Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về. Cây quất có nhiều giá trị trong cuộc sống hằng ngày, quả quất có nhiều giá trị dinh dưỡng, là một trong những vị thuốc trong đông y của Việt Nam, cây quất có giá trị trang trí tết đến xuân về. Trong phong thủy cây quất đại diện cho sự sung túc, đại diện cho may mắn no đủ cho cả gia đình trong nam mới. Bài viết này sẽ nói chi tiết về cây quất.
Cây quất là gì?
Quất (Citrus japonica ‘Japonica), là một giống cây kim quất và hay được trồng nhiều nhất trong các giống kim quất. Tùy vào từng vùng miền mà quất có rất nhiều tên gọi khác nhau: miền Nam gọi là tắc, Tây Nam Bộ gọi là hạnh.
Đặc điểm nổi bật của cây quất
Cây Quất là loài cây thường xanh có thể trồng được trong nhà, với ý nghĩa mang lại sự may mắn nên hay được trưng vào ngày tết cổ truyền của người dân.
Cây thân gỗ, dẻo có chiều cao từ 1 – 1,5m màu xám và phân thành nhiều nhánh lá khác nhau.
Lá cây dạng lá đơn, hình bầu dục có màu xanh thẫm, có cánh nhỏ ở cuốn.
Quả hình tròn, còn non có màu xanh và khi già chín chuyển sang màu vàng cam, trong ruột có nhiều tép, vị chua thanh.
Cây quất ưa nắng nên cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ từ 12 – 390oC, nhiệt độ để cây phát triển mạnh nhất là từ 23 – 29oC.
Với những vùng có nhiệt độ quá cao từ 40oC, cây không sinh trưởng được, dẫn đến tình trạng rụng lá và khô héo dần.
Truyền thuyết về cây quất ngày tết
Tương truyền rằng ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có 3 người bạn chơi rất thân với nhau. Quân thích võ nghệ, đao kiếm, Mộc thích nuôi trồng, tìm hiểu về thiên nhiên, Thư thích văn thơ, nhạc họa. Trong đó, Quân là người có hoàn cảnh khó khăn nhất, lại bị câm điếc từ nhỏ, thế nhưng lại có tài võ thuật, vì vậy người ta đặt biệt danh cho cậu là “Quất roi”.
Vài năm sau đó, đất nước bị giặc xâm lăng, dù cả nước đã liên thủ đoàn kết với nhau để chống giặc ngoại xâm nhưng vì kẻ thù quá mạnh nên không dễ dàng đối phó. Lúc đó, Quất roi muốn ra trận đánh giặc, nên đã nhờ hai người bạn của mình để nói rõ tâm ý của mình cho tướng lĩnh biết. Sau khi xin được ra trận, Quất roi giao đấu với kẻ thù suốt 3 ngày liền và giành được chiến thắng. Sau khi trở về, Quất roi được nhà vua ban thưởng cho 1 giống cây quý và dặn dò rằng “ Nếu muốn sung túc phú quý, thì hãy hái quả xuống, nếu muốn xua đuổi tai ương, hãy bẻ cành mà trồng xuống đất”. Năm sau, làng Quất roi bị tuyết phủ kín, trời lạnh thấu xương, hoa màu, động vật và ngay cả con người đều lâm vào tình trạng lầm than. Thấy vậy, Quất roi liền nghe theo lời ông tiên liền bẻ cành của cây thần, để trồng ở nhiều nơi khác nhau. Quả nhiên, lúc đó trời quang hẳn, thời tiết hết lạnh giá, cây cối, mọi sinh vật như được hồi sinh, phát triển mạnh mẽ.
Sau này, mỗi độ xuân về, mọi người lại mang giống cây đó trồng trước nhà với hi vọng cầu bình an, phú quý và cũng để tưởng nhớ đến Quất roi, mọi người gọi giống cây đó là Quất.
Ý nghĩa của cây quất ngày tết
Ý nghĩa của cây quất trong cuộc sống là dùng để trang trí. Ngoài ra cây quất còn có tác dụng
Làm thuốc chữa một bệnh như: Ợ chua, khó tiêu, đau họng, ho lâu ngày không khỏi, đau dạ dày, đại tiện khó khăn, chán ăn,…
Dùng làm tinh dầu để làm đẹp cũng như chữa bệnh.
Ý nghĩa phong thủy của cây quất
Mỗi dịp tết đến mọi nhà đều bài trí cây quất trong nhà với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn trong cả năm cho gia đình.
Ngoài ra, cành quất trĩu quả trong quan niệm dân gian là biểu tượng cho sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình duyên, thể hiện sự sum vầy của nhiều thế hệ trong gia đình.
Cây quất ,á xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới sẽ được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Cách trồng và chăm sóc cây quất
Cách trồng cây quất
Quất có hai cách trồng mà bạn có thể thực hiện: Gieo trồng bằng hạt hoặc thực hiện phương pháp chiết cành để nhân giống. Tuy nhiên, để đảm bảo cây được phát triển một cách tốt nhất bạn nên thực hiện phương thức chiết cành để nhân giống
Đầu mùa mưa là thời gian lý tưởng nhất trồng quất, lúc này cây quất được đảm bảo đầy đủ về cả nhiệt độ lẫn độ ẩm giúp cây phát triển tốt hơn.
Bạn nên lựa chọn đất trồng phù hợp, đảm bảo được độ thông thoáng cũng như độ ẩm cho cây (đất vườn, đất pha cát), khi làm đất bạn nên trộn thêm phân chuồng hữu cơ,để tăng độ dinh dưỡng cho cây.
Cách chăm sóc cây quất
Cây quất dễ bị bệnh trong trường hợp thiếu phân, thiếu nước, thiếu ánh sáng và pH không phù hợp, vì vậy bạn cần chăm sóc cây thường xuyên và đúng cách để cây quất có thể phát triển một cách tốt nhất.
Thường xuyên ra thăm nom, và chăm sóc vườn cây để có thể phát hiện kịp thời bệnh của cây và tiến hành chữa trị hoặc loại bỏ cây bị bệnh để tránh trường hợp lây lan.
Tưới nước
Bạn phải đảm bảo luôn cung cấp đủ nước cho cây quất, tránh trường hợp để quất thiếu nước điều đó sẽ làm cây chậm phát triển, dễ mắc bệnh.
Bón phân
Quất rất cần được bón phân đầy đủ và hợp lý thì mới có thể sinh trưởng được vì thế bạn cần bón phân đúng theo thời kỳ và đúng lượng phân bón cần bón cho cây.
Bón lót: Thời kỳ này bạn chỉ cần sử dụng hữu cơ để bón trung bình mỗi gốc nên bón khoảng 20 – 25 kg.
Bón thúc: Chia thành 2 đợt bón, mỗi đợt cách nhau từ 34 – 40 ngày,Thời kỳ nay cây đang phát triển mạnh, vì vậy nên sử dụng phân NPK để bón, trung bình một gốc nên bón khoảng 0,4 – 0,6 kg.
Để cây quất không bị bệnh cũng như bị rụng hoa và trái, tốt nhất khi cây chuẩn bị ra hoa thì cần bón thêm 100/gốc phân KCL.
Ngoài ra, cứ cách 15 ngày bạn nên phun thêm phân bón lá để cành và lá của cây được phát triển mạnh và xanh tốt hơn.
Mẹo để quất ra quả đúng vào dịp tết
Đảo quất:
Thời gian thích hợp để đảo quất giúp cây ra quả đúng vào dịp tết và khoảng tháng 5, 6 âm lịch. Đồng thời khi đảo quất bạn cũng nên lựa chọn những cây khỏe, đẹp điều đó sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn, ít bị sâu bệnh.
Cách chăm sóc cây quất
Sau khi tiến hành đảo quất xong, bạn nên để cây vào nơi râm mát, không để cây gặp mưa to hay gió sẽ dẫn đến rã và hỏng bầu. Từ khoảng 10 – 25 ngày sau bạn không cần tưới nước cho cây, để lá tự héo và rụng khoảng 80 – 90%. Sau đó, mang quất ra trồng và tự chăm sóc bình thường như hướng dẫn ở trên. Chỉ cần chăm sóc đúng cách cây sẽ ra hoa, kết trái vào khoảng tháng 7 – 8, tiếp tục bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho đến tháng 12 âm lịch, sau đó chỉ cần tưới nước đều đặn cho cây, quả sẽ chín và đúng dịp tết Nguyên Đán.
Bạn nên chọn loại đất có khả năng thoát nước và có độ ẩm cao, có thể trộn thêm trong thành phần đất trồng một ít phân hữu cơ hoai mục để làm đất tơi xốp và cung cấp được nhiều dinh dưỡng hơn.
Bạn có thể trồng quất trực tiếp xuống đất ngay tại vườn nếu có, mà không cần sử dụng chậu. Dựa vào kích thước của cây mà bạn nên chọn loại chậu phù hợp với cây, tránh trồng quất trong chậu quá nhỏ hoặc quá to sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
Chăm sóc cây quất sau tết tốt
Trong thời gian trồng quất, quất có thể nở hoa 3 – 4 lần trong năm, để quất năm sau có thể đậu hoa và quả nhiều cần chú đến cách chăm sóc:
Thường xuyên tỉa cây
Quất vốn là loài ưa sáng, chính vì vậy sau tết là khoảng thời gian cây quất phát triển mạnh vì nhiệt độ sau tết thường tăng. Để quá nhiều cành sẽ khiến cây không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng vì vậy bạn cần tiến hành tỉa bớt những cành không cần thiết, chỉ giữ lại những cành chính của cây. Cứ cách 2 tháng bạn nên tỉa cành một lần, vừa kết hợp tỉa cành vừa hái lá ngọn, làm đều đặn cho tới khi cây đậu quả mới thôi.
Bón phân
Khi tỉa cành xong, bạn cần bón phân, đặc biệt là phân hữu cơ để cây có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng nhiều nhất. Ngoài ta, bạn cũng cần kết hợp bón phân NPK và KCL thường xuyên, hợp lý để thúc đẩy quá trình ra hoa kết trái của cây.
Tưới nước
Sau tết, nhiệt độ thường lên cao vì vậy bạn cần cung cấp nước đầy đủ cho cây thì cây mới có thể sinh trưởng, cũng như thúc đẩy quá trình hình thành hoa, tạo quả được.
Cách chăm sóc hoa và quả
Khi cây quất đang trong thời gian ra hoa, nên tiến hành hái bớt hoa cũng như quả quất đi mỗi cành chỉ để từ 3 – 4 quả non, không nên để hoa và quả quá dày để có thể tiết kiệm chất dinh dưỡng. Đồng thời, trong thời kỳ này bạn nên bón phân, nước đầy đủ cho cây, để cây có đủ dinh dưỡng không bị rụng hoa và quả.
Hy vọng với những chia sẻ về bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về cây quất, cũng như cách trồng và chăm sóc cây quất đúng cách.
Kết.