Ngày nay, vào bất cứ văn phòng hay nhà nào đi nữa, chúng ta dễ dàng nhìn thấy trên bàn của mỗi người, mỗi nhà đều có một vài cây phát lộc. Vậy lí do vì sao cây phát lộc lại được người ta ưa chuộng như vậy? Mời bạn cùng tìm lời giải đáp qua bài viết này của chúng tôi bạn nhé.
Cây phát lộc là gì?
Cây phát lộc để bàn hay cây phát lộc là một loại cây cảnh để bàn đẹp, nó được uốn thành những hình thù khác nhau tạo sự mới lạ và đẹp mắt, cây mang ý nghĩa tài lộc, tiền tài may mắn cho gia chủ, cây thường được đặt trên bàn làm việc bàn ăn, phòng khách…
Tên thường gọi: cây phát tài, cây phát lộc
Tên tiếng anh: Lucky bamboo
Tên khoa học: Dracaena fragrans
Cây phát lộc có nguồn gốc bản địa của Tây Phi, Zambia và Tanzania. Ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều, đến hơn 20 loại.
Đặc điểm cây phát lộc
Hình thái cây phát lộc
Cây phát lộc có dáng thân thẳng, chia thành nhiều đốt rỗng, mềm dẻo. Mỗi đốt đều mang mầm sinh trưởng. Lá cây màu xanh với các đường gân màu vàng hoặc xanh sẫm.
Đặc tính cây phát lộc
Cây phát lộc có thể sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt và luôn có dáng thẳng, hiên ngang. Cây có thể trồng cả được bên ngoài môi trường và bên trong nhà. Tuy nhiên, loài cây này nên trồng bên ngoài thì tốt hơn.
Ứng dụng cây phát lộc
Cây phát lộc ngày nay được người ra thắt, bện, uốn thành nhiều hình dạng khác nhau tùy theo quan niệm của mỗi người. Dạng phổ biến nhất là trồng trong chậu thủy tinh với 3 thân cây bện vào nhau tượng trưng cho sự hạnh phúc. 2 thân cây tượng trưng cho tình duyên, 5 thân cây tượng trưng cho sức khỏe, 8 thân cây tượng trưng cho tài lộc, 9 thân cây tượng trưng cho tài vận.
Loài cây này sinh trưởng và phát triển nhanh. Thời gian đó, cây sẽ mọc nhiều lá, bạn nên cắt tỉa để cây luôn đẹp đẽ và khỏe khoắn. Theo phong thủy, bạn nên trồng cây phát lộc ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà của mình. Vì những phía này đại diện cho Mộc và là nơi ánh sáng thích hợp nhất cho cây. Có thể đặt cây trong phòng làm việc, trên bàn làm việc, bàn họp hay bàn ăn đều rất thích hợp.
Ý nghĩa phong thủy của cây phát lộc để bàn
Cây mang lại may mắn, sức khỏe và thịnh vượng, đồng thời giúp cân bằng , hòa hợp, giúp cho vận mệnh tươi sáng, gia đình luôn bình an từ đó, gia chủ sở hữu chúng lúc nào cũng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Cách trồng và chăm sóc cây phát lộc
Ánh sáng: Cây phát lộc ưa ánh sáng. Tuy nhiên nếu ánh sáng trực tiếp chiếu vào sẽ làm lá bị cháy xém. Khi nào bạn thấy lá héo úa, thân bị giãn thì nên bỏ cây ra ngoài ánh sáng bởi chúng đang thiếu ánh sáng đó bạn.
Đất trồng: Đất trồng phải màu mỡ, thoát nước tốt thì cây phát lộc mới sinh trưởng và phát triển tốt được.
Loài cây này rất ưa trồng trong nước. Có rất nhiều loại bình thủy để bạn lựa chọn trồng cho mình một loại cây cảnh ưng ý.
Nước: Nếu trồng ngoài sân vườn bạn nên chú ý tưới nước giữ ẩm cho cây. Nếu trồng trong chậu nên kết hợp với đá sỏi và thay nước 1 lần/ tuần. Loại cây này rất kén nước. Nước quá bẩn, chứa nhiều chất hóa học sẽ héo úa, dần dần sẽ chết.
Nhiệt độ: Cây phát lộc thích hợp với nhiệt độ từ 26°C-40°C. Không để cây trước máy lạnh hoặc lò sấy bạn nhé.
Độ ẩm: Độ ẩm vừa phải để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển thật tốt cho cây.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây phát lộc. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!
- Hoa lan Phi Điệp – Cách chăm sóc Hoa lan phi điệp có thể bạn chưa biết!
- Cỏ Roi Ngựa – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cá chuột chấm bi thái lan – Thông tin và kỹ thuật nuôi
- Cây lưỡi hổ đỏ – Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ đỏ
- Hoa lan sóc lào – Những thông tin cần biết liên quan đến hoa lan sóc lào