Hoa Hồng Cổ Sapa – Hoa leo đẹp truyền thông

Với nguồn gốc xuất xứ từ các nước Châu Âu nhưng dược đưa về Việt Nam từ rất lâu khảng những năm 1800. Hoa hồng cổ sapa có những nét đặc trưng riêng với bông trứng, sai hoa, cây có khả năng kháng sâu bệnh cực tốt. Được sử dụng nhiều để làm cây leo hàng rào, cây leo cổng vòm hoặc làm các công trình cảnh quan trước nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại hoa này nhé!

Hoa hồng cổ sapa là gì?

Hoa hồng cổ Sapa có nguồn gốc từ Châu Âu, thuộc giống chi hồng, được người Pháp mang giống sang và trồng tại vùng Sapa, vì thế nên hoa còn có tên gọi khác là hoa hồng Pháp. Giống hồng cổ sapa này phù hợp với khí hậu Việt Nam nên cây khỏe, sai hoa, hoa lặp nhiều và đặc biệt là dễ trồng và dễ chăm sóc nên rất được ưa chuộng, hiện nay có thể nói giống hồng cổ sapa này là một trong những giống được trồng nhiều nhất ở VIệt Nam

Hoa Hồng Cổ Sapa
Hoa Hồng Cổ Sapa

Là một giống hồng cổ của Pháp được du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 19, giống hồng này ưa thích khí hậu mát mẻ của Sapa và trở thành giống hồng bản địa nơi đây.

Đặc điểm của hoa hồng cổ SaPa

Đặc điểm hình thái của hồng cổ sapa

  • Hoa hồng sapa Thuộc loại hồng bụi có thể đào tạo leo, giống hồng cổ Sapa có chiều cao khoảng 1-5m, đường kính tán cũng đạt tới 1-5m. Cây thân gỗ, sống lâu năm, lá xanh quanh năm.
  • Thân hồng cổ sapa có nhiều gai, lá có hình bầu phần đầu nhọn dần, màu xanh tươi, ngoài viền có răng cưa.
  • Bông hồng cổ Sapa tuyệt đẹp với dáng căng tròn, viên mãn, sắc hồng phấn dịu dàng lãng mạn. Các cánh hoa mềm mại, xếp xoáy hình hoa thị sang trọng ở tâm, các cánh ngoài xếp khum khum hình tròn dịu dàng ôm lấy tâm hoa duyên dáng. Các cánh hoa ở mép ngoài cong cong tạo cho bông hoa vẻ đẹp phóng khoáng.Vẻ đẹp kiêu sa của hồng cổ Sapa khiến cây được đánh giá là một trong số những giống hồng đẹp nhất thế giới.
  • Là giống hồng cổ có cánh kép, mỗi cây đều có rất nhiều hoa, hồng cổ Sapa chủ yếu chỉ có màu hồng hoặc màu tím phớt. Tùy vào khí hậu nóng hay mát, độ Ph cao hay thấp mà màu của hoa đậm hồng hat nhạt dần.
  • Hồng cổ Sapa có mùi hương rất cuốn hút, thanh nhã làm mê hoặc lòng người nên rất được yêu thích hiện nay.
  • Không chỉ có hình dáng với nét đẹp viên mãn mà hồng cổ Sapa còn có hương thơm dịu ngọt quyến rũ, đường kính hoa rất to, nếu chăm sóc tốt thì bông hoa to như chiếc bát con đủ để ngắm
Đặc điểm của hoa hồng cổ SaPa
Đặc điểm của hoa hồng cổ SaPa

Đặc điểm sinh trưởng Của hồng cổ sapa

Đây là một trong những loại hoa hồng được trồng nhiều ở Việt Nam, nó có nhiều đặc tính vượt trội như

  • Có tốc độ sinh trưởng mạnh và nhanh, ít sâu bệnh.
  • Phù hợp với khí hậu ôn hòa, có nhiệt độ tương đối thấp, độ ẩm cao.
  • Rất siêng ra hoa, có thể ra hoa quanh năm nếu được chăm sóc đúng cách.
  • Hồng cổ Sapa có tuổi thọ rất cao, có thể lên tới hàng chục năm tuổi.
Đặc điểm sinh trưởng Của hồng cổ sapa
Đặc điểm sinh trưởng Của hồng cổ sapa

Ứng dụng trang trí hoa hồng cổ Sapa

Vẻ đẹp lãng mạn cùng vẻ đẹp sai hoa của hồng cổ Sapa rất thích hợp trồng trang trí khuôn viên, trồng hàng rào vừa che chắn bảo vệ ngôi nhà.

Hồng cổ Sapa có chiều cao vừa phải trồng buông rủ xuống ban công đem đến vẻ đẹp lãng mạn, cuốn hút. Những bông hoa màu hồng duyên dáng nhẹ nhàng khoe sắc hương xuống các tầng dưới.

Hoa hồng Sapa còn được trồng chậu để dễ di chuyển trưng ở nhiều nơi từ hiên nhà, ban công, sân thượng hoặc quán cà phê, quán ăn….

Hồng cổ Sapa còn được trồng làm cổng vòm như lời mời chào hiếu khách của chủ nhà đối với khách đến thăm chơi.

Ứng dụng trang trí hoa hồng cổ Sapa
Ứng dụng trang trí hoa hồng cổ Sapa

Cách trồng hoa hồng cổ Sapa

Đối với giống hoa hồng cổ Sapa thuộc loại cây khỏe, có sức sống khá dẻo dai nên không cần yêu cầu quá cao về kỹ thuật trồng cũng như cách chăm không quá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Sapa để sai hoa và đẹp rất đơn giản. Khi trồng chậu lưu ý trộn giá thể hoặc đất trồng hoa hồng tơi xốp và dinh dưỡng. Các giống hồng cổ hợp với phân gà và bò hoai, việc bổ sung thêm chế phẩm đậu tương ngâm cũng góp phần cho hoa thơm và to đẹp.

  • Đầu tiên bạn nên chọn loại đất thịt nhẹ có độ phù sa hoặc có thể sử dụng đất pha cát. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể trồng hoa trong chậu hoặc trồng trực tiếp xuống vườn. Khi trồng trong vườn, cần chú ý làm sạch cỏ, làm tơi đất sau đó dùng phân chuồng hoặc các loài mùn bón lót ở dưới luống để đất có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây. Đối với phương pháp trồng trong chậu, nên chú ý lựa chọn chậu phù hợp có kích thước phù hợp, sau đó trộn hỗn hợp đất với các loại mùn và phân hữu cơ.
  • Hồng cổ Sapa có thể gieo trồng bằng hạt hay bằng cành chiết đều được, tuy nhiên để cây phát triển nhanh hơn và khỏe mạnh hơn, bạn nên sử dụng cây đã chiết để cây phát triển nhanh hơn. Nên chọn những cây giống to khỏe, có tán rộng, thân cây không có những dấu hiệu mắc sâu bệnh, hoặc bị nấm. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng mua giống hồng cổ Sapa tại các vườn ươm lớn.
  • Cách trồng hồng cổ Sapa tương tự như cách trồng các giống hồng khác, đối với hình thức gieo hạt, chỉ gieo hạt xuống giá thể đã chuẩn bị đất từ trước, sau đó nhớ phun thêm thuốc kích thích tăng trưởng để hạt nhanh mọc mầm và bén rễ (Hình thức này khó thực hiện ở Việt Nam). Đối với chiết cành, cho cây xuống luống đã đào sẵn, sau khi trồng xong tiến hành tưới đẫm nước có cây hồi phục.
Cách trồng hoa hồng cổ Sapa
Cách trồng hoa hồng cổ Sapa

Ngoài việc bón phân thường kỳ 7-10 ngày/ lần, khi hoa tàn nên bấm tỉa để kích thích lên chồi đều (bấm xuống 2-3 nách lá). Sau khi bấm tỉa tầm 30-40 ngày Sapa sẽ ra lứa hoa mới. Hoa hồng đào cổ Sapa khỏe, ít khi mắc các bệnh thường gặp của hoa hồng, nhưng với mùa đông xuân có thể gặp bệnh phấn trắng. Bệnh phấn trắng trên hoa hồng cổ Sapa tương đối dễ trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Anvil, Daconil,… Phun tầm 2-3 lần, nhắc lại sau 2-3 ngày phun.

Cách chăm sóc hoa hồng cổ sapa

  • Tưới nước: Sau khi cây bắt đầu mọc chồi cần tiến hành tưới nước thường xuyên cho cây, để cây có đủ độ ẩm trong quá trình sinh trưởng.
  • Bón phân: Trong năm đầu tiên, chỉ cần bón thúc phân đạm và phân Kali cho cây phát triển mạnh là đủ, nên bón thành 2 đợt mỗi đợt cách nhau 4 tháng. Từ năm thứ 2, cần tiến hành bón thúc cho cây nhiều hơn thì cây mới có thể đậu hoa và hoa mới phát triển khỏe mạnh được. Đối với những bạn thích sử dụng phân hữu cơ thì các bạn có thể sử dụng phân gà đã ủ, phân dê hoặc phân bò đã qua sơ chế để cây phát triển tươi tốt hơn. Đặc biệt có thể sử dụng phân cá hữu cơ để cây tăng trưởng mạnh, nhanh hoa và hoa lặp tốt
  • Tỉa, bấm cành: Hoa hồng cổ Sapa sinh trưởng rất nhanh, cây ra rất nhiều cành vì vậy cũng cần thường xuyên tỉa bớt những cành bị sâu, thừa, nhỏ chỉ để lại những cành chính để chất dinh dưỡng tập trung nuôi cây. Khi cây ra hoa, cũng cần lựa chọn giữ lại những bông đẹp, to, cắt bớt những bông nhỏ hoặc bị dị tật đi.
  • Phòng trừ sâu bệnh: Giống như các loại hoa hồng khác, hồng cổ Sapa cũng rất dễ mắc một số loại sâu bệnh như rệp, xoắn lá vì vậy cần phải kiểm tra thường xuyên để có thể phát hiện và phòng ngừa kịp thời cho cây.

         + Đối với các loại bệnh do rầy rệp nên sử dụng thuốc Aciara 25DC và Sutin 5EC.

         + Các loại nhện đỏ thì nên dùng Pegasus 500EC hoặc Ortus 5EC.

         + Các loại bệnh khác như xoắn lá, bệnh sương mai có thể sử dụng Alpine 80WP với Cavil 50WP.

Cách chăm sóc hoa hồng cổ sapa
Cách chăm sóc hoa hồng cổ sapa

Cách dựng giàn leo cho hồng cổ Sapa

  • Hoa hồng cổ Sapa có thế bám vào tường hoặc ban công để leo lên, tuy nhiên để cây có thể leo một cách dễ dàng và thẩm mỹ hơn bạn có thể chuẩn bị khung hoặc giàn leo cho cây bám vào.
  • Giàn leo có thể làm từ khung sắt mỹ thuật hoặc có thể tự làm bằng các vật dụng sẵn có như gỗ đều được.
  • Sau đó, chỉ cần dựng giàn leo thích hợp, gần với gốc để cành có thể dễ dàng bám vào giàn.
  • Khi cành của cây đã bắt đầu bám vào giàn, có thể dụng dây để uốn cây thành hình mà mà bạn mong muốn, sau đó cắt bỏ những cành thừa mọc ngoài gian leo là được.
Cách dựng giàn leo cho hồng cổ Sapa
Cách dựng giàn leo cho hồng cổ Sapa

Một số cách phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng cổ

Trồng hoa hồng cổ Sapa cũng giống các loại cây khác, thường sẽ xuất hiện một số loại sâu bệnh tân công. Dù là bất cứ hoa nào cũng dễ mắc bệnh và loài hoa hồng cánh sen cổ này cũng không ngoại lệ.

Một số mẹo nhỏ cho bạn để phòng bệnh cho loài hoa hồng cổ Sapa đó là:

  • Thường xuyên tỉa bỏ các lá già, cành tẩm hương để tán cây được thông thoáng sẽ giảm sâu, bệnh hại rất tốt.
  • Vẻ đẹp lãng mạn nên thích hợp trang trí khuôn viên quanh nhà, trồng chậu, trồng ban công nhà phố.
  • Chăm sóc cây hoa hồng cổ và phun thuốc trừ sâu định kỳ để cây phát triển tốt hơn và sai hoa hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hồng cổ Sapa

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để hồng cổ Sapa phát triển ở nhiệt độ thấp.
  • Độ pH: Thích hợp nhất là từ khoảng 6 – 8 độ, trong một số trường hợp đất chua độ pH dưới 5,5 thì nên sử dụng bón thêm vôi bột để trung hòa lại độ pH trong đất.
  • Khí hậu: Cũng như đã nói ở trên, hồng cổ Sapa thuộc dạng cây ưa ẩm, vì thế cây phù hợp nhất với những nơi có khí hậu tương đối mát mẻ, độ ẩm cao, có nhiệt độ thấp điển hình là khu vực phía Bắc.
  • Nước: Loài hồng cổ Sapa không đòi hỏi quá khắt khe về yếu tố nước, vốn là loài có rất dễ bị úng nếu không thoát nước kịp thời, nên loài hồng này chỉ cần 1 lượng nước vừa đủ.
  • Ánh sáng: Nên chọn những nơi có ánh sáng không quá gắt, nên chọn những vị trí thoáng mát, có ánh sáng nhẹ để cây phát triển.
  • Sâu bệnh hại hồng cổ sapa: Cây hồng cổ sapa cũng như các loại hồng khác, chúng thường bị 1 số loại sâu bệnh như rệp, nấm, phấn trắng, đốm đen… Đặc biệt là bệnh đen thân. Khi cây có các dấu hiệu lá đen, lá bị quăn, hay trên lá có những chấm liti di chuyển, thân có dấu hiệu đen thân và chết cành thì bạn nên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Kết.

Hoa hồng cổ sapa có thể là một trong những giống hoa hồng bán leo hiếm hoi của Việt Nam, hoa có vẻ đẹp riêng mà không phải một giống hoa hồng ngoại nào có được. Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, ứng dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng cổ Sapa. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *