáng thuôn dài hay hơi tròn, với răng cưa sâu hay nông, ít hay nhiều… Hoa hồng nhung thường chỉ có một bông trên cuống dài. Cuống hoa cứng chắc với đài hoa màu xanh đậm và bóng.
Nụ hoa mập khỏe, đầy sức sống. Hoa hồng nhung có vẻ đẹp rất cuốn hút với màu đỏ thẫm, cánh hoa dày, đường kính hoa thường từ 4-12cm, số lượng lớp cánh đạt khoảng 20-50 lớp. Nhiều lớp cánh khi bung nở có viền lượn sóng rất đẹp mắt. Không chỉ có hình dáng đẹp, hồng nhung còn có hương thơm rất dịu dàng, quyến rũ, tạo cảm giác lưu luyến khó phai cho người thưởng thức.
Hoa hồng nhung thuộc loại lưỡng tính tức là chứa nhị cái và nhị đực trên cùng một hoa. Xung quanh vòi nhụy có các nhị đực liên kết với nhau, khi phấn chín rơi trên đầu nhụy giúp thụ phấn cho hoa. Quả hồng hình trái xoan được ôm gọn bởi các cánh đài. Hạt hồng nhỏ, bề mặt có lông, vỏ hạt rất dày nên khả năng nảy mầm kém.
Lợi ích và ứng dụng cây hoa hồng nhung
Cây hoa hồng nhung từ lâu đã là biểu tượng của tình yêu nồng nhiệt, lãng mạn, vĩnh cửu qua nhiều câu chuyện, sự tích rất hay. Vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng của loài hoa này còn trở thành biểu trưng cho người con gái mang vẻ đẹp quyến rũ, sang trọng. Vì thế vào các dịp lễ trọng đại trong năm, hồng nhung thường được các chàng trai lựa chọn dành tặng một nửa của mình, hoặc tặng người thân yêu trong gia đình với mong muốn gửi trao những thông điệp yêu thương.
– Hoa hồng nhung còn là điểm nhấn thu hút khi được lựa chọn làm hoa cắt cành trang trí ở phòng khách, phòng làm việc, bàn ăn hay những không gian lớn hơn như hội nghị, lễ cưới…
– Đặc biệt bó hoa cưới bằng hồng nhung không chỉ đẹp mà còn gửi gắm vào đó lời chúc cho đôi uyên ương sống mãi mãi hạnh phúc với tình yêu vĩnh cửu.
– Sắc đỏ may mắn cùng hương thơm của hồng nhung khiến cây rất được yêu thích trang trí trong mỗi dịp tết đến.
– Ngoài ứng dụng trong trang trí, loài hoa này còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như công nghệ mỹ phẩm, y học:
+ Hoa hồng nhung với hương thơm dễ chịu được chiết suất lấy tinh dầu làm nước hoa, làm toner hoa hồng, hoặc dùng làm mỹ phẩm tẩy trang, dưỡng da, son môi…
+ Khi tắm bằng sữa tắm làm từ hoa hồng giúp làm sạch,tẩy tế bào chết, se khít lỗ chân lông, trị mụn, giữ ẩm và làm săn chắc da rất tốt cho phái đẹp
+ Sau mỗi ngày làm việc căng thẳng được ngâm mình trong bồn tắm có thả cánh hoa hồng vừa có tác dụng làm đẹp vừa ngắm và hít hà hương thơm đem đến cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng, stress rất hiệu quả.
+ Nếu bạn bị một số bệnh ngoài da, có thể giã nát cánh hoa hồng tươi đắp vào vết thương giúp giảm đau cơ và diệt khuẩn rất tốt chỉ sau khoảng 5 phút.
+ Hoa hồng còn được dùng làm trà với hàm lượng sắt cao rất tốt cho phụ nữ vừa có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, còn giúp điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt tốt cho phụ nữ đang bầu bí giúp làm giảm vết rạn, vết sẹo khi sinh nở.
Cách trồng chăm sóc cây hoa hồng nhung
Cây hoa hồng nhung rất khỏe mạnh với nhiều cành nhánh mập khỏe, việc trồng và chăm sóc chúng vì thế không tốn quá nhiều công sức:
– Ánh sáng: Cũng giống như nhiều loại hồng khác hoa hồng nhung ưa nắng , sáng. Thời gian có nắng tối thiểu 6h/ngày. Tốt nhất nên chọn trồng hồng theo hướng ánh nắng chiếu xiên hoặc buổi sáng theo hướng Đông. Nếu thiếu sáng hoa hồng sẽ không ra hoa.
– Nhiệt độ: Cây hoa hồng nhung ưa thích khí hậu nhiệt đới, cây có thể chịu được biên độ nhiệt lớn, tuy nhiên nếu quá lạnh hoặc quá nóng cây kém phát triển.
– Độ ẩm: Hồng nhung ưa ẩm trung bình, quá ẩm khiến cây sinh nhiều bệnh.
– Đất trồng: Cây hoa hồng nhung ưa đất màu mỡ, giàu mùn, nhiều dinh dưỡng cây sẽ có mầm khỏe, sai hoa. Tuy nhiên hồng nhung cũng không quá kén đất, cây sống được ở nhiều loại đất khác nhau, đất nghèo dinh dưỡng thì cây cằn cỗi. Nếu trồng chậu nên bón lót dự trữ dinh dưỡng cho cây.
– Tưới nước: Nhu cầu nước tưới của hồng nhung trung bình do thuộc cây thân gỗ chỉ nên tưới khi thấy đất trên mặt chậu se khô. Tưới quá nhiều hoặc thường xuyên khiến rễ cây bị thối, úng và dễ chết.
– Bón phân: Hàng tháng nên bón phân cho hồng nhung để cây phát triển. Nên bón các loại phân đa vi lượng luân phiên để đầy đủ dinh dưỡng. Khi trồng chậu nên bón giữa gốc và thành chậu rồi lấp đất lên, tưới nước vừa đủ. Khi cây xấu yếu cần hồi phục thì pha phân giàu đạm 1 thìa cà phê + 4 lít nước hòa tan tưới vào gốc, mỗi tuần/lần đến khi cây phục hồi, không cần bón thêm các loại phân khác nữa.
– Chú ý quan sát tỉa bỏ cành yếu, xấu, bỏ bớt lá dưới gốc để gốc thông thoáng, ít nấm bệnh. Nếu thấy mầm mới mập mạp có màu đỏ đậm, hơi tía thì cây đầy đủ dinh dưỡng. Nếu mầm mới vống cao, ốm yếu thì bổ sung thêm dinh dưỡng.
Khi hoa tàn cắt bỏ dưới đốt lá 2 tầng để cây tập trung dinh dưỡng mọc thêm nhánh mới.
– Một số sâu bệnh thường gặp: Bệnh đốm đen,phấn trắng, gỉ sắt, nhện đỏ,
Nên thu hoạch hoa vào chiều mát hoặc sáng sớm khi cây còn nhiều nước, nhiều nhựa để giúp hoa cắt cành bền, lâu tàn và héo. Nên tưới nước trước khi cắt và tưới nhiều hơn mọi ngày để cành hoa giữ nhiều nước hơn.
Kết.
- Dây đau xương – Loại dược liệu quý trong việc chữa trị đau xương khớp
- Cây Xương Rồng – Đặc điểm, Công Dụng Và Ý Nghĩa Phong Thủy
- Hoa lan Vanda – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan vanda
- Cỏ Nhung – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
- Cây Đuôi Phượng – Cây trồng thảm công trình tuyệt đẹp