Dành dành – Những công dụng chữa bệnh cực ký hiệu quả

Cây dành dành là loại cây khá quen thuộc với người dân nước ta. Nó thường được trồng làm cảnh hoặc che bóng mát, ngoài ra từ lâu dân gian đã sử dụng nó như một bài thuốc quý để chữa trị các bệnh như chảy máu cam, cầm máu, đau mắt đỏ…Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để cũng khám rõ hơn về công dụng của loại cây này nhé !

Những bài thuốc từ cây dành dành

Những bài thuốc từ cây dành dành
Những bài thuốc từ cây dành dành

Trị viêm thận cấp

Dùng 15g dành dành, 40g bồ công anh, 30g hoạt thạch sắc lấy nước uống hằng ngày. Uống mỗi ngày một thang, liên tục từ 2 – 3 tháng.

Trị bí tiểu tiện, sỏi đường tiết niệu
Dùng rễ dành dành, cỏ mã đề, kim tiền thảo, mỗi vị 12g sắc nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang, liên tục trọng vòng 10 ngày.

Trị sỏi thận

Cách dùng:

  • Quả dành dành 20g
  • Kim tiền thảo 30g
  • Vỏ núc nác 16g
  • Lá mã đề 20g
  • Xương bồ 8g
  • Mộc thông 12g
  • Tỳ giải 30g
  • Cam thảo đấy 16g
  • Ý dĩ nhân 20g
  • Quế chi 4g

Tất cả các vị trên đem rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong bóng mát rồi cho vào ấm đất sắc với 4 bát nước. Sắc cho đến khi còn 2 bát, sau đó chắt hết nước ra rồi lại cho 4 bát nước khác vào sắc tiếp 2 lần nữa, mỗi lần sắc còn 1,5 bát.

Trộn tất cả 3 lần nước lại với nhau và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Nên dùng liên tục từ 2 – 3 tháng.

Chữa vàng da, vàng mắt, viêm gan

Dùng 12g Dành dành, 24g Nhân trần sắc với 600ml nước cho đến khi cô lại còn 100ml rồi cho thêm một ít đường đủ thành siro. Dùng siro này chia thành 3 lần uống trong ngày.

Hoặc cũng có thể dùng bài thuốc “chi tử bá bì thang” của Lâm sàng thường dụng trung thủ sách như sau: Dành dành 16g, Hoàng bá 12g, Cam thảm 4g đem sắc thành nước uống.

Chữa lở loét, cổ họng đau không thể nuốt thức ăn

Dùng quả Dành dành đốt cho thành than rồi hòa với lòng trắng trứng bôi vào chỗ vết thương, cổ họng sẽ bớt đau nhanh chóng.

Chữa đau đầu, ù tai, chảy máu mũi

Dùng 16g quả Dành dành sao vàng, hạ thổ, 16g hạt Muồng sao cháy đen rồi sắc hai vị này thành nước uống hằng ngày.

Chữa thổ huyết, ho ra máu

Dùng 20g quả Dành dành sao vàng và 20g hoa Hoè sắc với nước uống. Khi uống nên cho thêm một chút muối để thuốc phát huy được hiệu quả.

Chữa chảy máu cam

Dùng quả Dành dành, rễ cỏ tranh, lá sen, mỗi vị 12g sắc thành nước uống.

Chữa bong gân, đau nhức

Dùng Dành dành đem giã nát, tán thành bột khô trộn với một ít rượu, một ít bột dẻo rồi đắp lên chỗ vết thương, băng bó lại cẩn thận. Cứ 3 – 5 ngày lại thay thuốc một lần.

Tuy nhiên trong trường hợp sưng tấy nặng có thể thay thuốc ngày 1 lần. Lưu ý bài thuốc này không có tác dụng khi bị gãy xương.

Chữa mụn nhọt

Dùng 12g Dành dành, 15g Bồ công anh, 8g Kim ngân hoa đem sắc nước uống. Uống liên tục trong vòng 7 ngày cho đến khi mụn nhọt gom mủ và khô lại.

Ngoài những công dụng trên, Dành dành còn có thể chữa phù thũng do nhiệt độc, bỏng, côn trùng cắn,…

Giới thiệu về cây dành dành

Giới thiệu về cây dành dành
Giới thiệu về cây dành dành

Tên gọi, chủng loại

Tên gọi khác: chi tử, thủy hoàng chi, mác làng cương (tiếng Tày).

Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis.

Họ: cây thuộc họ Thiên thảo có pháp danh khoa học là Rubiaceae.

Chủng loại: dành dành có hai loại là:

Dành dành núi: có quả tròn, ngắn dùng để làm thuốc.
Dành dành nước: quả to và dài hơn dùng để làm chất nhuộm.

Đặc điểm sinh thái

Cây dành dành là một loài cây nhỏ, cao chừng 1 – 2m có thân thẳng và phân thành nhiều nhánh. Lá cây tươi tốt quanh năm, thường mọc đối nhau hoặc mọc thành vòng 3 lá. Mặt trên của lá màu xanh thẫm, bóng, mặt dưới có màu nhạt hơn.

Đặc điểm sinh thái cây dành dành
Đặc điểm sinh thái cây dành dành

Hoa dành dành là hoa đơn mọc ở đầu cành, có màu trắng khi mới nở và màu vàng nhạt khi sắp tàn, không có cuống và có mùi thơm. Hoa thường nở vào mùa hè.

Quả dành dành thuôn hình bầu dục với 6 – 9 góc gồm 2 – 5 ngăn. Khi chín quả có màu vàng cam, chứa nhiều hạt, có vị thơm và hơi đắng.

Dành dành ra hoa vào khoảng tháng 3-5, hoa dành dành màu trắng và có mùi hương rất thơm, thường mọc riêng lẻ. Cây cho quả vào khoảng tháng 6-10. Cây mọc hoang ở những nơi gần nước. Còn được trồng làm cảnh

Phân bố

Trên thế giới, cây dành dành mọc nhiều ở một số nước như Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản… Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở những khu vực nơi gần rạch nước và có nhiều ở khu vực từ Hà Nam đến Long An.

Ngày nay, cây còn được trồng để làm cảnh, làm thuốc hoặc lấy quả để làm màu nhuộm bánh trái.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản cây dành dành

Bộ phận được sử dụng: quả, rễ và lá.

Thu hái: Lá cây và rễ cây được thu hái quanh năm. Quả được thu hái vào mùa quả khoảng tháng 8 – 10.

Chế biến:

Lá sau khi hái đem đi rửa sạch và dùng tươi trực tiếp.

Rễ cây sau khi thu hái đem rửa sạch, thái lát và phơi khô để sử dụng.

Quả được thu hái khi chín đem về ngắt bỏ cuống, đem phơi hoặc sấy khô để dành làm dược liệu.

Chế biến chi tử sao vàng: bóc bỏ vỏ ngoài để lấy hạt bên trong đem đi sảo lửa nhỏ đến khi có màu nâu vàng thì lấy ra để nguội

Chi tử sao xém (tiêu chi tử): bóc lấy sạt sạch sau khi sấy khô đem đi sao trên lửa vừa đến khi mặt ngoài vàng xém, mặt trong khi bẻ ra có màu thẫm thì đổ ra để nguội. Khi sao xém dược liệu có thể rất dễ bị cháy, vì vậy trong quá trình sao bạn có thể phun một ít nước, sau đó lấy ra phơi hoặc sấy khô lại.

Bảo quản: dành dành sau khi được chế biến thành dược liệu đem đi cất ở bao bì kín, để ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần hóa học

Trong cây dành dành có các thành phần hóa học sau:

  • Trong quả dành dành chứa một loại glucozit màu vàng gọi là gacdenin và một số chất như geniposid, gardenosid, shanzhisid, gardosid, geniposidic acid gardenin, crocin-l, n-crocetin, scandosid methyl ester.
  • Trong lá cây có chứa một hợp chất có tác dụng diệt nấm.
  • Trong hoa có chứa acid gardenic và acid gardenolic B.
  • Ngoài ra, cây dành dành còn có một số thành phần khác như tannin, tinh dầu, chất pectin.

Cách trồng và chăm sóc cây dành dành

Cách trồng và chăm sóc cây dành dành
Cách trồng và chăm sóc cây dành dành

Cách trồng cây dành dành

Hoa dành dành thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm hom. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể tìm mua sẵn cây giống ở các cửa hàng bán cây cảnh uy tín.

Gieo hạt:

Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong vòng 8-12 giờ, vớt hạt ra cho vào túi vải ẩm ủ hạt trong 1-2 ngày trước khi gieo (cần tiến hành rửa chua 2 lần/ngày) hoặc có thể gieo hạt vào cát ẩm và tưới phun sương hàng ngày để giữ ẩm.

Khi cây mầm cao khoảng 2 – 3cm, có từ 2 – 3 cặp lá thì tiến hành cấy cây vào bầu. Cần tưới đẫm luống cát trước khi bứng cây. Dùng que cấy chọc lỗ sâu 2 – 4cm giữa bầu, đặt phần rễ cây vào và ém chặt đất vào rễ, nếu rễ dài quá có thể cắt bớt trước khi cấy. Bứng đến đâu cấy vào bầu đến đó, tưới đẫm nước cho cây con sau khi cấy xong.

Giâm hom:

Chọn những cành dành dành bánh tẻ (không quá giá hoặc quá non) có chiều dài từ 15 – 20cm. Nên cắt khúc với dao mỏng lưỡi và thật bén, vết cắt cho ngọt mới tránh bị giập, vì vết cắt bị giập thì dễ bị hư thối.

Để cây nảy mầm tốt nhất, ta có thể chấm đầu gốc cành giâm vào thuốc kích thích ra rễ như Atonic, Boutormone… có bán trên thị trường, trước khi cắm xuống bầu giâm.

Dùng một cái que bằng chiếc đũa thọc sâu xuống đất khoảng 2cm rồi mới cắm hom giống vào lỗ đó. Trồng sâu hơn khó ra rễ. Hom có thể trồng thẳng hoặc trồng nghiêng đều được. Thường xuyên tưới nước bằng vòi phun nhẹ cho cành giâm.

Cách chăm sóc cây dành dành

Thường xuyên theo dõi độ ẩm trong đất và tưới đủ lượng nước khi đất khô. Chú ý tránh tưới quá nhiều, vì nếu đất quá ướt thì bộ rễ sẽ thiếu không khí.

Đắp một lớp mùn hữu cơ dày khoảng 5 -10 cm quanh gốc cây. Mùn được tạo thành từ các chất hữu cơ mục rữa như lá cây, vỏ cây, hoặc phân trộn có bán ở hầu hết các nhà cung cấp vườn cảnh.

Cứ 3-4 tuần bạn có thể hòa tan phân NPK để bón cho cây dành dành. Ngoài ra, bạn có thể bón thêm phân trùn quế, phân chuồng hoai mục.

Cắt tỉa cây vào đầu mùa Cuân để tạo dáng. Nhặt bỏ các hoa héo để kích thích hoa tiếp tục nở. Tỉa bỏ những cành cây mọc xô lệch và hoa đã tàn. Dành dành là loài cây bụi thân gỗ, vì vậy cắt bỏ những cành gỗ già sẽ kích thích cho cành mới mọc ra. Cắt tỉa những nhánh cây thấp nhất có nguy cơ chạm xuống đất vốn có thể khiến cây bị nhiễm bệnh.

Lưu ý khi sử dụng dành dành

Lưu ý khi sử dụng dành dành
Lưu ý khi sử dụng dành dành

Cây dành dành là một vị thuốc nam quý hiếm, được quy vào kinh thư và có công dụng trị được nhiều bệnh. Khi sử dụng cây dành dành để chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Không tự ý bỏ thuốc Tây khi dùng các bài thuốc nam chế biến từ cây dành dành. Các bài thuốc ấy chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, do đó, chỉ được phép bỏ thuốc Tây khi có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Trước khi dùng các bài thuốc từ cây dành dành để điều trị, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Các bài thuốc nam nói chung và bài thuốc từ cây dành dành nói riêng thường có hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây. Bên cạnh đó, nếu không tương thích với cơ địa, những bài thuốc từ cây dành dành có thể gây ra dị ứng, không có hiệu quả hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Trường hợp người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ dành dành. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm: Bột sắn – Loại thực phẩm quen thuộc và công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Kết

Trên đây là bài viết do baokhuyennong.com biên soạn và tổng hợp để gửi đến các bạn. cây dành dành là một dược liệu trong Đông y, có khả năng chữa trị được nhiều chứng bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị bệnh bằng các bài thuốc từ cây dành dành, bạn đọc cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Hãy cùng theo dõi chúng tôi trong những bài viết tiếp theo để có những kiến thức mới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *