Lan Kim Tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến

Theo các tài liệu Đông y cổ truyền, lan kim tuyến là một loại dược liệu đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết. Ngoài ra, lan kim tuyến còn có tính kháng khuẩn, ứng dụng trong các bài thuốc phòng ngừa Ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh gan, bình ổn huyết áp vô cùng hiệu quả.

Lan kim tuyến là gì?

Lan kim tuyến hay còn được gọi với nhiều tên địa phương khác như: lan kim tuyến lông cứng, giải thủy tơ, lan gấm. cỏ nhung, kim cương, lan có tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata. Là 1 loài thực vật bản địa điển hình của chi cùng tên Anoectochilus, phân họ Orchid, phân tông Goodyerinae với khoảng 35 chi và hơn 450 loài khác nhau.

Lan kim tuyến được phát hiện nhiều nhất tạo Hy Mã Lạp Sơn với khoảng 28 loại, sau đó được thấy nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,…

Đặc điểm của lan kim tuyến

Đặc điểm hình dáng của lan kim tuyến

Lan kim tuyến thuộc loại cây thân thảo, có thân rễ mọc dài, thường đâm thẳng xuống đất, trung bình 1 cây lan kim tuyến có khoảng từ 2 – 10 rễ, chiều dài của rễ phụ thuộc vào kích thước của cây, trung bình dài khoảng 5 – 8cm.

Lan Kim Tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến 1
Đặc điểm của lan kim tuyến

Thân sinh khí thường mọc thẳng đứng hướng lên trên mặt đất, có chiều dài từ 4 – 8cm, đường kính thường từ 3 – 5cm, thân khí sinh có nhiều lóng, các lóng có độ dài khác nhau, thân thường mọng nước, nhẵn bóng, có màu xanh trắng đôi khi có màu hồng nhạt.

Lá có dạng hình trứng, gần tròn ở phần gốc, nhọn dần về phần ngọn, ở chóp có mũi ngắn, mọc cách xoắn quanh thân, xòe trên mặt đất, có kích thước khoảng 3 – 6cm, lá có màu nâu đỏ ở mặt trên, mặt dưới có màu đỏ nhạt. Gân lá có hình mạng nhện lông chim, thường có 5 gân gốc, cuống dài khoảng 1cm, thường có màu xanh trắng, bẹ lá có màu hơi đỏ tía.

Hoa tự mọc thành chùm ở đầu ngọn thân, trục hoa dài từ 5 – 25cm, có phủ 1 lớp lông màu nâu đỏ, mỗi chùm có từ 5 – 10 hoa trắng, hai 2 bên rìa mang từ 5 – 9 râu mỗi bên.

Lan Kim Tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến 2
Đặc điểm của lan kim tuyến

Đặc điểm sinh trưởng của lan kim tuyến

Lan kim tuyến thường nở hoa vào tháng 9 – 12 hằng năm, ra quả vào tháng 12- 3. Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, thường phân bố ở các vách núi, ven sông, nơi có nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm cao.

Công dụng của lan kim tuyến

Ngoài công dụng trang trí, chưng kiểng cho sân vườn, ban công, lối đi, hành lang,… lan kim tuyến còn có tác dụng điều trị một số bệnh thường gặp ở người rất hiệu quả

Trong y học cổ truyền của Trung Quốc, lan kim tuyến là bài thuốc quý trong việc điều hòa khí huyết, lưu thông máu, cung cấp nguồn dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Hạ sốt, chữa cảm cúm và một số loại bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm thanh khí quả,…

Lan Kim Tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến 3
Công dụng của lan kim tuyến

Là phương thuốc bổ giúp nhuận tràng, lợi thận, ngăn ngừa 1 số tế bào gây ung thư ở người. Lan kim tuyến còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về đường ruột như: đau dạ dày, viêm dạ dày cấp tính, đau ruột thừa,…, công dụng giảm đau, chữa lành vết thương nhanh chóng

Hiện nay, lan kim tuyến là 1 trong những thành phần để sản xuất các loại thuốc chữa trị cho con người

Cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến

Chuẩn bị giá thể

Lan kim tuyến là loài cây đang dần được liệt vào danh sách cây tuyệt chủng, bởi đặc tính lan rất khó trồng và khó chăm sóc, vì vậy bạn cần chú ý khi trồng và chăm sóc cây ngay từ công đoạn xử lý giá thể.

Xơ dừa đem phơi khô, sau đó ngâm trong nước vôi loãng 6 tiếng, sau đó vớt xơ dừa ra  để ráo, dùng dao hoặc máy băm nhỏ xơ dừa ra.

Rễ dương xỉ khô đem xé nhỏ, ngâm trong nước sạch khoảng 1 tiếng.

Lan Kim Tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến 4
Công dụng của lan kim tuyến

Dớn vụn cũng ngâm chúng trong nước sạch sao cho ngấm no nước.

Sau đó, tiến hành trộn hỗn hợp giá thể và các thành phần vừa xử lý trước đó với nhau theo tỉ lệ: 3 đất, 1 rễ  cây dương xỉ, 2 dớn vụn, 3 phân chuồng ủ mục, 2 xơ dừa, ủ với nước trong vòng 1 tuần trước khi đem đi trồng cây.

Chuẩn bị giống

Trước khi trồng, bạn nên ngâm cây con trong chế phẩm kích thích mọc rễ và thuốc từ nấm như thuốc tím, daconil hoặc benlat,…, để phòng trừ sâu bệnh cũng như giúp lan phát triển và sinh trưởng thuận lợi hơn. Nên chọn những cây giống có chất lượng cao, bộ rễ và mầm non, lá chồi phát triển tốt, không bị sâu bệnh tấn công

Cách trồng lan kim tuyến

Trồng từng cây vào giá thể tạo thành từng cụm một, mỗi cụm khoảng 5 cây, khoảng cách giữa các cụm nên cách nhau từ 0,5 – 1m.

Lan Kim Tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến 5
Công dụng của lan kim tuyến

Các loại hoa ban công đẹp, độc đáo

Dùng nay nén chặt phần đất dược gốc để cố định cây thẳng đứng, rễ cây phải chìm hẳn trong giá thể.Tiếp đó, dùng túi nilon hoặc vải lưới bọc kím giá thể lại trong 6 -8 ngày đầu, sau đó có thể bỏ túi nilon ra.

Sau đó tiến hành tưới và chăm sóc bình thường cho lan kim tuyến

Cách chăm sóc lan kim tuyến

Tưới nước

Đối với lan kim tuyến nên tưới bằng cách phun sương, bạn có thể sử dụng hệ thống dàn phun sương hoặc bình phun sương, tưới 2 lần/1 ngày nên tưới đủ ẩm cho giá thể, không nên tưới quá nhiều cây sẽ bị thối rễ.

Khi mưa độ ẩm tăng cao thì chỉ nên tưới 1 lần/1 ngày tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể,

Bón phân

Tùy theo độ tuổi của lan mà ta tiến hành bón các loại phân với liều lượng khác nhau, phù hợp với quá trình sinh trưởng của cây

Khi lan được 3 tháng: Đây là giai đoạn lan đang phát triển, vì vậy chủ yếu bón thêm phân đạm cho cây, bằng cách pha loãng với nước tưới cho cây 1 tuần/1 lần, ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm phân lân hoặc phân Urê.

Lan Kim Tuyến – Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến 6
Cách chăm sóc lan kim tuyến

Lan được khoảng 4 – 10 tháng: Bón đầy đủ các loại phân hữu cơ như NPK, phân lân, phân Kali.

Khi lan được 1 năm tuổi và đang chuẩn bị ra hoa thì tiến hành bón phân theo công thức 3 NPK (16:16:8), 3 Kali, 3 KCL, 1 phân chuồng ủ mục bón xung quanh phần gốc của lan

Cách trồng và chăm sóc lan kim tuyến

Đối với lan kim tuyến cách tốt nhất để phòng trừ sâu bệnh cho cây là phải đảm bảo độ ẩm cũng như các chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra hiện trạng của lan để phát dấu hiệu bệnh kịp thời, từ đó có cách phòng trị hiệu quả.

Loại bỏ ngay những cây đã bị nhiễm bệnh để tránh lan sang các cá thể khác.

Kết.

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây lan kim tuyến. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *