Cây tiểu hồng môn là cây nội thất độc đáo mang ý nghĩa phong thủy cao nhưng sự độc đáo của nó là nó có thể trồng trong nước mà vẫn phát triển một cách mạnh mẽ, rất tốt. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cây tiểu hồng môn là gì?
Cây Hồng Môn có nguyên xuất từ Colombia và Ecuador. Cây Hồng Môn (Anthurium) là chi lớn nhất thuộc họ ráy Araceae với khoảng 600 – 800 ( có thể 1.000 ) loài phân bố ở vùng Trung và Nam Mỹ. Được phát hiện năm 1876 ở Colombia. Hồng Môn còn một số tên gọi khác như: Môn Hồng, Vĩ Hoa Tròn, Buồm Đỏ…Cây Hồng Môn trong phong thủy tượng trưng cho tình yêu , lòng hiếu khách. Ngoài ra cây rất phù hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Thổ, cây sẽ mang đến tài lộc và may mắn cho những người bản mệnh này. Cây phù hợp làm cây để bàn, phòng khách, quầy lễ tân, trang trí quán cà phê, các góc nhỏ trong nhà. Cây có tác dụng thanh lọc không khí.
Đặc điểm cây tiểu hồng môn
Cây Hồng Môn là loài cây sống lâu năm, thường mọc thành bụi và có thân ngắn. Lá có phiến xanh hình tim, lá non có màu nhạt hơn, rộng từ 9–15 cm và dài từ 18–30 cm. Cuống lá hình ống trụ, có thể dài tới 30–40 cm. Mo hoa dạng phiến nở rộng hình tim, có màu đỏ ngọc, màu hồng, cam. Hoa tự thường có màu vàng, đính trên mo hoa. Trên mỗi hoa tự có đính nhiều hoa nhỏ. Hoa của cây Hồng môn thuộc dạng hoa lưỡng tính cùng gốc.
Cây Hồng Môn gồm có 3 loại chính: Tiểu Hồng Môn, trung Hồng Môn và Đại Hồng Môn. Tùy theo chỗ bài trí, sở thích của tùy người để lựa chọn tiểu, trung hay đại. Ngày xưa cây Hồng Môn được một nhà truyền giáo người Anh tên là S.M.Damon đem từ Colombia đến Hawaii. Bén duyên với quê hương mới, nếu bạn có dịp đến Hawaii thì sẽ thấy cây Hồng Môn đã trở thành một trong những cây đặc trưng cho xứ đảo Hawaii, được người dân nơi này yêu mến gọi là “trái tim Hawaii”.
Ý nghĩa cây tiểu hồng môn
Cây tiểu hồng môn thể hiện sự thanh cao, trong sạch, mang đến cho gia chủ sự may mắn, bình an, tài lộc.
Tiểu hồng môn còn có tác dụng thanh lọc không khí, đem đến không gian trong lành và hút khí độc khi sử dụng điều hòa lâu ngày và các vật dụng trong nhà gây ra.
Cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn
Thuộc dòng cây cảnh văn phòng nên Hồng Môn rất dễ sống và chăm sóc, hoa dạng lưỡng tính nên hoa cũng ra liên tục. Để cây đẹp và khỏe mạnh bạn chỉ cần một số chú ý nhỏ về nước và ánh sáng.
NƯỚC
Nước hay chính là độ ẩm của đất thì độ ẩm khoảng 70 – 80%, tương ứng mỗi lần tưới ẩm khoảng 3/4 chậu cây, nếu thời tiết ẩm, lạnh có thể 1 tuần tưới 1 lần, nếu thời tiết khô, nóng thì 1 tuần tưới 2 lần. Nếu chậu bị khô cây sẽ có màu lá nhạt, ủ rũ. Ngược lại nếu thừa nước thì cây đễ bị thối do nhiễm bệnh, nên bạn đừng tưới nhiều quá. Khô thì cần tưới thêm nước là được chứ ẩm thối rồi thì cứu cây rất phức tạp.
NHIỆT ĐỘ
Nhiệt độ thích hợp đối với cây Hồng Môn là từ 15 – 30 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn 15 độ c thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển chậm, còn nếu trên 30 độ c thì cây bị vàng lá, thối lá, thậm chí là chết.
Nên tránh để cây trời nắng nóng buổi trưa
ĐẤT TRỒNG
Cây Hồng Môn ưa loại đất có nhiều phù sa, tơi xốp, bạn có thể trộn phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục, trấu hun, xơ dừa…để tạo nên loại đất ưu thích giúp cây phát triển nhanh hơn.
NHÂN GIỐNG
Cây phát triển rất nhanh nên phương pháp tách chiết cây con từ cây mẹ đem hiệu quả cao nhất, ngoài ra bạn có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô từ lá, hạt. Với các cây con tách từ cây mẹ phải sau trồng từ 4 tháng trở lên và phải có ít nhất 3 – 4 lá. Dùng dao sắc tách cây con sát gốc, lấy rễ bèo tây bó lại ươm thêm một thời gian cho ra rễ rồi mới trồng vào chậu.
Sâu bệnh
Cây Hồng Môn rất ít sâu bệnh thường có một số bệnh thường gặp như thối củ, thối gốc thối thân…Để các bệnh được hạn chế thì bạn nên cắt tỉa bớt lá già, làm sạch cỏ trong chậu để tạo độ thông thoáng, duy trì độ ẩm và ánh sáng thích hợp nhằm hạn chế nấm bệnh phát sinh, phát triển và gây hại.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!