Cây Sung được coi là một loại cây hết sức quen thuộc ở làng quê Việt Nam, loại cây này vô cùng ưa chuộng được dùng làm cảnh và trưng bày vào dịp tết đến xuân về. Cây sung không chỉ được được gắn với những câu chuyện mang ý nghĩa tâm linh mà chúng còn là biểu tượng của sự sung mãn và tròn đầy. Loại quả này đang rất được ưa chuộng để trưng bày trên bàn thờ ngũ quả trong dịp tết. Chính vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn biết ý nghĩa cây sung phong thủy – cách trồng cây sung trong nhà. Cụ thể ra sao, mời các bạn cùng tìm hiểu nào.
Cây sung là gì?
Cây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong (danh pháp hai phần: Ficus racemosa, đồng nghĩa Ficus glomerata Roxb., 1802) là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối.
Đặc điểm của cây sung
Đặc điểm hình dáng của cây sung
Cây sung loại cây trồng lâu năm, có thân gỗ thường xanh, có chiều cao trung bình từ 10 – 25m, vỏ cây thường có màu nâu xám, nhẵn và không bị nứt như những loại cây khác, trên thân xây thường có chứa nhiều mủ trắng như sữa.
Lá sung thuộc loại lá đơn kèm bọc lấu chồi, thường mọc cách nhau, lá mỏng và nhọn dần ở đầu lá nhìn như giọt nước treo ngược. Hoa sung là hoa đơn tính, thường mọc thành cụm hoa sim ở trên những mắt thân, hoa đực thường không có cuống, hoa cái thì ngược lại. Vì đặc tính hoa mọc thành chùm, vì vậy quả sung cũng mọc tạo thành từng chùm, quả có dạng hình cầu, khi quả còn non thường có màu xanh, khi chín chuyển dần sang màu vàng hoặc màu đỏ và nổi gân.
Đặc tính sinh trưởng của cây sung
Sung là loài cây ưa bóng, điều kiện thời tiết mát mẻ, nhìn chung rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, có tuổi thọ trung bình cao, có khi lên đến hàng chục năm.
Những giá trị của cây sung với đời sống
Ý nghĩa phong thủy của cây sung
Sung được biết đến là loài cây cảnh không thể thiếu trong mỗi gia đình, theo quan niệm của dân gian “sung” mang ý nghĩa cho sự sung túc, viên mãn trọn vẹn. Chính vì vậy, người Việt thường có phong tục trồng sung trong nhà, và thường bày quả trên mâm ngũ quả để cầu nguyện cho gia đình một năm sung túc, gặp nhiều may mắn. Theo phong thủy, cây sung còn mang ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại nhiều sự may mắn, làm ăn phát đạt cho gia chủ.
Ý nghĩa với sức khỏe của cây sung
Theo nghiên cứu hiện nay cho thấy, trong quả sung có chứa nhiều chất như: glucose. Saccarozo,… có nguyên tố có hàm lượng vi lượng cao như: canxi, photpho, kali,… và số loại vitamin như: C, PP, B2,… Với nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên sung có tác dụng như phương thuốc chữa bệnh, đẩy lùi được một số loại ung thư nguy hiểm. Trong y học cổ truyền, quả sung được xem như vị thuốc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận phế lợi hầu, nhận tràng,… rất có lợi cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, sung còn có tác dụng cầm máu, chữa lành về thương, trị ho và một số bệnh về đường hô hấp, chữa phong thấp rất hiệu quả.
Cây sung mang lại giá trị về kinh tế
Sung là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, vì vậy có thể rút gọn được chi phí chăm sóc và công trồng. Ngoài quả, sung còn có thể tận dụng được thân và lá rất hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập cho nhà vườn. Ngoài ra, bạn có thể trồng sung cảnh để kinh doanh, đặc biệt là vào dịp tết giá thành cây sung rất cao, mang lại giá trị kinh tế lớn.
Ý nghĩa của cây sung trong phong thủy
Sung là một loại cây có dáng đẹp dễ tạo hình, vì thế loại cây này được nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa, đây là loại cây dễ chăm sóc và sinh trưởng tốt. Trong dân gian truyền lại ‘Sung’ có nghĩa là sung túc, viên mãn. Vì thế, nhiều người không chỉ trồng cây sung để trang trí vườn nhà, mà còn được dùng đặt trên bàn thờ ngày Tết cổ truyền.
Trong phong thủy thì cây sung có sức sống tốt, thế đẹp, quả mọc quanh thân tròn, căng và đẹp với ý nghĩa mang nhiều may mắn, thu hút tiền tài, sung túc. Cung Sung cùng với hoa đào, hoa mai, hoa cúc…là những cây không thể thiếu trong ngày tết. Đối với những người cây cảnh thì cây sung đứng đầu trong bộ tam đa Phúc – Lộc – Thọ (Sung – Lộc Vừng – Vạn Tuế).
Cách trồng và chăm sóc cây sung phong thủy trong nhà
Hướng dẫn chuẩn bị trồng cây sung phong thủy
Dụng cụ trồng
Bạn có thể trồng cây sung trong thùng xốp, bao xi măng, chậu cây trồng, khay hoặc vùng đất trống trong vườn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ khi trồng cây sung thì bạn cần nên đặt vào chậu (chậu phải có lỗ để giúp thoát nước).
Đất trồng cây sung phong thủy
Không nên trồng cây sung ở những nơi đất cát, đất sỏi hoặc những khu đất giữ nước kém. Đất trồng cây Sung phải là đất có cơ giới từ trung bình đến nặng. Tốt nhất nên trồng ở những nơi đất có nước, chậu ít đất và có nước.
Bạn có thể ra những cửa hàng bán cây cảnh mua đất pha sẵn hoặc có thể pha đất với phân gà, xơ dừa, mùn hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, vỏ trấu…Trước khi trồng, bạn nên lót phân trước 7 hoặc 10 ngày. Bên cạnh đó, bạn nên lót vôi trước để trừ mầm bệnh trong đất
Giống cây
Sung có thể giâm cành, trồng bằng hạt hoặc chiết cành. Để có thể tiết kiệm được công sức, thời gian và chi phí trồng thì bạn hãy ra những địa chỉ bán cây cảnh để mua giống cây sung có sẵn. Nên chọn những cây sung có chiều cao khoảng tư 15cm – 20cm.
Trồng cây
Sau khi bạn mua được cây sung tại cửa hàng cây cảnh rồi thì trước khi trồng cần bỏ lá non, sau đó đặt vào chậu rồi lấp đất đến phần rễ cây. Cuối cùng, bạn tưới nước đều đặn 1 lần/ngày và liên tục trong 2 tuần đầu. Sau đó, bạn có thể giảm liều lượng tưới ẩm xuống 2 ngày/ lần cũng được.
Chăm sóc cây sung phong thủy
- Sung cảnh hay các loại cây sung khác không cần phải chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt. Song để cây này không phân nhiều lá, nhiều cành và vươn dài thì bạn cần chăm sóc, tưới nước và cắt tỉa cho cây. Bởi nước chính là yếu tố quan trọng đến sự phát triển của cây. Vì thế cần phải điều chỉnh lượng tưới nước cho phù hợp để khống chế sinh trưởng của cây.
- Bạn có thể bón phân cho cây sung thành nhiều đợt và có thể bón phân NPK và phân ủ chuồng. Nếu vào mùa mưa bạn bón phân và tưới nước thì hãy hòa phân cho thật tan rồi tưới, điều này sẽ tránh tình trạng lá sung bị cháy. Bạn có thể dành thời gian tạo thế, dáng cây theo sở thích.
- Để kích thích cây sung nhanh ra quả thì bạn hãy ngừng tưới nước khoảng 15 hoặc 25 ngày và vặt gần hết lá. Sau khi cây ra lá mới thì bạn mới tiếp tục tưới nước và bón phân để giúp cây đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây nhanh ra hoa và quả. Thường cây ra quả vào tháng 6 đến tháng 8 hoặc vào những tháng cuối năm.
Một vài lưu ý chăm sóc cây sung cảnh trong phong thủy
Các bạn cần biết rằng, sung sau mỗi lần ra quả sẽ rụng hết chỉ còn lại đài quả bám chặt vào thân cây mẹ. Đài quả bám chặt này, sang năm sẽ tiếp tục cho ra quả mới. Do đó, cần chú ý là không được cắt bỏ đài này, bởi việc cắt bỏ sẽ làm cho cây không phát quả đúng vị trí mà sẽ mọc ra vị trí mới.
Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều chia sẻ trên diễn đàn đó là khuyên vặt hết lá và cắt nước trong vòng từ 15 đến 20 ngày. Thế nhưng, chúng tôi khuyên bạn rằng việc làm này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cây bởi chỉ cần 3 ngày bỏ nước là lá đã héo và rụng rồi.
Một số loại bệnh cây sung thường gặp
Bệnh xoắn đọt, lá nhỏ quăn queo
Khi bị bệnh, phần đọt non của cây bị xoắn lại, lá có những đốm vàng li ti, khi nặng hơn cây sẽ không phát triển, khả năng ra trái kém trái ra thường bị dị dạng. Để phòng trừ loại bệnh này, cần cung cấp đủ nước cho cây đặc biệt vào mùa khô hạn, thường xuyên cắt tỉa cây thường xuyên. Khi phát hiện cây bị bệnh nên cắt và tiêu hủy những cành nhiễm bệnh đi. Nên cân đối lượng đạm khi bón cho cây, không nên bón quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
Bệnh thối trái non
Khi bị bệnh, những vùng nhiễm thường có dấu hiệu chuyển màu, xuất hiện dấu hiệu úng nước thối rễ. Về sau, bệnh gây thiệt hại cho trái, làm trái bị thối khi đang còn non, trái bị rụng hoặc bị dị dạng. Để phòng tránh loại bệnh này cần lưu ý đến lượng nước tưới cho cây, không nên tưới quá nhiều nước. Khi phát hiện bệnh nên ngưng tưới nước vào buổi chiều. tăng cường bón phân chuồng thay vì các loại phân hóa học.
Kết
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây sung. Cây sung là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại nhiều lợi ích. Với vẻ đẹp bình dị và tiềm năng kinh tế cao, cây sung xứng đáng là lựa chọn hoàn hảo để tô điểm cho khu vườn và mang lại may mắn cho gia chủ. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!