Từ xa xưa, Cây Tỳ Bà là loài cây quen thuộc với chúng ta. Không chỉ lá cây (Tỳ bà diệp) mà quả của chúng cũng là dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh hiệu quả. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này.
Giới thiệu chung về Cây Tỳ Bà
- Tên gọi khác: Nhót tây, nhót Nhật Bản, Ba diệp…
- Tên khoa học: Eriobotrya japonica
- Tên y khoa: Folium Eriobotryae
- Họ: Hoa hồng (Rosaceae
1. Đặc điểm thực vật
Tỳ bà là một trong những loại cây thảo được quý với chiều cao trung bình nằm trong khoảng từ 6 – 8m. Lá của cây tỳ bà thường mọc so le, phiến lá có hình mác, đầu nhọn với chiều rộng khoảng từ 3 – 8cm và chiều dài khoảng từ 12 – 30cm. Mặt trên của lá có răng cưa còn mặt dưới có màu xám hoặc vàng nhạt, nhiều lông.
Hoa của cây tỳ bà mọc nhiều thành từng chụm, hầu như không có cuống nhưng lại có lông với màu hung đỏ. Quả thịt xuất hiện vào khoảng tháng 4 – 5, có màu vàng và hơi có lông.
2. Bộ phận dùng
Lá của cây tỳ bà được sử dụng để làm vị thuốc. Khi chọn cần chú ý lựa lá dày, không non cũng không già. Ưu tiên những lá nguyên, không sâu, không úa, có màu xanh lục hoặc hơi nâu hồng.
3. Phân bố
Cây tỳ bà có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, ở nước ta, loại dược liệu này cũng đã được trồng ở một số địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội…
4. Thu hái và sơ chế
Thời điểm thu hái lá tỳ bà để làm vị thuốc thích hợp nhất là từ khoảng tháng 4 đến tháng 5 hằng năm. Sau khi thu hái cần lau sạch lông phủ rồi đem rửa và phơi cho khô. Và trong đông y vị thuốc này có tên là tỳ bà điệp.
Sau đây là một số cách bào chế lá của cây tỳ bà được áp dụng phổ biến:
- Đầu tiên chải bỏ hết lông tơ trên lá rồi đem rửa sạch và để ráo. Khi lá còn hơi ẩm có thể đem cắt sợi và tiến hành phơi khô. Ngoài ra có thể dùng nước cam thảo để rửa lá tỳ bà và lau khô. Sau đó lấy mỡ sữa thoa khắp lá và đem đi nướng.
- Sử dụng lá tỳ bà đã cắt sợi đem luyện với mật ong cùng nước sôi, trộn đều rồi đậy kín cho thấm. Sau đó đem bỏ lên chảo và đảo trên lửa nhỏ cho thật khô rồi lấy ra để nguội.
- Tẩm gừng hoặc tẩm mật rồi tiến hành sao vàng.
- Chọn những lá tỳ bà to, dày và xanh. Sau đó rải lá lên mặt sàn và chà cho hết lông. Cuối cùng đem đi thái nhỏ và phơi cho khô
5. Bảo quản
Cần bảo quản dược liệu lá tỳ bà ở những nơi kín, khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp.
6. Thành phần hóa học
Cây tỳ bà có chứa một số thành phần chính như sau:
- Vitamin B
- Saponin
- Axit ursolic
- Caryophylin
- Axit oleanic
Vị thuốc cây tỳ bà
1. Tính vị
Cây tỳ bà có vị đắng hơi ngọt the, tính bình.
2. Quy kinh
Dược liệu này được quy vào các kinh:
- Túc dương minh và kinh thái âm theo Bản thảo kinh sơ.
- Kinh phế theo Điền Nam bản thảo.
- Kinh thủ thái âm Phế và thủ thiếu âm Tâm theo Bản thảo kinh giải.
- Các kinh Vị, Phế theo Trung dược học.
3. Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại:
- Công dụng kháng khuẩn, đồng thời kích thích Staphylococcus aureus phát triển.
- Công dụng hạ đường huyết.
Theo Đông y:
- Công dụng: Thanh phế hòa vị và giáng khí hóa đờm.
- Chủ trị: Ho suyễn do nhiệt, trị tức ngực, hen, đau dạ dày, nôn ói, đau rát cổ họng…
4. Cách dùng – liều lượng
Cây tỳ bà có thể dược sử dụng ở rất nhiều dạng như thuốc bột uống, thuốc sắc, tán bột làm hoàn… Tuy nhiên dù ở dạng nào thì mỗi ngày chỉ nên dùng từ 6 – 12g.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cây tỳ bà
Dược liệu tỳ bà từ lâu đã góp mặt trong một số bài thuốc điều trị bệnh sau đây:
1. Trị tỳ vị hư nhược sinh ói mửa
- Dược liệu: Cần có 8g lá tỳ bà, 80g mao căn, 20g thổ phục linh, 4g bán hạ, sinh khương 7 lát, 4g nhân sâm.
- Thực hiện: Cho tất cả các loại dược liệu vào ấm sắc chung với khoảng 500ml nước lọc. Chú ý sắc trên lửa nhỏ đến khi nước rút chỉ còn 150ml. Chia thật đều làm 3 lần uống trong ngày.
2. Trị hen do phế nhiệt
- Dược liệu: Chuẩn bị 12g lá tỳ bà sao mật, 14g tang bạch bì, 8g cát cánh, 12g bạch tiền.
- Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào nồi sắc với 300ml nước. Đun trên lửa nhỏ chỉ trong 5 phút rồi tắt bếp. Chú ý mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang thuốc duy nhất.
3. Trị chứng hoa mắt và váng đầu
- Dược liệu: Cần có 20g lá tỳ bà, 40g chích thảo, 40g mạch môn, 40g mộc qua, 20g hậu phác, 20g đinh hương, 30g hương nhu, 20g trần bì, 40g mao căn và 3 lát gừng.
- Thực hiện: Đem tán nhỏ tất cả các dược liệu đã chuẩn bị sẵn. Mỗi lần chỉ dùng trong khoảng từ 12 – 14g.
4. Bài thuốc trị chứng quy hung
- Dược liệu: Chuẩn bị lá cây tỳ bà, bạc hà, tiền hồ, tang diệp, bối mẫu, sa sâm, bách hợp, xạ can, tô tử, thiên hoa phấn, sinh khương. Liều lượng sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chứng bệnh.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào nồi sắc chung với nước đến khi nước rút còn phân nửa là xong. Mỗi ngày sử dụng đều đặn 1 thang thuốc.
5. Bài thuốc chữa ho gà
- Dược liệu: Cần có 125g lá tỳ bà, 125g rễ cỏ tranh, 63g tỏi củ, 125g bách bộ và 20g xơ mướp.
- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc chung với 2,5 lít nước co đến khi cô lại thành 500ml. Chia làm 3 lần dùng/ngày cho đến khi triệu chứng bệnh dứt hẳn.
6. Trị ho do phong nhiệt
- Dược liệu: Chuẩn bị 12g lá cây tỳ bà, 4g cam thảo, 4g hoàng liên, 4g hoàng bá, 4g nhân sâm, 8g tang bạch bì.
- Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc chung với khoảng 450ml nước. Đun trên lửa thật nhỏ cho đến khi lượng nước chỉ còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Dùng nước thuốc uống khi còn ấm nóng.
7. Trị miệng đắng, ho hay có đờm vàng đặc
- Dược liệu: Cần có 12g lá tỳ bà, 12g quả dành dành, 8g hoàng bá, 8g hoàng liên, 12g vỏ rễ dâu tằm, 12g sa sâm, 4g cam thảo.
- Thực hiện: Cho dược liệu đã chuẩn bị vào ấm rồi sắc chung với nước trên lửa nhỏ. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 thang thuốc.
8. Bài thuốc trị buồn non do phế nhiệt
- Dược liệu: Chuẩn bị 12g lá tỳ bà, 12g lô cằn, 12g trúc nhự, 6g cam thảo.
- Thực hiện: Đem cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc chung với 600ml nước lọc. Vặn lửa liu riu đến khi lượng nước rút chỉ còn 200ml thì ngưng. Chia làm 3 lần uống/ngày, mỗi ngày sắc uống 1 thang.
9. Bài thuốc trị viêm phế quản
- Dược liệu: Chuẩn bị 1kg lá tỳ bà và 500ml mật ong.
- Thực hiện: Lá tỳ bà đem rửa thật sạch rồi đun với 4 lít nước lọc. Khi nước rút bớt thì tiến hành bỏ bã và cô đặc. Sau đó thêm mật ong vào và nấu thêm cho đến khi nước chỉ còn 2 lít. Sử dụng 1 hũ thủy tinh để đựng thành phẩm. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ khoảng 30ml.
10. Bài thuốc trị chảy máu cam
- Dược liệu: Chuẩn bị 50g lá tỳ bà.
- Thực hiện: Đem lá tỳ bà đi rửa sạch, loại bỏ lông, sau đó sao vàng rồi tán nhỏ. Mỗi lần cần lấy ra 4 – 8g để sử dụng. Pha với nước sôi tương tự như hàm trà, mỗi ngày dùng 2 lần.
11. Chữa khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết
- Dược liệu: Sử dụng 9g tỳ bà diệp, 9g hạt bí đao, 6g mã đậu linh, 9g sa sâm, 6g xạ can, 9g sinh ngưu bàng tử, 3g xuyên bối mẫu, 3g thuyền toái, 9g qua lâu bì, 3g sinh cam thảo.
- Thực hiện: Những nguyên liệu đã được chuẩn bị đem cho hết vào ấm sắc. Sắc trên lửa nhỏ với 600ml nước đến khi nước rút chỉ còn phân nửa thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, sử dụng khi nước thuốc còn ấm.
12. Bài thuốc trị hen phế quản
- Dược liệu: Chuẩn bị 20g lá tỳ bà, 12g cúc tần, 8g tía tô.
- Thực hiện: Lá tỳ bà đem loại bỏ phần lông rồi rửa sạch, sau đó phơi trong bóng râm. Tiếp đến tẩm mật sao vàng. Lá tía tô và cúc tần cũng cho lên chảo nóng sao vàng. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào ấm và hãm với 300ml nước sôi. Có thể thêm đường và dùng uống mỗi ngày.
13. Bài thuốc trị nổi mề đay
- Dược liệu: Cần chuẩn bị 250g lá tỳ bà tươi.
- Thực hiện: Lá tỳ bà tươi đem loại bỏ lông, rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước. Sau đó tiến hành hấp cách thủy với đường phèn. Chia thành nhiều lần uống và cần dùng hết lượng thuốc đã làm ngay trong ngày.
14. Bài thuốc trị mụn trứng cá
- Dược liệu: Sử dụng lá tỳ bà, sơn tra, nghệ vàng với liều lượng tương tự nhau.
- Thực hiện: Các vị thuốc đã chuẩn bị đem đi sấy khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần chỉ sử dụng một lượng bột thuốc vừa đủ, hòa với nước ấm rồi thoa đều lên mặt. Có thể áp dụng cách này 2 lần/ngày để nhận kết quả tốt nhất.
15. Bài thuốc chữa hôi miệng
- Dược liệu: Chuẩn bị 3g lá cây tỳ bà, 1g hắc phàn, 2g kha tử.
- Thực hiện: Các nguyên liệu đã được chuẩn bị đem sắc chung với nước lọc. Dùng nước sắc này để ngậm khoảng từ 5 – 10 phút, tiến hành 3 – 5 lần/ngày. Lưu ý với bài thuốc này chỉ ngậm chứ tuyệt đối không được nuốt.
16. Trị viêm khí quản mạn tính
- Dược liệu: Cần chuẩn bị 20g lá tỳ bà, 5g cam thảo, 10g khoản đông hoa.
- Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào ấm sắc và đun trên lửa liu riu với 300ml nước. Đến khi lượng nước rút cạn chỉ còn khoảng phân nửa thì tắt bếp. Sử dụng khi nước thuốc vẫn còn đủ độ ấm.
17. Trị ho do cảm lạnh
- Dược liệu: Cần chuẩn bị 20 lá tỳ bà và 20g tía tô.
- Thực hiện: Nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn đem rửa sạch rồi sắc chung với 450ml nước trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc cho đến khi khỏi bệnh.
Lưu ý khi sử dụng cây tỳ bà để chữa bệnh
Cây tỳ bà mặc dù là một dược liệu quý tương đối lành tính nhưng bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng nó. Cần dùng đúng liều lượng mà mỗi bài thuốc yêu cầu, tránh lạm dụng để ngăn ngừa rủi ro phát sinh. Đặc biệt những người bị ho và nôn ói do lạnh thì không nên sử dụng lá tỳ bà.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Tỳ Bà do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cây Tỳ Bà là vị thuốc với nhiều công dụng đối sức khỏe. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về công dụng cũng như tác dụng y học của dược liệu. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc thầy thuốc y học cổ truyền trước khi sử dụng. Không nên tự ý sử dụng dược liệu để tránh những rủi ro không mong muốn.
- Chó Chihuahua – Những thông tin thú vị về chú chó chihuahua có thể bạn chưa biết!
- Cá Trứng – Thông tin về Cá trứng A-Z
- Cây Một Lá – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dung
- Hoa lan hương vani – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan hương vani
- Cây Dã Hương – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng