Cây Đuôi Phượng – Cây trồng thảm công trình tuyệt đẹp

Nghe đến tên cây đuôi phượng đã khiến nhiều người phải hiếu kỳ. Cây đuôi phượng đúng như tên gọi của nó, hình dáng cây ngộ nghĩnh tuyệt đẹp dưới bàn tay tài hoa của thiên nhiên. Những cây đuôi phượng có hoa văn trên lá rất lạ mắt với những nét vằn viện tinh xảo, những nét màu sắc phối trộn hài hòa nét âm dương như chim phượng đang say sưa múa. Không chỉ làm nổi bật nét đẹp trong không gian nội thất, cây đuôi phượng còn có ý nghĩa rất lớn trong phong thủy và thanh lọc không khí rất tốt cho các thành viên trong gia đình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây đuôi phượng là gì?

Cây đuôi phượng hay còn được biết đến với nhiều tên gọi: Cây cầu nguyện, dong vằn, đuôi phụng hoặc huỳnh tinh cảnh. Đuôi phượng có tên khoa học là Calathea lancifolia thuộc họ Dong riềng – Marantaceae, có nguồn gốc từ Brazin và Nam Mỹ nhiệt đới.

Cây đuôi phượng
Cây đuôi phượng

Đặc điểm cây đuôi phượng

Cây đuôi phượng thuộc dạng thân rễ, dạng bụi nhỏ, thân cây mảnh mai, sống lâu năm, lá xanh quanh năm, chiều cao khoảng 25-70 cm. Cây đuôi phượng trông cũng khá giống cây dong riềng và giống với cây đuôi công tuy nhiên lá dài và nhỏ hơn.

Lá đuôi phượng hình bầu dục, khá dài, đạt chiều dài lên tới 30 cm. Lá đuôi phượng cực kỳ ấn tượng, đẹp mắt với những vệt dài, ngắn hình bầu dục xanh đậm, trắng hoặc đỏ tía xếp xen kẽ luân phiên kết hợp với gân lá nổi lên trông như những vệt hình 3D đẹp mắt, nổi trên nền lá màu xanh tươi trông giống như đuôi chim công đang múa trông rất đẹp mắt, ấn tượng.

Đặc điểm cây đuôi phượng
Đặc điểm cây đuôi phượng

Mặt sau lá màu đỏ tía bắt mắt. Đuôi phụng cũng có những bông hoa xinh xinh, kết thành chùm, màu trắng với những cánh mịn màng, hình ống nhỏ nhắn, thường nở xòe như cánh hoa hồng, hoa ra từ trong cặp lá nên khó nhận biết. Đuôi phụng cũng có quả dạng quả nang nhỏ bé và không có nhiều giá trị.

Hiện nay còn có loại cây đuôi công với hoa văn trên lá khá giống nhau, tuy nhiên lá đuôi công to tròn hơn nhiều.

Lợi ích và ứng dụng cây đuôi phượng

Cây đuôi phượng có vẻ đẹp bắt mắt và thu hút với hình dáng nhỏ xinh ngộ nghĩnh cùng sắc lá độc đáo nên rất được ưa chuộng trong trang trí. Cây chịu bóng tốt nên thường được trồng làm cây cảnh trong nhà tạo điểm nhấn cho không gian:

– Người ta trồng đuôi phượng vào những chậu sứ xinh xắn hoặc trồng trong bình thủy tinh làm cây thủy sinh mang vẻ đẹp sang trọng, thường trưng ở bàn làm việc, bàn học, quầy thu ngân, bàn tiếp khách, trong văn phòng, nhà ở, phòng ăn, quán cà phê… tạo cho không gian vẻ đẹp lạ mắt, ấn tượng.

Lợi ích và ứng dụng cây đuôi phượng
Lợi ích và ứng dụng cây đuôi phượng

– Thuộc loại cây dạng bụi nhỏ, sống lâu năm nên đuôi phượng còn được trồng làm nền hoặc trồng viền ở công viên, vườn nhà, trường học, khu nghỉ dưỡng, biệt thự, khách sạn….
Vẻ đẹp sinh động của đuôi phượng còn được lựa chọn làm món quà dành tặng những người thân yêu, tô điểm cho cuộc sống thêm thi vị, đồng thời gửi gắm lời chúc may mắn và thịnh vượng đến với họ.
Ngoài ứng dụng trong trang trí, cây đuôi phượng còn đem lại bầu không khí trong lành, mát mẻ, tạo không gian dễ chịu. Vẻ đẹp cây đuôi phượng còn giúp bạn giải tỏa tâm lý, cải thiện tâm trạng, nâng cao hiệu quả trong công việc.
Khi trồng đuôi phượng thành cụm lớn trong chậu, bạn có thể dùng các đôn, giá kệ kê cao vừa tầm mắt trưng ở nhiều không gian, nội ngoại thất rất bắt mắt.

Bạn có thể sử dụng đuôi phượng trồng phối hợp với các loại cây khác với các chất liệu khác như đá, sỏi, đài phun nước… để tạo nên một tiểu cảnh sinh động.
Trong phong thủy, cây đuôi phượng còn là biểu tượng của may mắn, thành công và thịnh vượng nên cây càng được ưa thích.

Cây Đuôi Phượng - Cây trồng thảm công trình tuyệt đẹp 1

Cách trồng chăm sóc cây đuôi phượng

Thuộc dòng cây nội thất nên đuôi phượng cần một số chú ý về trồng và chăm sóc:

– Ánh sáng: cây đuôi phượng ưa bóng bán phần, khi trồng trong nhà nên trồng cây có ánh sáng khuếch tán vừa phải, tránh quá tối vì bộ lá của cây rất nhiều sắc tố. Tốt nhất nên trưng cây ở các hướng bắc, tây, đông và gần cửa sổ hoặc cửa kính để lá bền màu nhất.

Hàng tuần đưa cây hít thở không khí ngoài trời khoảng 4-6 h vào buổi sáng, nơi thông thoáng, tránh nắng trực tiếp.

– Nhiệt độ: cây đuôi phượng chịu rét và nóng kém, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đềm làm cây phát triển kém. Khoảng nhiệt độ phù hợp 18-28oC.

– Độ ẩm: đuôi phượng ưa ẩm mức trung bình.

– Đất trồng: Khi trồng đuôi phượng cần loại đất thoáng xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt.

– Tưới nước: Cây có lá nhiều nhưng trồng trong nhà lượng nước tưới cần vừa đủ, tránh thối, úng. Cây đuôi phượng nhạy cảm với chất diệt khuẩn nên không được tưới bằng nước máy trực tiếp. Nên tưới khi thấy mặt chậu đất đã hơi trắng.

Nếu trồng thủy sinh thì rửa rễ nhẹ nhàng và thay dung dịch hàng tuần.

– Bón phân: Để bộ lá cây mượt mà, bóng bẩy nên bón phân điều độ hàng tháng bằng các loại phân đa vi lượng, mỗi lần bón lượng vừa phải tầm 1 thìa con, phân nhỏ rồi rải đều, lấp đất lên. Thi thoảng bón thêm sắt hoặc nito cho cây.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây đuôi phượng. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *