Ốc hương là một loài động vật thân mềm thuộc họ Babyloniidae sống ở vùng biển nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, độ sâu từ 5 – 20 m, sống tại chất đáy cát hoặc bùn cát pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Đây là loài nhuyễn thể chân bụng quen thuộc không chỉ với người dân miền biển mà cả với những người ở vùng khác vì thịt ốc hương rất ngon, nó còn là nguồn nguyên liệu để làm những món ăn ngon và có giá rất cao trên thị trường. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về ốc hương qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Đặc điểm sinh học của ốc hương
Ốc hương thuộc loại ốc xoắn, vỏ màu vàng điểm các chấm nâu, phân bố khắp các miền cận biển với đáy cát pha bùn, kích cỡ cá thể lớn nhất dài không quá 10cm và nặng khoảng 60g. Nhìn bề ngoài, ốc hương có màu lốm đốm xanh trắng vàng rất sạch đẹp.
Tên gọi ốc hương vì nó được gọi tên theo mùi của ốc ngay cả khi tươi sống đã tỏa ra hương thơm tự nhiên, hấp dẫn và tỏa ra hương vị hấp dẫn khi được nấu chín. Ốc hương chỉ cần luộc không cần thêm gia vị nhưng mùi ốc hương lại bốc thơm như lá dứa, ngát như hoa ngâu, gay gay như riềng.
Thịt ốc hương giòn ngọt, lúc nào cũng tươi, dai, không bở, Đặc biệt ốc rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người, thịt ốc có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ốc cung cấp nhiều calo, các loại vitamin B không thể thiếu cho hoạt động của não và hệ thần kinh. Ốc không có cholesterol nhưng lại dễ tiêu.
Thức ăn của loài ốc hương là mùn bã lắng đọng ở đáy biển và xác thối rữa của các loài thủy sản. Ngoài ra thức ăn của ốc hương còn là động vật. Nó thích ăn các loài động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ (trai, sò, nghêu…) và các loài giáp xác (tôm, cua, ghẹ…). Mỗi ngày nó ăn một lượng thức ăn khoảng 12% so với trọng lượng cơ thể của nó. Ở đáy biển, ốc hương sống rải thưa từng đôi một, nhưng khi gặp mồi thì họp đàn dày đặc bu quanh miếng mồi để rúc tỉa.
Nuôi trồng Ốc hương
Ở Việt Nam, ốc hương được biết đến như mặt hàng thủy hải sản cao cấp, giá bán trên thị trường không dưới 300.000 đồng/kg, còn giá xuất tại hồ từ 200.000 – 250.000 đồng/kg. Diện tích nuôi ốc hương trên địa bàn huyện Ninh Hòa 50 – 70ha, tập trung ở các xã Ninh Thọ, Ninh Hải, Ninh Phú, Ninh Ích, Ninh Hà… mặt hàng này được ưa chuộng ở thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Ðài Loan, Singapore. Hiện nay, giá ốc hương trên thị trường nội địa Việt Nam dao động từ 120.000 – 220.000 đồng/kg (tuỳ theo thời điểm), giá xuất khẩu từ 10-15 USD/kg.
Ốc hương được coi là đặc sản quý đang được ngư dân vùng Phú Quốc khai thác và nuôi trồng để xuất khẩu., ốc hương được nuôi với nhiều mô hình đa dạng, tuy nhiên việc chăn nuôi ốc hương cũng không phải là không có những rủi ro nhất định.
Hiện nay, tại Việt Nam đã sản xuất được thức ăn cho ốc hương, tạo điều kiện cho việc nuôi ốc phát triển. Thay vì cho ốc hương ăn thức ăn tươi sống, người nuôi ốc hương có thể dùng viên thức ăn công nghiệp (dạng viên). Đây là loại thức ăn gồm các thành phần bột cá, vỏ sò và một số vitamin có sẵn, thức ăn này làm ốc hương tăng trưởng nhanh và ít bệnh., nó cũng ít làm ô nhiễm môi trường biển nhờ có chất kết dính không làm cho thức ăn tan rã trong nước.
Ốc hương được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon như ốc hương nướng – là một đặc sản, ốc hương luộc, ốc hương nhồi
Thức ăn chính của Ốc hương
Ốc hương từ giai đoạn bò lê sống đáy đã có khả năng ăn mồi động vật như thịt tôm, cá, động vật thân mềm 2 mảnh vỏ. Chúng nhận biết mùi tanh và tìm đến mồi rất nhanh nhờ hoạt động xúc tu và các cơ quản cảm giác.
Thức ăn ưa thích của ốc hương là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, các loại cá, các loại giáp xác bao gồm cua, ghẹ, tôm…
Thức ăn cho ốc phải tươi, không được dùng loại thức ăn được bảo quản bằng hóa chất.
Phương pháp cho ăn
Việc xác định lượng thức ăn cho ăn hằng ngày là rất quan trọng vì ảnh hưởng lớn đến kết quả nuôi, phải bảo đảm thức ăn không thừa cũng không thiếu.
Lượng thức ăn cho ốc được tính như sau:
- Tháng thứ 1: 15 – 20% trọng lượng ốc nuôi;
- Tháng thứ 2: 10 – 15% khối lượng ốc nuôi;
- Tháng thứ 3: 8 – 10% khối lượng ốc nuôi;+ Tháng thứ 4 về sau: 5 – 7% khối lượng ốc nuôi.
Từ tháng thứ 2 trở đi căn cứ vào tình hình thực tế trong ao để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Việc điều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày cần phải dựa trên những căn cứ khoa học kết hợp với những kinh nghiệm, quan sát thực tế, nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ để ốc vừa lớn nhanh vừa đảm bảo môi trường ít bị ô nhiễm. Việc điều chỉnh được tính toán dựa trên các yếu tố sau:
- Số lượng ốc giống thả ban đầu;
- Khối lượng trung bình của ốc nuôi;
- Tỉ lệ sống của ốc;
Số lần cho ăn trong ngày: 1-2 lần/ngày, buổi sáng hoặc buổi chiều tùy vào nguồn cung cấp thức ăn.
Chuẩn bị thức ăn: Cá các loại, cua, ghẹ đập vỡ vỏ sau đó cắt nhỏ phù hợp với kích cỡ ốc nuôi. Thức ăn có thể cắt bằng máy hoặc bằng tay sau đó được rãi đều trong ao.
Sau khi cho ăn khoảng 2 giờ, lặn xuống đáy kiểm tra để xác định mức độ tiêu thụ thức ăn của ốc. Nếu lặn kiểm tra thấy hết thức ăn trong ao thì ngày hôm sau tăng 5 – 10 % so với lượng thức ăn ngày trước đó, nếu thức ăn còn 5-10 % thì không tăng và nếu còn hơn 15 % thì giảm đi 10 – 20 % lượng thức ăn cho ngày sau.
Nếu vào thời kỳ con nước cường, thay nước thuận lợi, môi trường nước ao trong sạch nên tăng lượng thức ăn cho ốc, ngược lại vào kỳ con nước kém, thay nước ít nên giảm lượng thức ăn.
Quản lý môi trường ao nuôi Ốc hương
Trong quá trình nuôi ốc hương, việc sử dụng thức ăn tươi sống làm cho môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm, do vậy cần phải:
- Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn hàng ngày, không để bị thừa; định kỳ cua, ghẹ, sò, hàu,… còn sót lại của ngày hôm trước.
- Thường xuyên kiểm tra vớt bỏ toàn bộ thức ăn thừa, xương, đầu cá, vỏ cua, ghẹ…để tránh ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.
- Thường xuyên thay nước, mỗi lần thay 30 – 70% lượng nước trong ao. Đặc biệt vào những ngày con nước cường nên tổng vệ sinh toàn bộ nền đáy ao kết hợp với thay nước một cách triệt để, nhằm loại bỏ chất bẩn lắng đọng trên nền đáy. Đối với những ao ở vùng trung và cao triều nên chủ động bơm thay nước hàng ngày nhằm đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch.
- Vào các thời điểm không thay được nước, môi trường ao nuôi diễn biến xấu, thực hiện đồng thời các biện pháp sau: Giảm lượng thức ăn; bơm cấp thêm nước mới; tăng cường quạt nước; sử dụng vôi thủy sản, chế phẩm sinh học,… để cải thiện môi trường ao nuôi.
- Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học, vôi, các khoáng chất nhằm phân hủy các chất lắng tụ, chất bẩn trên bề mặt ao nuôi và tăng độ kiềm nước ao nuôi.
- Kiểm soát chặt chẽ lượng tảo trong ao để tránh hiện tượng tảo tàn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của ốc.
- Tăng cường quạt nước trong ao nhất là khi trời nóng và ban đêm. Có thể che lưới lan cho ốc nuôi trong ao đáy cát lót bạt vào mùa nắng nóng.
- Định kỳ kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi như: pH, độ mặn, độ kiềm, khí độc… để kịp thời diều chỉnh và xử lý.
- Kiểm tra lưới bao xung quanh ao nuôi, tiến hành chà rửa lưới nếu lưới dơ nhằm tăng cường khả năng lưu thông của nước, thay mới nếu lưới quá dơ hoặc bị rách.
- Trước khi cho ăn nên dọn sạch đáy ao nuôi kết hợp với thay nước ao nuôi.
Một số bệnh thường gặp ở Ốc hương
Ốc hương cung cấp nhiều calo, các loại vitamin B không thể thiếu cho hoạt động của não và hệ thần kinh. Ốc không có cholesterol nhưng lại dễ tiêu hóa.
Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên người nuôi ốc hương hiện nay cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ tổng hợp một số bệnh thường gặp trên ốc hương cũng như các giải pháp phòng trị an toàn:
Tác nhân và biểu hiện
Những tác nhân này thường xuất hiện vào đầu giữa mùa mưa (tháng 10 – 11 hàng năm) khi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, hàm lượng vật chất hữu cơ thay đổi. Chết hàng loạt là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các trại sản xuất giống, ao và lồng nuôi thương phẩm ốc hương. Ốc bò lên bề mặt nền đáy bể hoặc lồng nuôi, bỏ ăn và chết rất nhanh sau 1 đến 2 ngày, đặc biệt với ốc giai đoạn ương giống. Dấu hiệu kèm theo là vòi lấy thức ăn của ốc lòi ra, sưng tấy. Quan sát kỹ thấy ốc thường giẫy dụa rất nhiều trước khi chết.
Bệnh do kí sinh trùng
Trùng loa kèn
Thường gặp nhất ở giai đoạn trứng và ấu trùng. Có hai loài phổ biến là Vorticella và Zoothamnium, chúng thường liên kết thành tập đoàn sống bám trên vỏ ốc, tiêm mao và chân ấu trùng ốc.
Mức độ gây hại sẽ tỉ lệ thuận với số lượng trùng bám và liên quan đến độ bẩn của nước. Mặc dù không lấy chất dinh dưỡng nhưng ở mật độ thấp, trùng loa kèn gây khó khăn cho hoạt động của ấu trùng, còn ở mức độ nhiễm cao chúng có thể gây chết rải rác hay hàng loạt trong các trại sản xuất giống.
Trùng lông
Theo hầu hết các mẫu phân tích xác định loại trùng lông này có tên là Ciliophora. Là loài có hình dạng giống như cầu gai, tuy nhiên kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng đặc trưng bởi lông tơ với số lượng rất nhiều, dạng lượn sóng.
Với cường độ nhiễm cao và gây chết hàng loạt ở cả trại giống cũng như giai đoạn nuôi thương phẩm. Chúng là tác nhân ban đầu, bám và tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa ) và ống xi phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm sưng tấy, xuất hiện nhiều chấm đỏ bên trong. Từ đó vi khuẩn, nấm nhân cơ hội tấn công vào các vị trí tổn thương trên. Do vậy, ốc không lấy thức ăn được, không thở được và chết. Ngoài ra khi bệnh, ốc sẽ hoạt động bất thường như ít vùi đáy, phơi mình trên nền cát, chân bụng phồng và có bọng nước.
Vi bào tử trùng
Chúng gọi là Glugeo thuộc ngành Microsporia với kích thước nhỏ, không có tiêm mao nhưng chuyển động rất nhanh, kí sinh bên trong ấu trùng với cường độ cảm nhiễm cao. Cản trợ các hoạt động bình thường của ốc tại vị trí kí sinh, lâu ngày gây chết hàng loạt.
Bệnh do vi khuẩn, nấm
Nhiều vùng nuôi, hiện tượng chết hàng loạt cũng được phát hiện là do vi khuẩn và nấm. Vi khuẩn Vibrio và nấm là các tác nhân cơ hội, khi ốc có tổn thương do tác nhân khác hay môi trường sẽ tạo cửa ngõ để chúng tấn công làm ốc bị nặng thêm dẫn đến chết. Nấm Fusarium thường được tìm thấy cùng với vi khuẩn V.alginolyticus nhiều ở các mẫu ốc bị bệnh.
Bệnh do giun, copepoda
Thường xuất hiện ở giai đoạn ấu trùng khi sử dụng tảo tươi làm thức ăn. Giun có 3 dạng: giun đốt, giun tròn và giun đầu móc hình phẩy, chúng bám trên vỏ ốc, chuyển động rất nhanh, chọc khuấy các bộ phận cơ quan ốc làm cho ốc yếu dần và chết, rất nguy hiểm.
Copepoda xuất hiện trong các bể ương ấu trùng sử dụng nhiều thức ăn công nghiệp. Chúng dùng chủy tấn công vào các bộ phận của ốc gây tổn thương, bên cạnh đó còn cạnh tranh thức ăn, môi trường sống với ốc.
Chúng làm giảm tỉ lệ sống và sinh trưởng của ốc, có thể gây chết hàng loạt nếu mật độ cao.
Giải pháp phòng trị
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong nuôi thủy sản. Trong khi các biện pháp điều trị chưa có hiệu quả cao, thì phòng bệnh là giải pháp chính.
Trước hết là làm sạch môi trường nuôi, sử dụng men vi sinh Sivibac định kì để phân hủy chất thải, cải thiện môi trường nước.
Nước phải được lọc kĩ loại bỏ các sinh vật khác trước khi cho vào ao hay bể. Trong quá trình nuôi cần thay nước thường xuyên để tránh việc tích tụ chất thải làm ảnh hưởng đến ốc.
Con giống phải được mua ở những cơ sở uy tín, được kiểm dịch đầy đủ của cơ quan thú y. Thả giống đúng kích cỡ, đồng đều. Nên mua giống ở những cơ sở gần vì vận chuyển từ xa sẽ không đảm bảo sức khỏe, dễ bị nhiễm khuẩn và chết, làm lây lan mầm bệnh.
Thức ăn sử dụng phải đảm bảo độ tươi, được vệ sinh sạch sẽ, không có hóa chất bảo quản. Trường hợp thức ăn công nghiệp phải có nguồn gốc rõ ràng, không bị vón cục, không mang mầm bệnh đối với ốc. Ngoài ra, cần thường xuyên bổ sung Kemix vào thức ăn để cung cấp vitamin và khoáng chất giúp ốc sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng.
Đối với nuôi lồng/đăng cần thường xuyên kiểm tra đáy lồng, xử lí kịp thời khi lưới rách, vệ sinh nền đáy định kỳ. Nếu nền đáy quá bẩn, độ độc của NH3 sẽ tăng cao, Yucca digera với liều dùng định kì 1 lít cho 6000-8000 m3 nước giúp phân hủy nhanh khí độc.
Thường xuyên theo dõi các yếu tố thủy lý hóa như pH, độ mặn, ôxy hòa tan để có biện pháp xử lý phù hợp khi có bất thường xảy ra. Zeoramin giúp tăng khả năng hòa tan của oxi vào nước, hấp thu khí độc, ổn định môi trường, định kì 2-3 ngày dùng 1kg Zeoramin cho 1000-2000 m3 nước.
Kiểm tra liên tục để loại bỏ những cá thể yếu hay chết, tiêu hủy đúng nơi quy định, không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, tránh lây lan mầm bệnh. Trường hợp xáo trộn quá lớn về môi trường, cần di chuyển lồng/đăng đến khu vực an toàn hay chuyển bể.
Cách chọn và sơ chế ốc hương
- Nên chọn những con ốc Hương có vỏ dày, chắc chắn, không bị nứt vỡ.
- Vỏ ốc Hương có màu nâu xám hoặc đen, các sọc xoắn ốc màu trắng rõ ràng.
- Miệng ốc Hương khép chặt, khi gõ vào vỏ có tiếng giòn.
- Tránh chọn những con ốc Hương có vỏ mỏng, nhẹ, hoặc miệng ốc há hốc.
- Ngâm ốc Hương vào nước muối pha loãng khoảng 30 phút để khử bùn đất và rong rêu bám trên vỏ.
- Dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ nhàng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên vỏ ốc.
- Dùng dao khều nhẹ để tách phần thịt ốc ra khỏi vỏ.
- Rửa sạch phần thịt ốc dưới vòi nước chảy.
Tổng hợp các món ngon từ ốc hương (hấp, nướng, xào):
Ốc hương hấp sả
Nguyên liệu: Ốc Hương, sả, gừng, ớt, chanh, muối tiêu.
Cách làm:
- Cho sả đập dập vào nồi hấp, xếp ốc Hương lên trên.
- Hấp ốc Hương trong khoảng 10-15 phút.
- Pha nước chấm với mắm, chanh, ớt, đường, tỏi băm.
- Thưởng thức ốc Hương nóng với muối tiêu và nước chấm.
Ốc hương nướng mỡ hành
Nguyên liệu: Ốc Hương, hành lá, mỡ hành, muối tiêu.
Cách làm:
- Làm nóng lò nướng ở 200°C.
- Xếp ốc Hương lên khay nướng, phết mỡ hành lên trên.
- Nướng ốc Hương trong khoảng 10-15 phút.
- Rắc muối tiêu lên ốc Hương trước khi thưởng thức.
Ốc hương xào me chua cay
Nguyên liệu: Ốc Hương, me, ớt, tỏi, hành tây, rau răm, gia vị.
Cách làm:
- Phi thơm tỏi băm, xào chín hành tây.
- Cho ốc Hương vào xào cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Hòa tan me với nước ấm, lọc bỏ hạt, cho nước me vào xào cùng ốc Hương.
- Thêm ớt, rau răm vào xào đều.
- Tắt bếp và thưởng thức ốc Hương xào me nóng hổi.
Xem thêm: Những thông tin liên quan đến cá voi sát thủ có thể bạn chưa biết?
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến Ốc hương do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về Ốc hương bạn nhé!
- Cây ngải cứu – Công dụng chữa bệnh của ngải cứu có thể bạn chưa biết?
- Cây Thuốc Mọi – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Hoa Cúc đại đoá là gì? – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Cây Thanh Long ruột đỏ – Đặc điểm, cách trồng chăm sóc Thanh Long ruột đỏ
- Cà gai leo – Công dụng, Đăc điểm và cách sử dụng cà gai leo