Hoa Cúc mặt Trời – Loài hoa bụi trang trí trước nhà

Cúc mặt trời có hoa nhỏ xinh xắn, thường được trồng chậu để trang trí sân vườn, quán cafe, cảnh quan môi trường. Vậy thì loại hoa này có ý nghĩa gì ? đặc điểm của loại hoa này ra sao, cách trồng và chăm sóc nó như thế nào thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa của cúc mặt trời

Cúc mặt trời hay còn được gọi là hoa cúc mặt trời, ngay từ tên gọi, chúng ta đã có thể hình dung ra được dáng vẻ của nó, nhỏ nhắn, giống như những tia nắng mặt trời nở rực rỡ. Những bông hoa cúc mặt trời nỏ li ti với những ánh vàng thể hiện sự tinh tế trong cuộc sống, không những thế đây cúng là một trong nhwuxng loài hoa mang lại may mắn, tiền tài, ý chí vươn lên, mạnh mẽ.

Hoa Cúc mặt Trời - Loài hoa bụi trang trí trước nhà 1
Ý nghĩa của cúc mặt trời

Đặc điểm của cúc mặt trời

Cúc mặt trời, có tên khao học là Melampodium paludosu, là một trong những loài hoa thuộc họ hoa cúc Asteracaea, có nguồn gốcở Châu Á. Cúc mặt trời là loại cây bụi hàng năm, có chiều cao đtạ khaonrg từ 20-40 cm, thân có khả năng phân nhánh cao. Lá thuộc dạng lá đơn, mọc đối, có hình bầu dục, màu xanh đặc trưng, lá có lông. Hoa mọc ra từ nách lá, có màu vàng sáng, hoa có thể nở quanh năm. Quả thuộc dạng quả bế.

Hoa Cúc mặt Trời - Loài hoa bụi trang trí trước nhà 2
Đặc điểm của cúc mặt trời

Ứng dụng của cúc mặt trời vào trang trí

Cúc mặt trời thường được sử dụng để trang trí cho khu vực sân vườn, các không gian công cộng như quán café, văn phòng… Hoa có chiều cao thấp, nên có thể sử dụng làm chậu để bàn, hay những giỏ treo ban công, trang trí cho không gian trong ngôi nhà thêm xanh với những sắc hoa tươi sáng.

Hoa còn được trồng làm hoa viền trong những gốc cây cảnh,  hay trong những chậu lớn, với màu sắc tươi sáng, cho hoa quanh năm, đây sẽ là một loài hoa lý tưởng cho khu vườn của bạn.

Hoa Cúc mặt Trời - Loài hoa bụi trang trí trước nhà 3
Ứng dụng của cúc mặt trời vào trang trí

Cách trồng và chăm sóc hoa cúc mặt trời

Hãy chọn những cây xanh tốt, khỏe mạnh và có bộ rễ phát triển, loại bỏ những cây yếu ớt và bị sâu bệnh đi.

Chọn ra những cây có hình dáng, kích thước và bộ rễ, sức sống như nhau sẽ được trồng thành một luống. Những cây yếu hơn sẽ trồng ở luống khác, có như vậy việc chăm sóc cây mới dễ dàng hơn.

Hoa Cúc mặt Trời - Loài hoa bụi trang trí trước nhà 4
Cách trồng và chăm sóc hoa cúc mặt trời

Lựa chọn thời điểm thích hợp

Bạn nên lựa chọn ngày râm mát, trồng buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ để trồng.

Khi trồng ta lấy tay ấn chặt gốc, dùng rơm mềm hoặc mùn rác để che phủ gốc. Dùng bình ô doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống.

Tác dụng của mùn rơm chính là vừa giữ ẩm, vừa hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt, làm cho nước tưới xuống rễ dễ dàng hơn.

Cần cẩn trọng sau khi trồng cây

Những ngày đầu khi trồng cây, bạn nên tưới nhẹ nhàng hết sức, tránh lay gốc làm trôi cây.

Hoa Cúc mặt Trời - Loài hoa bụi trang trí trước nhà 5
Cần cẩn trọng sau khi trồng cây

Tránh để các lá ở dưới dính vào đất hoặc bùn đất bắn lên lá non. Sẽ làm bít lỗ khí khổng, ảnh hưởng đến sự quang hợp, hô hấp và sự bốc hơi nước của bộ lá.

Khi mới trồng nên bón phân mỗi tháng 1 lần, mỗi lần ⅕ muống cafe cho 1 gốc cây, và lưu ý là bón cách xa gốc. Kinh nghiệm bón phân là: “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ. Trong đó:

+ 4 nhiều là bón nhiều khi cây vàng yếu, trước khi nảy chồi, kỳ ra nụ hoa và sau mùa hoa nở.

+ với 4 ít là bón ít phân khi cây khỏe, nảy chồi, hoa nở, mùa mưa.

+ còn 4 không là không bón phân khi cây mọc vống cao, khi mới trồng, nắng nóng nhiều và cây ngủ nghỉ.

+ cuối cùng 3 kỵ là kỵ phân bón đặc, kỵ phân nóng khi bón buổi trưa hè lúc nhiệt độ cao, kỵ phân dính rễ.

Lưu ý khi chăm sóc loài hoa này

Ánh sáng, nhiệt độ

Cúc mặt trời là loài cây ưa nắng, thích khí hậu khô thoáng và có nhu cầu nước thấp. Do đó, ta nên trồng cây ở trên ban công, ngoài vườn để có nhiều ánh nắng cho cây. Như vậy tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn.

Đất trồng

Loại đất thích hợp nhất cho cây là đất thịt nhẹ, tơi xốp, là đất phù sa và thoát nước tốt. Độ pH từ 6 – 6,5 là phù hợp nhất cho cây.

Làm cỏ

Bạn nên thường xuyên làm cỏ, xáo đất và vun gốc cho cây. Lưu ý nên xáo đất cẩn thận với những cây còn nhỏ, bởi bộ rễ của cây rất dễ bị ảnh hưởng.

Khi cây trên 40 ngày tuổi thì hạn chế xáo đất lại, chỉ cần tưới đủ nước và làm sạch cỏ là được.

Tưới nước

Đây là loài hoa ưa ẩm nên hãy tưới nước thường xuyên cho cây, tưới nước 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, không được để mặt luống khô nước.

Tỉa ngọn

Với mỗi loại cúc sẽ có chu kỳ bấm tỉa khác nhau. Đối với hoa cúc bông lớn thì 15 – 20 ngày bấm ngọn, chỉ để lại 3 – 5 cành.

Còn đối với hoa cúc bông nhỏ thì 15 – 20 ngày bấm ngọn. Nên bấm 2 – 3 lần để nó ra nhiều nhánh nhỏ, mỗi lần bấm cách nhau 15 ngày.

Bón phân

Nếu bạn bón phân điều độ hàng tháng thì cây sẽ có đầy đủ dưỡng chất giúp cây sai hoa hơn.

Hoa Cúc mặt Trời - Loài hoa bụi trang trí trước nhà 6
Cách trồng và chăm sóc hoa cúc mặt trời

Thường xuyên bón phân cho cây để cho lá tốt và hoa đẹp, có thể bón cho cây 1 tháng/ 1 lần bằng phân NPK, mỗi lần có thể bón 1/5 muỗng café, không bón trực tiếp vào phần gốc cây.

Cây thường không có nhiều sâu bệnh, nhưng có thể phun thuốc để phòng trừ nhện đỏ hại cây.

Kết.

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, lợi ích, ứng dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa cúc mặt trời. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *