Mã đề – Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng mã đề

Mã đề là loại dược liệu quý trong tự nhiên với những công dụng chữa bệnh đến khó tin. Hiện nay, Đông y thường sử dụng cây mã đề để khử nhiệt, thông mồ hôi, làm mát máu, sáng mắt,… và còn nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, để hiểu rõ một cách tường tận về loại cây này, mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau.

Công dụng chữa bệnh của mã đề

Công dụng chữa bệnh của mã đề
Công dụng chữa bệnh của mã đề

Cây Mã Đề không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn giúp con người đẩy lùi các bệnh lý nguy hiểm. Bài viết xin điểm danh một số công dụng chính đối với sức khỏe của Mã Đề ngay sau đây:

  • Mã Đề hỗ trợ điều trị các bệnh  liên quan đến tiết niệu và thận. Có thể nhắc đến như: viêm cầu thận mãn tính, viêm cầu thận cấp tính, viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bí tiện, tiểu ra máu…
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa: tiêu chảy, chữa bệnh kiết lỵ. Đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
  • Mã Đề hỗ trợ điều trị bệnh gan, mật hiệu quả. Dược liệu này có vị ngọt tính hàn vì vậy thanh nhiệt giải độc gan rất tốt. Cơ thể được đào thải độc tố sẽ giúp ăn uống ngon miệng, tinh thần thoải mái.
  • Mã Đề hỗ trợ điều trị các chứng ho như: hoa gió, ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi dứt điểm.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh chảy máu cam. Cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể, ngăn ngừa vỡ thành mạch trong mũi gây chảy máu cam.
  • Mã Đề giúp điều trị sốt xuất huyết.
  • Giúp điều trị bệnh cao huyết áp, tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn.

Các bài thuốc từ cây Mã Đề

Từ xa xưa cây Mã Đề được được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Đông Y. Để tiện cho bạn đọc theo dõi, bài viết sẽ tổng hợp các bài thuốc quý chữa bệnh từ Mã Đề dưới đây. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của thầy thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Các bài thuốc từ cây Mã Đề
Các bài thuốc từ cây Mã Đề

Trị viêm cầu thận cấp tính

Các nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mã Đề: 16g.
  • Ma Hoàng: 12g.
  • Thạch cao: 20g.
  • Mộc Thông 8g.
  • Bạch Truật: 12g.
  • Gừng: 6g.
  • Đại Ráo: 12g.
  • Quế Chi: 6g .
  • Cam Thảo: 6g.

Cách chế biến:

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó đem sắc trong nồi sức hoặc nồi đất. Đun nhỏ lửa cho đến khi sủi. Mỗi ngày uống một tháng.
  • Nên dùng từ 2 – 3 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt. Cân nhắc sử dụng nếu bạn mẫn cảm với các thành phần thảo dược trên.

Trị viêm cầu thận mãn tính

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Mã Đề: 16g.
  • Phục Linh: 12g.
  • Hoàng Bá: 12g.
  • rễ cỏ tranh: 12g.
  • Hoàng Liên 12g.
  • Mộc Thông: 8g.
  • Trư Linh: 8g.
  • Bán Hạ Chế: 8g.
  • Hoạt Thạch: 8g.

Chế biến:

  • Đem sắc chung tất cả thảo dược với lượng nước vừa đủ.
  •  Đun lửa nhỏ đến khi nước sôi là được. Bạn có thể uống nóng hoặc bảo quản trong tủ lạnh. Ngày uống 1 thang.

Trị viêm bàng quang với Mã Đề

Viêm bàng quang là căn bệnh không hiếm gặp ở bất kỳ giới tính nào. Thông thường người lớn sẽ dễ bị viêm bàng quang hơn trẻ em. Để điều trị viêm bàng quang bạn có thể chuẩn bị bài thuốc với cây Mã Đê.

Nguyên liệu:

  • Mã Đề: 16g.
  • Hoàng Liên: 12g.
  • Phục Linh: 12g.
  • Hoàng Bá: 12g.
  • Trư Linh: 8g.
  • Rễ cỏ tranh: 12g.
  • Mộc Thông: 8g.
  • Bán hạ Chế: 8g.
  • Hoạt Thạch: 8g.

Chế biến:

  • Rửa sạch và cho tất cả các dược liệu vào nồi nước. Đun đến khi nước sôi thì bắc ra. Để thuốc nguội là có thể uống ngay.
  • Ngày uống 1 thang có thể chia ra làm nhiều lần.

Trị sỏi bàng quang với Mã Đề

Nguyên liệu:

  • Mã Đề: 30g.
  • Diếp Cá: 30g.
  • Kim Tiền Thảo: 30g.

Chế biến:

  • Cân đo đủ liều lượng các dược liệu sau đó mỗi ngày đem sắc 1 thang. Thuốc chia ra uống 2 lần/ ngày. Bạn nên uống nóng là tốt nhất.
  • Dùng bài thuốc trị sỏi bàng quang liên tục trong 4 – 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Trị bệnh tiểu ra máu với Mã Đề

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Mã Đề: 12g.
  • Ích Mẫu: 12g.

Chế biến:

  • Đem 2 thảo dược giá nát sau đó vắt lấy nước. Dùng rây lọc qua hỗn hợp nước này.
  • Ngày uống 1 lần liên tục trong 3 – 4 ngày để trị tiểu ra máu.

Trị bệnh tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già

Nguyên liệu:

  • Hạt Mã Đề: 12g.
  • Hạt Kê: 50g.

Chế biến:

  • Giã nát hạt cây Mã Đề sau đó dùng khăn sạch bọc lại. Tiếp đến cho vào nồi đất sắc với 2 bát nước. Khi nước sôi tắt bếp, lọc bỏ hạt Mã Đề.
  • Dùng nước này để nấu cháo hạt Kê. Ngày ăn 2 lần giúp người già cải thiện chứng tiểu ra máu và suy giảm thị lực.

Bài thuốc chữa tiêu chảy

Nguyên liệu:

  • 1- 2 năm lá Mã Đề tươi.
  • 1 năm rau Má.
  • 1 năm cây Nhọ Nồi.

Chế biến:

  • Rửa sạch các dược liệu. Đem sắc lấy nước uống. Ngày uống 1 tháng có thể chia ra thành nhiều lần trong ngày.
  • Uống liên tục 1- 2 ngày để điều trị tiêu chảy.

Bài thuốc trị tiêu chảy mãn tính

Nguyên liệu:

  • Hạt cây Mã Đề: 8g.
  • Rau Má, Đẳng Sâm, Cát Căn, Cam Thảo dây: 12g.
  • Cúc hoa: 8g.

Chế biến:

  • Đem rửa sạch tất cả dược liệu. Sắc chung với 2 – 3 bát nước. Ngày uống một thang.
  • Uống trong 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả.

Bài thuốc chữa bệnh lỵ

Nguyên liệu: Mã Đề: 12g.

  • Dây Mơ lông: 12g.
  • Cỏ Seo Gà: 12g.

Chế biến:

  • Đem sắc lấy nước. Ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
  • Duy trì uống bài thuốc để có kết quả điều trị bệnh như mong muốn.

Bài thuốc chữa bệnh phổi

Ho dai dẳng, ho lâu ngày, ho theo mùa khiến bạn khó chịu và mất tự tin tại nơi làm việc, học tập. Theo Đông Y cây Mã Đề có công dụng chữa ho hiệu quả nhanh chóng và rất lành tính. Một số bài thuốc từ cây Mã Đề bài viết muốn giới thiệu như:

Bài thuốc trị ho

Nguyên liệu cho bài thuốc trị ho bao gồm: Mã Đề 10g, Cam Thảo 2g và Cát Cánh 2g. Các thảo dược được sơ chế sạch sau đó đêm sắc lên. Mỗi ngày dùng 1 thang sẽ giúp bạn khỏi ho nhanh chóng mà không cần dùng đến vị thuốc kháng sinh gây hại cho cơ thể.

