Cá cánh bướm châu phi, hồ điệp cổ đại – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi

Cá cánh bướm châu phi còn gọi là cá hồ điệp cổ đại sỡ hữu đôi cánh bướm đẹp và độc tạo nên dáng bơi uyển chuyển trong hồ thủy sinh lung linh. Chúng là loài cá sống ở tầng mặt nước với dáng bơi nhẹ nhàng, chậm rãi nhưng khi phát hiện thấy con mồi thì chúng lại thể hiện tốc độ bắt mồi cực kỳ nhanh. Vây ngực của cá có tác dụng ngụy trang như chiếc lá trôi nỗi trên mặt nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến cá cánh bướn châu phi, hồ điệp cổ đại qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Thông tin về cá cánh bướm châu phi

Thông tin về cá cánh bướm châu phi
Thông tin về cá cánh bướm châu phi
  • Cá hồ điệp có tên gọi tiếng anh là African Butterfly Fish, Pantodon buchholzi
  • Hiện nay cá hồ điệp được bán ở 1 số cửa hàng với giá từ 120 – 250k/con
  • Môi trường sống: Cá cánh bướm châu phi sống ở vùng nước suối, hồ và đầm lầy… tại các nơi có nhiều cây thủy sinh.
  • Kích thước tối đa của cá hồ điệp lên đến 12cm
  • Hồ nuôi cần tối thiểu 80 lít nước, chúng cần hồ kính có chiều rộng, và không cần quá sâu. (90x30x30)
  • Nhiệt độ: 23 -30°C ( khoảng 26°C là tốt nhất )
  • PH: 6.0 – 7,5
  • Độ cứng: 5-15°H

Thức ăn: cá cánh bướm cần nguồn thức ăn đa dạng, các loại thức ăn tươi và đông lạnh như tôm ngâm nước muối, khi chúng thấy nguồn thức ăn là côn trùng, con nhện… thì chúng rất xung và dùng đôi cánh bướm nhanh chóng, phóng bắt lấy con mồi. Lưu ý rằng cá 95% là bắt mồi ở bề mặt nước.

Hành vi của cá cánh bướm và cá nuôi chung với cá cánh bướm

Cá cánh bướm khá là hiền lành, tuy nhiên vì sở hữu đôi cánh bướm rộng tha thướt, khiến cho nhiều loài cá khác thích cắn rĩa đôi cánh ấy, có lẽ bởi chúng ghen tỵ với đôi cánh đẹp kiêu sa ấy ( nên nhớ tránh các loài cá có tật xấu hay cắn rĩa vây cá khác nhé )

Hành vi của cá cánh bướm và cá nuôi chung với cá cánh bướm
Hành vi của cá cánh bướm và cá nuôi chung với cá cánh bướm

Tránh nuôi chung cá cánh bướm châu phi với các loài cá có kích thước nhỏ hơn chúng, vì nó có thể ăn các loài cá nhỏ vừa miệng chúng đấy, đặc biệt là mấy con cá nhỏ thường bơi trên mặt nước sẽ càng là con mồi thích hợp cho chúng.Vì mặt nước là lãnh thổ sỡ trường của cá cánh bướm.

Cá cánh bướm có thể nuôi chung với loài cá nào: ta có thể chọn các loại cá châu phi như: cá congo tetra, cá vòi voi, và các loài cá cichlid tây phi với kích thước nhỏ…

Phân biệt cá cánh bướm trống mái

Phân biệt cá cánh bướm trống mái
Phân biệt cá cánh bướm trống mái

Cá hồ điệp có thể xác định giới tính bằng cách nhìn vào mép sau của vây hậu môn.Vây hậu môn cá mái thằng và cá trống thì lồi.

Hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong việc lại tạo cá hồ điệp. Có thể dùng thủ thuật sau đây để ép cá hồ điệp sinh sản: Ta hạ mực nước thấp xuống còn khoảng 10 đến 15cm trong vòng vài tuần, sau đó tăng mực nước lên khoảng 30 đến 40cm.

Chúng đẻ khoảng được 100 trứng, sau khi trứng đẻ xong sẽ nổi trên mặt nước, lúc này ta nên vớt cá bố mẹ ra, vì chúng thường có thói quen ăn trứng, sau khoảng vài giờ trứng sẽ đen sậm màu và khoảng 3,4 ngày trứng sẽ nỡ.

Cá hồ điệp bột khó nuôi, chúng cần thức ăn tươi nhưng cực nhỏ để chúng có thể nuốt được.Có thể bằm tôm tươi ra thật nhỏ nhé.

Cá bột cần duy trùy chất lượng nước tốt, vì chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi rất nhỏ của chất lượng nước.

Xem thêm: Cá cánh buồm kim cương – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi

Kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến cá bướm châu phi do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Cá Cánh Bướm Châu Phi là loài cá cảnh đẹp và độc đáo, tuy nhiên đòi hỏi người nuôi cần có nhiều kinh nghiệm chăm sóc. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ đem lại cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *