Cây Si – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây si hiệu quả cao

Cây si, cây xanh, cây đa…có thể nói đây là những loại cây phổ  biến ở Việt Nam, nó có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi nơi, mọi khí hậu hay hoàn cảnh môi trường khác nhau. Người ta thường ví những người con trai theo đuổi một cô gái mình thích là “trồng cây si” bởi chính sự bền bỉ sống của nó. Sự kiên cường, vững chãi của cây si đã được đưa vào nhiều thơ ca.

Hiện nay cây si được trồng khá phổ biến có thể trồng trong đình chùa, hay trồng ở những nơi công cộng tạo bóng mát. Dưới những đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân mà cây si còn được tạo dáng bonsai với nhiều hình thù khác nhau từ đó mà nó mang lại ý nghĩa phong thủy to lớn. Bạn đã biết gì về đặc điểm cũng như tác dụng của cây si chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tôi khám phá ngay nhé.

Cây si là gì?

  • Tên tiếng Anh: Chinese Banyan, Malayan Banyan, Indian Laurel hoặc Curtain fig
  • Tên khoa học : Ficus microcarpa L
  • Họ: Moraceae (Dâu Tằm)
  • Nguồn gốc: Từ những nước Đông Nam Á và Australia

Đặc điểm nổi bật của cây si

Cây si thuộc loại cây thân gỗ cao, nếu phát triển tự do trong môi trường thuận lợi cây si có thể cho chiều cao lên tới 30m. Cây si có cành nhánh mọc rất nhiều mà đa phần chúng lại mọc ngang từ gốc với số lượng rễ phụ rất lớn. Khi cây trưởng thành thì các rễ phụ của cây si sẽ buông thả từ trên thân xuống dưới, nó mảnh, nhẹ tạo thành những sợi dây rung rinh theo làn gió hoặc có thể có những rễ cây phát triển lớn, đâm sâu xuống đất giúp cho thân cây si như chắc chắn hơn, cố định trước bão táp. Khi cây si bị thương hay chặt vào một đoạn thân si ta thấy có một thứ nhựa trắng chảy ra.

Cây Si – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây si hiệu quả cao 1
Đặc điểm nổi bật của cây si

Lá của cây si thường có hình trái xoan, mọc so le nhau, lá có màu xanh thường thì màu xanh nhẵn bóng ở cả 2 mặt lá nhưng ta thường thấy thì mặt dưới lá lại nhạt hơn mặt trên của nó. Phiến lá si nhỏ, mép lá nguyên. Lá si có chiều dài từ 10 cho đến 15cm, rộng khoảng 5-6 cm.

Cây si thường ra hoa và cho quả từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Quả si mọc thành từng chùm trên ngọn hay những cành nhánh, quả không có cuống mà mọc trực tiếp từ chùm quả. Quả si có hình cầu hay nhiều khi ta nhìn thấy nó như một quả trứng với lớp vỏ màu xanh khi quả còn non còn khi quả si chín nó chuyển dần sang màu đỏ rồi màu đen.

Ý nghĩa cây si trong phong thủy

Trong phong thủy, nhóm Tứ Linh (Đa – Sung – Sanh – Si) hay gọi là nhóm cát tường, trồng cây si mang đến cát tường và thịnh vượng cho ngôi nhà hay văn phòng chung khuôn viên. Thân cây cao lớn đại diện cho phúc lộc dồi dào, lá cây xanh tốt, bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống mãnh liệt. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác đủ đầy và khỏe mạnh.

Cây Si – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây si hiệu quả cao 2
Ý nghĩa cây si trong phong thủy
Trong phong thủy, nhóm Tứ Linh (Đa – Sung – Sanh – Si) hay gọi là nhóm cát tường, trồng cây si mang đến cát tường và thịnh vượng cho ngôi nhà hay văn phòng chung khuôn viên. Thân cây cao lớn đại diện cho phúc lộc dồi dào, lá cây xanh tốt, bóng đẹp mọc xum xuê đại diện cho sức sống mãnh liệt. Phiến lá dày và xanh đậm tạo cảm giác đủ đầy và khỏe mạnh.
Cây si chỉ phát triển theo hướng cát tường nếu trồng đúng chỗ, tăng sinh khí, giúp trấn yểm những mảnh đất xấu hay hướng nhà mang tính sát khí.

Cây si chỉ phát triển theo hướng cát tường nếu trồng đúng chỗ, tăng sinh khí, giúp trấn yểm những mảnh đất xấu hay hướng nhà mang tính sát khí.

Tác dụng của cây si

Cây si hiện nay được trồng nhiều ở sân vườn, đường phố, công viên…với tán lá rộng cây được trồng như một cây bóng mát, vừa có tác dụng che mát vừa dùng để trang trí, với màu xanh mướt mắt cây còn có tác dụng làm cho môi trường thêm mát mẻ, xanh mướt, tạo cho bầu không khí thêm trong lành hơn, thoải mái hơn.

Cây si có khá nhiều những rễ phụ thân mềm dễ uốn vì thế nó rất thích hợp là cây trồng bonsai. Những nghệ nhân uốn, tạo kiểu cho cây si thành nhiều những hình dáng khác nhau, tùy vào sở thích của mỗi người mà định giá cho cây, chính bởi thế mà cây si bây giờ đang trở thành một cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao.

Cây si còn được trồng trên những bể cá hay hòn non bộ thậm chí nó còn trồng ở ven hồ để giữ đất bởi lớp rễ chùm khổng lồ ôm chặt lấy đất.

Cây Si – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây si hiệu quả cao 3
Tác dụng của cây si

Trong đông y, cây si còn có tác dụng để chữa bệnh nữa nhé, ta có thể lấy lá và rễ của cây si về rửa sạch, phơi khô dùng dần. Nó có vị đắng tính mát nên có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, trị tiêu viêm lợi tiểu. Rễ cây si còn có tác dụng chữa cảm, sốt cao, đau nhức xương khớp…

Cây si hợp mệnh gì? Tuổi nào?

Theo phong thủy, cây si hợp với mệnh Mộc do có thân cây màu nâu, lá màu xanh lục. Những người này trồng cây Si rất tốt, hợp mệnh mang lại phúc lộc cho bản thân và gia đình. Đó là những người thuộc các tuổi sau:

Tuổi Canh Dần: 1950
Tuổi Tân Mão: 1951
Tuổi Mậu Tuất: 1958
Tuổi Kỷ Hợi: 1959
Tuổi Nhâm Tý: 1972
Tuổi Quý Sửu: 1973
Tuổi Canh Thân: 1980
Tuổi Tân Dậu: 1981
Tuổi Mậu Thìn: 1988
Tuổi Kỷ Tỵ: 1989
Tuổi Nhâm Ngọ: 2002
Tuổi Quý Mùi: 2003

Cách trồng và chăm sóc cây si

Cây si được trồng khá nhiều ở những vùng ôn đới, cây có khả năng thích nghi khá tốt với nhiều điều kiện thời tiết cũng như khí hậu, đặc biệt ở những nơi nghèo chất dinh dưỡng nhất cây cũng vẫn có thể xanh tốt nhé, bởi thế cây si được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đá, đất thịt cho đến đất phù sa.

Cây Si – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây si hiệu quả cao 4
Cách trồng và chăm sóc cây si

Cây ưa sáng có thể phát triển tốt dưới ánh nắng mà lá cây vẫn luôn xum xuê, xanh tốt. Vì thế nếu muốn cây phát triển nhanh chóng, xanh tốt quanh năm thì nên trồng cây ở nơi quang đãng, thoáng mát, có nhiều ánh sáng.

Ta cũng cần tưới nước thường xuyên cho cây để cây phát triển, nhất là vào mùa hè, dưới cái nắng gay gắt ta cần cung cấp một lượng nước thích hợp mỗi ngày để cho cây tổng hợp chất dinh dưỡng.

Vào mùa đông ta nên cắt bỉ những cành nhánh dư thừa, tỉa lá hay những rễ cây mọc quá nhiều để cho cây được thông thoáng, dễ đâm chồi này lộc vào mùa xuân.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây Si. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *