Hoa sứ đẹp, hoa sứ Thái còn đẹp hơn bởi những bông hoa duyên dáng như những bông hồng mini, với sắc đỏ thắm kiều diễm, bông trắng tinh với nhiều lớp cánh nuột nà giống mẫu đơn, bông phớt hồng như đôi má nàng thiếu nữ, bông vàng rực kiêu sa, bông xen giữa nhiều màu độc đáo lạ mắt. Ngắm nhìn những đóa hoa ấy khiến ai cũng phải trầm trồ, ngạc nhiên trước vẻ đẹp lộng lẫy ấy.
Hoa sứ thái là gì?
Cây hoa sứ Thái còn được gọi là sứ sa mạc, sứ Kép cánh kép có Tên khoa học là Adenium obesum Balt, thuộc họ trúc đào – Apocynaceae, có xuất xứ từ các nước sa mạc Châu Phi.
Đặc điểm hoa sứ thái
Cây hoa sứ Thái cũng có hình dáng giống sứ ta, cây nhiều cành nhánh, thân khá mọng và giòn. Rễ sứ cao, rễ to. Lá sứ kép hình bầu dục thuôn dài, hơi nhọn ở đầu, bóng và hơi mọng nước, mép nguyên. Hoa sứ Thái thường có 5 cánh, tạo thành 1 hoặc nhiều lớp, tạo thành hoa đơn hoặc hoa kép. Trong đó hoa sứ kép nổi tiếng trên toàn thế giới. Hoa có nhiều màu rực rỡ từ trắng, hồng, đỏ, cam, tím, vàng… hoặc phối trộn nhiều màu tạo nên hoa dạng sọc, dạng tia…
Hoa sứ cánh kép thường có kiểu xếp cánh khum khum nhiều tầng như bông hoa hồng duyên dáng. Vẻ đẹp quý phái, kiêu sa của sứ Thái nổi bật trên nền lá xanh mướt tạo nên cơn sốt trong giới yêu hoa. Hoa sứ Thái không những đẹp mà còn có hương thơm dịu dàng, làm say đắm lòng người.
Lợi ích và ứng dụng cây hoa sứ Thái
Cây hoa sứ Thái có dáng thế đẹp từ bộ rễ to khủng, nhiều kiểu dáng đến thân cành dễ uốn, tạo dáng đẹp nên thường được trồng làm cây bonsai nghệ thuật.
Cây hoa sứ Thái còn được trồng trong chậu làm cây cảnh bởi vẻ đẹp của hoa và dáng cây. Người ta thường trưng chậu ở ban công, sân vườn, hiên nhà… trong nhà phố hoặc quán cà phê, nhà hàng.
Vẻ đẹp tuyệt mỹ, kiêu sa, lạ mắt của sứ kép với cánh kép sẽ đem đến cảm giác thích thú và tạo phong cách cho người chơi cây.
Hoa sứ có hương thơm còn được dùng để ướp trà rất hấp dẫn tạo hương vị khó quên.
Cách trồng chăm sóc cây hoa sứ Thái
Để tạo dáng thế lạ mắt cho bộ rễ sứ kép cần phải có kỹ năng Tuy nhiên bạn muốn có một chậu hoa sứ khỏe mạnh, rực rỡ thì chỉ cần một số kỹ năng cơ bản:
- Ánh sáng: Cây sứ t trắng cánh kép ưa sáng nên chỉ phát triển và ra hoa trong điều kiện có ánh sáng đầy đủ
- Nhiệt độ: sứ Thái chịu được biên độ nhiệt lớn, cây ưa nắng , chịu được rét.
- Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình
- Đất trồng: cây sứ Thái không kén đất, cây dễ trồng ở nhiều loại đất yêu cầu phải thoát nước tốt và tơi xốp. Nếu đất chua bón thêm phân lân, vôi. Công thức đất trồng sứ Thái: 1 đất phù sa, đất thịt nhẹ hoặc pha cát : 1 xơ dừa, trấu hun, chất hữu cơ mục rồi sát khuẩn bằng thuốc trừ nấm.
Chậu trồng hoa sứ cần lót gạch, đá hoặc mảnh sành ở đáy, đáy có lỗ thoát nước tránh lỗ bị bịt kín, hoặc rễ cây chìa vít lỗ thoát nước. Khi trồng chú ý để rễ cây lộ lên trên, sao cho đất chỉ ngập 1 phần rễ và ngang miệng chậu để thoát nước và tăng vẻ đẹp của dáng cây.
Tưới nước: Cây sứ Thái ưa nắng, chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém, vì vậy chỉ tưới khi thấy đất trên mặt chậu se khô. Cây sứ mới trồng hoặc mới cắt cành giâm, mới chuyển chậu tưới ít nước. Khi tưới phải sử dụng vòi phun, hệ thống bơm phun là tốt nhất.
- Bón phân: cây sứ ưa phân hữu cơ hoa mục bón khi sửa rễ, thay chậu.Bón thúc định kỳ hàng năm bằng phân vô cơ, phân bón lá, NPK,.
Nhân giống cây sứ bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Giâm cành nhanh và hiệu quả cao hơn.
Nên uốn sửa bộ rễ cho cây sứ sau trồng 1-2 năm. Sứ gieo hạt thì dễ sửa và đẹp hơn so với sứ giâm.
Vào mùa nắng, ít mưa nên nâng toàn bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa đi các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt phải bôi vôi để khử trùng. Một cách dễ hơn là nhổ cây sứ lên, rũ hết đất, để nơi râm mát cho rễ mềm rồi uốn tỉa theo các hình thù mong muốn. Khi sửa rễ xong không được trồng và tưới nước luôn mà phải để vết cắt lành sẹo mới được tưới, để cây nơi râm mát khi cây mọc rễ mới và đâm chồi mới đem ra nắng và tưới nước bình thường.
Nếu muốn cây sứ Thái nhiều hoa thì nên cắt cành sau mỗi đợt hoa tàn, không để cành quá dài. Mỗi lần cắt chỉ cắt đoạn ngắn cắt thành nhiều lần, làm cây sứ có nhiều nhánh sẽ sai hoa.
Nếu muốn điều khiển sứ ra hoa vào dịp tết: khí hậu ôn hòa thì cắt cành vào 15/7 âm lịch, nếu hạn hán thì cắt muộn hơn nửa tháng đồng thời phun phân bón lá có lượng K,P cao như Đầu trâu 007; 009;701;901.
Kết.
- Cá Hải Tượng – Những thông tin thú vị mà có thể bạn chưa biết về Cá Hải Tượng
- Hoa Đăng Tiêu – Hoa leo đẹp chống nắng tuyệt đẹp
- Hoa hồng ngoại Juliet tuyệt đẹp – Hoa hồng “triệu đô”
- Cá Nục – Đặc điểm và những lợi ích từ thịt cá nục cho sức khỏe con người
- Giáng hương – Đặc điểm, công dụng, cách nhận biết gỗ giáng hương