Bài thuốc chữa viêm phế quản với Mã Đề

Sử dụng hạt Mã Đề có công dụng chữa viêm phế quản hiệu quả với liều lượng 6 – 12g. Đem sắc lên uống thay trà mỗi ngày. Có thể kết hợp sắc cùng thân cây Mã Đề để đem lại hiệu quả tốt hơn.

Bài thuốc chữa bệnh gan với Mã Đề

Mã Đề thuộc tính mát nên có thể giúp thanh nhiệt, mát gan hiệu quả. Do vậy thảo dược này được dùng rất phổ biến trong các bài thuốc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa và bệnh gan siêu vi trùng. Liều lượng và cách chế biến các bài thuốc cụ thể như sau:

Bài thuốc chữa nóng gan, nổi mụn

Nguyên liệu:

  • Mã Đề tươi: 1 nắm.
  • Gan Lợn: 100g.

Cách chế biến

  • Đem sơ chế sạch gan lợn và cây Mã Đề sau đó thái nhỏ.
  • Bạn có thể xào 2 nguyên liệu này với nhau hoặc nấu canh tùy theo khẩu vị.
  • Nên dùng liên tục từ 4 – 5 ngày để thấy hiệu quả liên tục.
  • Thêm vào đó có thể lấy lá Mã Đề tươi giã nát sau đó bôi vào vùng da bị mụn.

Bài thuốc chữa bệnh gan siêu vi trùng

Nguyên liệu:

  • Mã Đề: 20g.
  • Nhân Trần: 40g.
  • Lá Mơ: 20g.
  • Chi tử: 20g.

Chế biến:

  • Sơ chế các dược liệu sạch sau đó để ráo nước.
  • Thái nhỏ thảo dược sau đó đem sấy khô để dễ bảo quản.
  • Mỗi lần uống thì chết biến như pha trà. Nên uống 100 – 150ml mỗi ngày để điều trị bệnh.

Bài thuốc trị chảy máu cam với Mã Đề

Dùng Mã Đề tươi rửa sạch bụi đất sau đó đem giã nát. Lấy nước cốt uống mỗi ngày. Còn bã cây Mã Đề thì đem đắp lên trán, thực hiện vào ngày bệnh chảy máu cam sẽ thuyên giảm.

Bài thuốc chữa cao huyết áp với cây Mã Đề

Nguyên liệu:

  • Mã Đề tươi: 30g.
  • Hạ Khô thảo: 20g.
  • Ích Mẫu Thảo: 12g.
  • Hạt Mồng: 12g.

Chế biến:

  • Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi đất, nồi sứ sắc lên cùng với 3 bát nước.
  • Uống mỗi ngày 1 thang để duy trì huyết áp ổn định. Thuốc sắc nên uống hết trong ngày để đảm bảo dưỡng chất không bị biến đổi.

Bài thuốc trị rụng tóc với Mã Đề

Rụng tóc là nỗi lo lắng của nhiều người. Rụng tóc gây mất thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống. Nếu như các loại thuốc rụng tóc không đem lại hiệu quả như mong muốn thì bạn có thể cân nhắc sử dụng bài thuốc với cây Mã Đề tự nhiên như sau:

  • Mã Đề tươi đem rửa sạch bùn đất.
  • Phơi khô và đốt thành than.
  • Trộn với dấm sau đó ngâm hỗn hợp này 1 tuần.
  • Bôi lên vùng da đầu bị rụng tóc mỗi ngày để ngăn rụng tóc.

Cây Mã Đề có tác dụng phụ không?

Cây Mã Đề có tác dụng phụ không?
Cây Mã Đề có tác dụng phụ không?

Mã Đề là cây thảo dược dân gian rất được tin dùng nhờ lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Mã Đề lành tính ít gây ra các tác dụng phụ tuy nhiên bạn cần sử dụng đúng cách để không tạo ra acsc tác dụng phụ không mong muốn.

Như chúng ta đã biết cây Mã Đề có khả năng lợi tiểu giúp điều trị nhiều bệnh lý về đường tiết niệu. Tuy nhiên dùng thảo dược này trong thời gian dài sẽ khiến bạn có nguy cơ mất nước nghiêm trọng vì đi tiểu nhiều lần.

Ngoài ra để phòng tránh các tác dụng không mong muốn thì người mẫn cảm với thành phần của Mã Đề cũng không nên sử dụng. Nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cây Mã Đề để điều trị bệnh.

Lưu ý khi sử dụng Mã Đề

Một số lưu ý giúp bạn sử dụng cây Mã Đề an toàn, hiệu quả:

  • Dùng đúng liều lượng, thời gian bác sĩ quy định.
  • Phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng Mã Đề.
  • Người bị thận yếu, suy thận không nên sử dụng thảo dược này.
  • Hạn chế sử dụng Mã Đề vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần.
  • Chỉ dùng tối đa 150ml Mã Đề mỗi ngày tương đương với 1 – 2 ly.
  • Trong thời gian uống Mã Đề nên cân đối chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tránh xa các chất kích thích, có cồn như rượu bia, thuốc lá, cafe và các gia vị nóng…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng các bài thuốc có chứa Mã Đề để điều trị bệnh.
  • Nên dùng ấm sắc, ấm đất để sắc Mã Đề là tốt nhất. Dùng ấm điện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và sức khỏe con người.

Thông tin về cây mã đề

Tên khoa học của cây mã đề là Plantago asiatica L, thuộc họ Plantaginaceae. Trong dân gian, người ta hay gọi loại cây này là cây bông mã đề, rau mã đề, mã tiền á, xa tiền. Đây là một trong số ít những loại cây có thể vừa làm thực phẩm trong các bữa ăn, lại vừa có thể dùng để chữa bệnh rất hiệu quả.

Thông tin về cây mã đề
Thông tin về cây mã đề

Là loại cây mọc tự nhiên, nên từ lâu, cây bông mã đề đã rất thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Từ xa xưa, ông bà ta đã biết đến mã đề với tác dụng lợi tiểu. Tuy nhiên, qua nhiều nghiên cứu, người ta thấy rằng cây mã đề còn có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là sỏi thận.

Cây mã đề mọc ở đâu? Hiện nay, loại cây này mọc phân bố ở khắp các nơi trên thế giới như: Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi… Còn ở Việt Nam, bông mã đề thường mọc dại và có mặt ở hầu hết tất cả các tỉnh thành của nước ta.

Do nhận thấy cây mã đề có những giá trị về mặt y học cũng như khả năng kinh tế mang lại cho người dân. Vì vậy, một số địa phương đã quy hoạch, trồng và thu hái cây bông mã đề để phục vụ nhu cầu chữa bệnh, làm thực phẩm ăn hàng ngày.

Đặc điểm nhận biết cây mã đề

Đặc điểm nhận biết cây mã đề
Đặc điểm nhận biết cây mã đề

Cây mã đề là dược liệu thuộc loại thân thảo sống lâu năm. Chúng có thân ngắn và thường mọc hoang ở nhiều nơi. Dưới đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận dạng loại cây này:

Lá cây mã đề: Đây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Chúng thường mọc thành từng cụm từ gốc cây. Phiến lá mã đề có hình quả trứng hoặc hình chiếc thìa, cuống lá dài và có gân dọc theo sống lá.

Hoa mã đề: Thường mọc thành một bông dài và có hướng thẳng đứng. Hoa của cây mã đề thuộc dạng lưỡng tính, với cành đài xếp chéo nhau. Các cánh hoa có màu nâu. Nhị 4 và chỉ nhị mảnh. Hoa mã đề thường nở vào mùa hè, cụ thể là từ tháng 4 đến tháng 8.

Quả mã đề: Có hình hộp, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ (khoảng 8 đến 20 hạt) màu nâu và đen bóng.

Phân loại  cây mã đề

Dựa theo mục đích sử dụng và đặc điểm sinh trưởng mà người ta thường phân loại thành cây mã đề khô và cây mã đề nước với các đặc điểm như sau:

Cây mã đề khô

Cây mã đề khô
Cây mã đề khô

Đây là loại cây được thu hái và đem phơi khô nhằm mục đích sử dụng trong thời gian dài. Khi dùng cây mã đề khô kèm với nước sẽ mang đến tác dụng thanh nhiệt, trị nhiệt miệng, mất ngủ, mệt mỏi.

Ngoài ra, sử dụng trà mã đề cũng giúp bớt được cảm giác thèm thuốc lá và hỗ trợ trị nhiều loại bệnh khác. Theo thống kê, tỷ lệ cai thuốc lá thành công khi dùng trà mã đề có thể lên đến 99%.

Cây mã đề nước

Cây mã đề nước còn được biết đến với tên gọi là cây vợi hay hẹ nước. Đây là loại cây cỏ thủy sinh, thường sinh sôi ở ao hồ nên chúng có gốc và rễ đều ngập trong bùn.

Thân cây thường rất ngắn hoặc gần như là không có thân. Lá của mã đề nước mềm, có hình bầu dục và mọc thành cụm ở gốc. Hoa mọc trên cuống dài, có nhiều màu như trắng, tím nhạt, hoặc trắng đục. Loại cây này thường mọc thành một đám tại những bờ suối, ao hồ nông, kênh rạch hay những ruộng trũng có nước quanh năm.

Cây mã đề nước
Cây mã đề nước

Cây mã đề nước vừa được dùng làm thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, lại vừa có công dụng trị bệnh tốt trong y học như: Làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp, chữa béo phì, tăng huyết áp.

Trong Đông y, cây mã đề nước được bào chế thành vị thuốc và được gọi là trạch tả. Vị thuốc này có tính hàn, vị ngọt, có công dụng lợi niệu, tiêu viêm, long đờm, thanh nhiệt,… Vì vậy trạch tả rất hữu hiệu trong điều trị những bệnh như: Ho do viêm họng, phù thũng do thận, lợi tiểu, giúp mát gan,…

Cách trồng cây mã đề

Cách trồng cây mã đề
Cách trồng cây mã đề

Cây mã đề có đặc điểm là chịu bóng, ưa sáng và thích ứng với đất đai,  khí hậu của hầu hết khắp các vùng trên cả nước. Trong đó, ở các tỉnh như Đà Lạt, Lào Cai là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho cây phát triển nên mã đề mọc hoang rất nhiều. Hiện nay, có một số vùng quy hoạch để sản xuất mã đề làm dược liệu như: Thanh Trì (Hà Nội), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Tuy Hòa (Phú Yên)…

Theo đó, loại đất thích hợp để trồng cây mã đề là đất không bị ô nhiễm, tơi xốp. Trước khi trồng, bạn nên phơi ải đất và có thể bón vôi để khử trùng. Đến khi gieo hạt thì nên dùng phân bón lót giúp cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển tốt.

Bạn có thể tìm mua hạt giống mã đề tại các cửa hàng chuyên bán hạt giống uy tín. Nên lựa chọn những hạt giống không sâu bệnh, có chất lượng tốt, như vậy cây sẽ cho năng suất cao.

Thành phần hóa học

Trong thành phần của cây mã đề rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Các thành phần bao gồm: Beta carotene, vitamin C và K,  canxi, các dưỡng chất thực vật như aucubin, baicalein, allantoin, apigenin, axit oleanolic, sorbitol và tanin.

Trong đó, beta carotene có khả năng tăng cường thị lực, ngăn ngừa và chống lại ung thư. Canxi không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn là một yếu tố cần thiết cho sức khỏe của hệ thần kinh. Vitamin C giúp giảm căng thẳng và cũng có khả năng chống lại ung thư, tăng cường đề kháng. Còn vitamin K là một chất cần thiết cho máu cũng như sức khoẻ của mạch máu.

Xem thêm: Lạc tiên – Thần dược trong việc điều trị chứng mất ngủ

Kết

Trên đây là những thông tin về công dụng chữa bệnh của cây mã đề do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Những bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, bác sĩ để được kê liều lượng đúng phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *