Một loài cây có hoa và lá hình trái tim mang ý nghĩa tình yêu bất diệt, và sự may mắn, bình an đến với chủ nhân. Sắc đỏ rực rỡ cuả hoa còn đem đến sự ấm áp, vui tươi. Đó chính là cây tiểu hồng môn, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu loại hoa đẹp xinh này bạn nhé!
Cây tiểu hồng môn là gì?
Cây Hồng Môn hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là cây hồng môn đỏ . Nguồn gốc của loài cây Hồng Môn được nhân giống và nuôi trồng từ Đà Lạt sau đó được mang tới Hà Nội. Cây được lai tạo bởi nhà thực vật học của nước này vào năm 1982. Cây Hồng Môn được lại tạo từ cây Phú Quý và loài cây lan ý vì vậy nên cây có lá giống cây phú quý xanh và hoa khá giống với cây Lan Ý.
Đặc điểm nổi bật cây tiểu hồng môn
Tiểu hồng môn thuộc loại cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ dạng cây ráy nhưng thân cứng và các bẹ lá ôm gọn hơn, sống lâu năm. Lá tiểu hồng môn máu xanh thẫm, hình trái tim xinh xắn, mọc trên cành dài xanh mướt trông như chiếc ô xinh xắn. Hoa hồng môn cũng có hình tim với nhiều màu rực rỡ: đỏ, hồng, trắng, dịu dàng ôm lấy hoa tự màu vàng. Trên mỗi hoa tự có nhiều hoa nhỏ kết thành hình trụ. Mỗi khóm hoa tiểu hồng môn thường có 17-20 lá và 4-5 bông hoa. Tiểu hồng môn hoa màu hồng đặc sắc.
Ứng dụng và lợi ích cây tiểu hồng môn
Cây tiểu hồng môn có hình dáng nhỏ xinh nên trồng làm cây để bàn rất đẹp mắt. Tiểu hồng môn trồng trong các chậu sứ xinh xinh, hoặc trồng vào các bình thủy tinh lộ ra bộ rễ, thân lá tuyệt đẹp. Vẻ đẹp hài hòa, sang trọng của cây giúp cho không gian thêm nổi bật, và sinh động , tươi vui hơn.
Là một trong số ít loài cây nội thất có hoa rực rỡ,Tiểu hồng môn để bàn thường được trưng trong phòng làm việc, bàn ăn, bàn trà, quầy lễ tân, bàn thu ngân, kệ tivi, giá sách, hoặc bàn học… ở nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, cơ quan, công sở…tạo không khí làm việc hứng khởi, giảm stress, tăng hiệu quả công việc, kích thích khả năng sáng tạo của nhân viên.
Cây tiểu hồng môn ngoài tác dụng trang trí còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Những chiếc lá dầy, to bản có khả năng hấp thụ xylen, benzene, formandehit là những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư. Một loài cây vừa mang ý nghĩa nhân văn, công năng hiệu quả, hội tụ nhiều ưu điểm rất phù hợp với thế giới hiện đại.
Cây tiểu hồng môn còn được ưu ái lựa chọn làm quà tặng người thân, bạn bè, đối tác, một nửa… trong những dịp sinh nhật, khai trương, tân gia, thăng chức….với mong muốn người nhận được may mắn, hạnh phúc.
Tiểu hồng môn ưa bóng nên có thể trồng ngoại thất dưới tán cây to, hoặc trồng thành bụi trang trí tiểu cảnh sân vườn đem đến vẻ đẹp duyên dáng, hài hòa cùng màu sắc nổi bật.Những chiếc cuống lá dài mảnh mai vươn thẳng nâng những phiến lá xanh mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.
Cây tiểu hồng môn có ý nghĩa trong phong thủy
- Cây tiểu hồng môn theo phong thủy Phương Đông rất được coi trọng, nó mang lại vượng khí cho ngôi nhà, xua đuổi khí xấu. Khi trồng cây tiểu hồng môn gia chủ sẽ có khả năng thăng tiến trong công việc, công việc dễ thuận buồm xuôi gió , thuận lợi trong đường công danh.
- Hoa tiểu hồng môn có màu đỏ sáng, trong phong thủy nó mang lại may mắn cho gia chủ trong con đường kinh doanh, nếu trồng cây tiểu hồng môn thì tình trạng tài chính của bạn chắc chắn tăng lên rất nhiều.
- Cây hoa tiểu hồng môn tất cả các tuổi đều có thể trồng được nhưng nếu trả lời chính sác cây tiểu hồng môn hợp với tuổi nào? Thì xin trả lời rằng cây tiểu hồng môn hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp, nhưng đặc biệt phát triển được hết ý nghĩa phong thủy đối với những người mệnh hỏa và mệnh thổ.
Cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn
Cây hoa tiểu hồng môn ưa mát, chịu bóng tốt nên thường được lựa chọn làm cây cảnh trong nhà, khi trồng chăm sóc tiểu hồng môn chúng ta cần lưu ý:
- Ánh sáng: cây tiểu hồng môn thích ánh sáng bán phần, không chịu được ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị cháy lá. Ánh sáng phù hợp với tiểu hồng môn là khoảng 50% hoặc thấp hơn, nên cây thích hợp trồng trong nhà, nơi gần cửa sổ, cửa kính để sắc lá, sắc hoa đậm đà hơn.
- Nhiệt độ: tiểu hồng môn ưa mát, cây chịu nóng và lạnh kém, có thể khiến cây bị thối nhũn do nhiệt độ cao hoặc thấp quá. Tiểu hồng môn có thể sống tốt trong môi trường điều hòa, nhiệt độ phù hợp với cây từ 16-25oC.
- Độ ẩm: Tiểu hồng môn ưa ẩm, thích hợp nhất khoảng 70-80%.
- Đất trồng: Cây tiểu hồng môn ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng . Công thức đất trồng phù hợp khi thêm vào đất thịt là ¼ trấu hun+ ¼ phân chuồng + ½ xơ dừa.
Cây tiểu hồng môn khi trồng nên để gốc nhô lên khỏi mặt đất khoảng 15-20cm để cây không bị úng ngập và đẻ nhánh nhanh hơn.
Nếu trồng trong bình thủy sinh thì sử dụng dung dịch thủy canh.
Tưới nước: cho tiểu hồng môn là nước không clo, không bị mặn, không vôi, không phèn. Nếu dùng nước máy thì nên để khoảng 2-3 ngày để clo bay hơi. Nếu trồng bình thủy sinh thì sử dụng nước máy là tốt nhất.
- Bón phân: nên bón điều độ 15 ngày/ lần bằng Đầu trâu NPK 20-20-15 +TE pha loãng với nồng độ 1kg + 300l nước. Bổ sung thêm B1, phân bón lá 7 ngày/lần. Chú ý bón phân cần đúng liều lượng, tránh quá liều làm lá cháy hoặc cây bị sốc ủ rũ, khó mà chữa được.
Nếu trồng bình thủy sinh thì thay nước đồng thời bón phân luôn 7 ngày/lần.
Khi cây trồng trong nhà hàng tuần đưa cây ra ngoài trời quang hợp 1-2 lần, mỗi lần 1 buổi sáng.
Nhân giống tiểu hồng môn chủ yếu là tách bụi, nhưng cần chú ý khi bụi có 3-5 cây con thì tách ra 1 cây, nếu ít quá mà tách sớm thì khiến cây mẹ bị suy, rất chậm phát triển.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây tiểu hồng môn. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!