Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao

Chắc hẳn khi nhắc đến Cây Gỗ Sưa không ai là không biết, đây là loài gỗ quý có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt nếu bạn sử dụng gỗ sưa để chế tác những sản phẩm nội thất hay đồ trang trí thì sẽ có những sản phẩm vô cùng tinh sảo, đẹp mắt. Chính vì thế mà hiện nay, người ta đang gây dựng, bảo tồn và trồng mới thêm rất nhiều cây sưa. Vậy cây sưa có đặc điểm như thế nào? Giá trị và cách chăm sóc chúng ra sao? Hãy cùng đi tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây nhé.

Cây gỗ sưa là gì?

Cây gỗ sưa có tên tiếng anh là Dalbergia tonkinensis Prain. Là một cây thân gỗ thuộc nhóm họ đậu. Cây gỗ sưa thuộc nhóm 1A (Loại gỗ cực kỳ quý hiếm) cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.. Lá cây trung bình dài từ 9-20cm, có lông nhỏ và mìn thường có màu nâu vàng. Thân cây thì có màu xám hoặc vàng nâu. Chiều cao trung bình của cây gỗ sưa là từ 10-15m. Ở miền bắc thì gỗ sưa có tên gọi khác như gỗ Huê, gỗ Huỳnh, Gỗ Trắc…

  • Tên gọi khác: Cây trắc thối, cây huê mộc vàng, cây sưa bắc bộ
  • Tên khoa học: Dalbergia Tonkinensis 
  • Thuộc họ: Đậu
Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 1
Cây gỗ sưa là gì?

Đặc điểm nổi bật của cây sưa

Cây sưa là loại cây thân gỗ, nó có thân khá cao có khi rơi vào khoảng từ 12 – 15m. Thân nhẵn phẩn vỏ thân có màu xám nhưng cũng có khi có màu nâu đậm, chạy dọc thân là những vết nứt chính thứ này đã khiến vỏ cây sưa có hình thái xù xì.

Phần thân bên dưới của cây sưa mọc thẳng từ dưới lên với đường kính lớn tuy nhiên khi càng lên cao thì nó bắt đầu xuất hiện nhiều cành nhánh khác nhau, với tán lá rộng, sum sê, dày đặc.

Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 2
Đặc điểm nổi bật của cây sưa

Lá của cây sưa lại mọc theo kiểu đối xứng nhau với cánh lá nhỏ, trên 1 cành lá xuất hiện nhiều chiếc lá nhỏ khác nhau, nó rơi vào khoảng từ 10  – 15 lá và chiều dài của cành lá này khoảng từ 20 – 25cm. Lá có màu xanh, bên trên được phủ một lớp lông mềm mại, với những chiếc lá khi già thì chuyển từ màu xanh non sang màu xanh đậm và những chiếc lông tơ cũng bị tiêu biến hết.

Hoa cây sưa có màu trắng giống như cây tếch vậy và cũng mọc thành từng chùm nhỏ phía đầu cành, nhìn từ xa bạn có thể liên tưởng những cây này như những bông tuyết nhỏ xinh đang rập rình trong gió. Đặc biệt, hoa sưa còn cho mùi hương nhè nhẹ làm cho tinh thần con người ta cảm thấy thoải mái, thư thái khi hít hà mùi hương này.

Cây sưa cũng cho quả và nó có hình giống với những quả đậu nhỏ, kích thước từ 5  – 7cm mỗi quả, vỏ bên ngoài có màu nâu vàng và khi già chúng sẽ tự động tách vỏ ra để lộ những hạt bên trong.

Cây sưa thường ra hoa vào cuối mùa xuân và sang mùa đông ta có thể thu hoạch được quả của chúng.

Gỗ sưa có mấy loại?

Có rất nhiều cách để phân loại gỗ sưa ở đây tôi sẽ phân gỗ sưa làm 2 loại chính là gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ.

Gỗ sưa trắng có hoa nở rất đẹp mùi thơm dịu tạo cho con người ta cảm giác rất thoải mái dễ chịu nhưng trái của cây gỗ sưa khi đốt thì lại không có mùi gì đặc biệt.

Gỗ sưa đỏ cũng tương tự như loại gỗ sưa trắng, quả loại gỗ này thì kết thành từng chùm, khi đốt thì có mùi thối đặc trưng.

Địa điểm phân bố gỗ sưa

Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 3
Hình ảnh cây gỗ sưa

Gỗ sưa chủ yếu tìm thấy ở Miền Bắc Việt Nam và rải rác ở vùng Hải Nam (Trung Quốc). Ở miền bắc thì gỗ sưa có tên gọi khác như gỗ Huê, gỗ Huỳnh, Gỗ Trắc…

Giá trị của gỗ sưa

Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 4
Hình ảnh cây gỗ sưa

Gỗ sưa có độ bền tốt nhất

Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xưa, ở Trung Quốc người ta đã ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.

Ngoài ra gỗ sưa còn có thể dùng làm đồ nội thất, vì gỗ sưa là loại gỗ cực kì giá trị phải những người cực kì có tiền mới có tiền sử dụng loại gỗ này. Các loại được sử dụng nhiều nhất như vòng gỗ, bàn ghế, tủ thờ,…

Có thể dùng gỗ sưa để ướp xác, trừ tà

Những thông tin về việc dùng gỗ sưa để ướp xác quý tộc, làm khí cụ trừ ma chưa được những công trình khai quật xác ướp chứng minh nhưng dư luận lại luôn có niềm tin đặc biệt về tính tâm linh của loại gỗ quý này.

Đây thực ra vẫn là một câu hỏi, nghi vấn còn bỏ ngỏ nhưng rõ ràng niềm tin về khả năng của gỗ sưa hút tà khí là rất lớn mới có thể khiến giá gỗ sưa trở nên đắt đỏ như vậy.

Gỗ sưa là vị thuốc quý chữa bách bệnh

Những sách quý về y học cổ truyền của Trung Quốc như : Trung dược đại từ điển”, ” Bản thảo cương mục” có ghi gỗ sưa có tác dụng gì? Đặc biệt nhấn mạnh công dụng cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, hỗ trợ chữa bệnh tim, hoạt huyết trong cơ thể. Người Trung Quốc luôn tin rằng nếu dùng gỗ sưa để gối đầu thì giống như thuốc được truyền trực tiếp vào người vậy.

Để nhận biết một cách nhanh chóng thì chỉ những người làm trong nghề lâu năm mới nhận ra gỗ Sưa thông qua mùi hương đặc trưng. Cách nhận biết Gỗ Sưa theo kinh nghiệm dân gian thì chủ yếu dựa vào lõi. Lõi của cây Gỗ Sưa rất cứng, thông thường phải trên 10 năm tuổi, cây mới bắt đầu cho lõi.

Cây gỗ sưa trong phong thủy

Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 5
Hình ảnh cây gỗ sưa

Đó là một quan niệm của từng người mà không có cơ sở khoa học nào để chứng minh điều này. Chỉ là hiện nay việc sử dụng gỗ sưa làm đồ thờ cúng gỗ sưa đang rất được thịnh hành. Nếu có điều kiện kinh tế bạn hãy thử xem sao bởi nó toát lên một điều gì đó rất lạ kì và linh thiêng mà khó có thể giải thích được.

Cách nhận biết gỗ Sưa

Gỗ Sưa được chia làm 3 loại

Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 6
Hình ảnh cây gỗ sưa

Gỗ Sưa đỏ: Còn gọi là gỗ Sưa đỏ, hiện nay, Gỗ Sưa đỏ khá phổ biến và có tính ứng dụng cao. Đây là cây gỗ trung bình, chúng thường cao từ 15 – 18m, sinh trưởng nhanh, khá dễ trồng và dễ chăm sóc. Sau khoảng 8 – 10 năm trồng, bạn có thể thu hoạch được. Cây Gỗ Sưa đỏ rất đẹp, chúng có lõi to, cứng, màu nâu đỏ, nâu thẫm hoặc nâu đen. Điểm đặc biệt của loại cây này là thớ mịn, không sợ mối mọt. Cây Gỗ Sưa Đỏ có mùi thơm, chính vì vậy, bạn khó bị nhầm lẫn với các loài cây gỗ khác.

Đường nét hoa văn trên cây gỗ hút hồn người xem bằng những đường nét tự nhiên, uốn lượn ngẫu hứng. Giá gỗ Sưa đỏ rất đắt, năm 2018 có giá tiền từ 1.000.000 đến 100.000.000đ/kg gỗ lõi tuỳ loại, tính ra 1m3 có giá trị tương đương gần chục tỷ đồng. Hiện nay, người ta mua Gỗ Sưa Đỏ từ 7 tuổi trở lên, đường kính lõi trên 9cm, có giá từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng/kg.

Nhiều người cho rằng Cây Sưa Đỏ có giá trị cao như vậy vì ngoài những đặc điểm ưu việt của Gỗ Sưa Đỏ (đẹp, tốt, không mối mọt….), nó còn có tác dụng khác về mặt tâm linh.

Gỗ Sưa trắng: Khác với Gỗ Sưa đỏ, cây Gỗ Sưa trắng khi trưởng thành có thân khá nhẵn, khi cây lâu đời, lớp vẩy chết sẽ được hình thành. Cách nhận biết Gỗ Sưa trắng khá dễ dàng, thông thường chúng sẽ không đẹp bằng Gỗ Sưa đỏ. Lớp thịt bên ngoài của gỗ khá dày, có màu nhợt nhạt đồng thời hoa văn cũng mảnh nhỏ và không sắc nét. Loại cây này không có tính ứng dụng cao trong đời sống vậy nên giá của Gỗ Sưa trắng rẻ hơn nhiều so với Gỗ Sưa đỏ.

Gỗ Sưa vàng: Loại cây này thường cho gỗ có màu vàng nhạt, lõi gỗ thì thẫm hơn. Đặc biệt gỗ của Gỗ Sưa Vàng có mùi thơm hấp dẫn vậy nên khi ứng dụng trong đời sống, chúng được sử dụng để đóng các sản phẩm nội thất, làm vòng tay hoặc cất lấy tinh dầu, dùng làm hương (nhang) đốt rất tốt.
gỗ sưa

Cách nhận biết Gỗ Sưa chi tiết

Quan sát bằng mắt thường: Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao cạo ra hoặc dùng giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu rực sáng vàng hoặc đỏ. Chính vì vậy, từ xưa, các cụ đã có câu “vân gỗ trắc , sắc gỗ sưa”
Vân gỗ nổi lên xoắn xít, từng lớp từng lớp rất đẹp, có những vùng xoáy nhìn thấy hiện ra những hình thù kỳ lạ, cho nên trong sách cổ của Trung Quốc đã ghi chép là gỗ có vân “hình mặt quỷ” …

Thớ gỗ mịn, nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có thớ màu đen.

Ngửi hoặc đốt: Gỗ Sưa có tinh dầu với hương thơm đặc biệt, cho nên những ai đã được ngửi mùi gỗ sưa thì sẽ rất khó nhầm lẫn với mùi của các loại gỗ khác cũng có tinh dầu như gỗ hương, gỗ pơ mu, gỗ ngọc am…
Đối với những món đồ cổ gỗ sưa đã đóng cách đây hàng trăm năm thì sẽ khó ngửi hơn, ta cần đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ, ta vẫn thấy có mùi thơm ngát mùi trầm do tinh dầu tỏa ra. Hoặc đốt, khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà.

Cân: Gỗ Sưa nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai, nhưng cũng rất nặng, nặng tương đương gỗ hương, nặng hơn gỗ lát, gỗ xoan,…
Ngâm nước sôi: ngâm Gỗ Sưa trong nước đang sôi (hoặc mặt gỗ sưa) để trong một chiếc chậu tráng men hoặc bát tô tráng men màu trắng, để yên lặng trong 15 – 20 phút, sau đó quan sát màu nước và váng dầu nổi lên mặt nước báo vào thành chậu, thành bát: thấy nước có màu hồng, trong, đồ nước đi ta thấy có một đường viền váng dầu bám vào thành bát màu hồng sáng bóng, ngửi thấy mùi thơm ngát.

Giá trị của gỗ sưa

Rất khó có thể định giá gỗ sưa bởi loại gỗ này bị cấm khai thác vào năm 1994 rồi. thêm vào đó là giá trị có thể tính theo khối, theo sản phẩm, theo kích thước của gỗ nữa… nên để trả lời câu hỏi gỗ sưa bao tiền 1kg là điều không ai dám chắc chắn con số được.

Ứng dụng của cây sưa

Trong đời sống con người, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình dáng của cây sưa, trong công viên, vẻ hè đường phố… cây sưa được trồng như một loại cây bóng mát làm dịu đi cái nắng của mùa hè oi ả, nó cũng giúp cho cảng quan nhìn đẹp mắt hơn, trong xanh hơn. Không những thế, cây sưa còn giúp lọc bầu không khí rất tốt, nó khiến cho môi trường trở nên trong xanh hơn, sạch đẹp và thoải mái hơn, đảm bảo cho sức khỏe con người.

Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 7
Đặc điểm nổi bật của cây sưa

Ngoài ra, gỗ sưa là một loại gỗ quý vô cùng tốt nên được sử dụng nhiều để đóng đồ nội thất, vật trang trí, những thớ gỗ mịn sẽ giúp các nghệ nhân hình thành nên sản phẩm tuyệt đẹp nhất, thuận mắt người dùng. Đặc biệt là gỗ này rất chắc chắn, không bị mối mọt nên khi sử dụng sẽ rất lâu bền nhé.

Gỗ sưa còn có mùi thơm nhè nhẹ nên được nhiều người yêu thích.

Cách trồng và chăm sóc cây sưa như thế nào?

Thật ra để trồng được cây sưa và khiến chúng phát triển khỏe mạnh không hề khó khăn một chút nào, sưa có tốc độ sinh trưởng nhanh vì thế bạn không cần mất quá nhiều thời gain để chăm sóc chúng mà chỉ cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây mà thôi nhé:

  • Trong vòng 3 năm đầu tiên kể từ khi bạn bắt đầu trồng cây sưa con thì cần chăm sóc chúng thật cẩn thận, vệ sinh toàn bộ lượng cỏ xung quanh đảm bảo cho những cây cỏ dại này không xâm chiếm quá nhiều vị trí của cây sưa khiến cho chúng khó quang hợp. Ngoài ra cũng nên bón phân định kì 1 năm 2 lần để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.
  • Đất trồng cây nên chuẩn bị loại đất tốt, đất thịt có pha dinh dưỡng để đảm bảo kích thích cây ra rễ đồng thời cũng giúp cây có đủ dinh dưỡng ban đầu để phát triển.
  • Sưa vốn là loài cây ưa sáng, ngay từ khi còn là cây con nên việc chọn một vị trí thoáng cũng như đủ ánh nắng là điều hoàn toàn cần thiết, tuyệt đối không trồng cây ở nơi có nhiều bóng râm ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp của cây nhé.
  • Khi chọn cây con để trồng cây sưa thì nên chú ý một chút đến tiêu chuẩn cây giống, chọn những cây sưa con bụ bẫm không có dấu hiệu sâu bệnh hại và cần có chiều cao khoảng 40  – 50cm để trồng nhé.
  • Cũng nên tưới nước đều đặn cho cây vào mùa hanh khô để cung cấp nước cây trao đổi chất. 

Giá bán thị trường của gỗ sưa đỏ và cây giống

Giá thành của gỗ sưa đỏ sẽ có sự chênh lệch tùy theo từng vùng trồng, độ tuổi và kích thước thân cây. Với góc nhìn khách quan, giá gỗ sưa đỏ trồng ở các tỉnh miền Bắc sẽ nhỉnh hơn so với các tỉnh miền Nam. Lý giải điều này đó là do miền bắc trồng cây sưa đỏ nhiều, chất lượng gỗ tốt và đẹp hơn.

Những cây sưa có tuổi đời lâu năm có đường kính lớn thì cũng đồng nghĩa với việc giá siêu “chát”. Tuy nhiên, ở phần cành lớn của cây thì giá có thể “dễ chịu” hơn một chút. Đồng thời, giá bán cũng sẽ giảm theo kích thước của đường kính. Đối với các loại gỗ vụn, cành nhánh nhỏ thì có mức giá rẻ nhất.

Dưới đây là bảng tổng hợp giá của gỗ sưa đỏ tham khảo:

Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 8
Giá bán thị trường của gỗ sưa đỏ và cây giống

Sưa đỏ thường được nhân giống bằng phương pháp ươm hạt. Khi lựa chọn giống phải chọn những cây mẹ có tuổi đời cao và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Giá bán của cây cũng tùy thuộc vào hình thức và chiều cao của cây. Bà con có thể tham khảo bảng giá sau:

Cây Gỗ Sưa – Cách trồng và chăm sóc cây gỗ sưa để đạt được năng suất cao 9

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây sưa. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *