Cây Cơm cháy – Đặc điểm và công dụng cây cơm cháy

Một số người xem cây cơm cháy như một “máy lọc” vì thảo dược có thể giúp rửa ruột. Cây cơm cháy cũng giúp thải chất lỏng trong cơ thể ra ngoài bằng cách kích thích sản xuất nước tiểu (như thuốc lợi tiểu), giúp làm lành vết thương và gây nôn.

Cây cơm cháy là gì?

Cây cơm cháy có tên gọi khác là cây sóc dịch hay cây tiếp cốt thảo, cây tẩu mã tiễn vv. Loại cây này thuộc dạng cây thân nhỡ sống lâu năm. Một cây trưởng thành mọc hoang dã có thể có chiều cao lên đến 5m. Loại cây này thân thường xốp phần vỏ ngoài có màu xanh thẫm. Cành của chúng mềm rỗng bên trong có tủy trắng xốp bề mặt bên ngoài thường có nhiều lỗ bì.

Cây Cơm cháy – Đặc điểm và công dụng cây cơm cháy 1
Cây cơm cháy là gì?

Cây cơm cháy có lá mềm mọc kép hình lông chim lẻ gồm khoảng từ 3-9 lá chét. Mỗi lá có chiều dài từ 8 đến 12cm với phần mép có răng cưa khá đẹp. Hoa khi nở thường ra theo từng chùm một và có màu trăng đục với những bông hoa li ti kết lại với nhau. Sau môi đợt hoa nở quả cơm cháy sẽ mọc ra thành từng chùm một. Quả có dạng hình cầu nhỏ như quả trứng cá thường có màu đen sẫm căng bóng.

Địa điểm phân bố: Cây cơm cháy thường phân bố trải dài từ nhiều miền của nước ta như các tỉnh từ Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến các tỉnh phía Nam như Bảo Lộc, Lâm Đồng vv.

Công dụng của cây cơm cháy

Cây cơm cháy có nhiều công dụng trong y học. Các bộ phận của cơm cháy như hoa, quả, lá và cành đều được sử dụng. Chúng được thu hái khi còn xanh thường vào mùa hè rửa sạch dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Một số bài thuốc từ cây cơm cháy có thể kể đến như chữa được gãy xương, bong gân, tiểu tiện nhỏ giọt khá hiệu quả.

Cây Cơm cháy – Đặc điểm và công dụng cây cơm cháy 2
Công dụng của cây cơm cháy

Theo đông y thì cây cơm cháy có tính ấm vị hơi chua nhẹ được sử dụng trong nhiều trường hợp như kiết lỵ, viêm khí quản mạn và lở loét tay chân. Lá cây cơm cháy còn được dùng để nấu nước tắm cho các sản phụ sau khi sinh.

Một số bài thuốc từ cây cơm cháy

Cơm cháy chữa đau nhức cơ thể: Chỉ cần rễ của cây giã nát và sao cho nóng và xoa hoặc đắp lên rốn của bệnh nhân. Đồng thời tiến hành dùng lá cây cơm cháy và hun nóng rồi rải đều lên chiếu nằm khoảng 30 phút đều đặn 1 tháng sẽ đỡ đau nhức.

Chữa gãy xương: Tiến hành dùng vỏ rễ cây cộng với lá cây cơm cháy, Bạn tiến hành giã nát rồi đắp vào chỗ xương bị gãy rồi băng lại cố định. Khoảng 1 tháng sau sẽ có tác dụng rõ rệt.

Cây Cơm cháy – Đặc điểm và công dụng cây cơm cháy 3
Một số bài thuốc từ cây cơm cháy

Chữa bệnh phong thấp khớp và sưng đau Tiến hành dùng rễ cây cơm cháy khoảng 30g rồi sắc lấy nước uống hàng ngày. Đồng thời tiến hành nấu nước đặc rửa vào chỗ đau.

Một số công dụng khác từ cây cơm cháy

Cây cơm cháy nhuộm tóc từ nước ép của quả cơm cháy. Ngoài ra nhiều quốc gia còn sử dụng gỗ của cây cơm cháy để chế tạo lược, đồ chơi, que xiên thịt nướng. Một số quốc gia khác người ta sử dụng cây cơm cháy để tắm cho phụ nữ sau khi sinh. Hoa của cây cơm cháy sẽ được sử dụng để làm thuốc giúp lợi tiểu và giúp ra mồ hôi.

Một số chú ý khi sử dụng cây cơm cháy

Khi chưa chế biến hoạc sấy khô thì không nên ăn quả tươi của chúng. Vì theo nghiên cứu chúng có chứa Xyanua khiến cảm giác nôn ói. Nói chung các chế phẩm thương mại không gây nên phản ứng phụ ở liều lượng khuyến cáo.

Cây Cơm cháy – Đặc điểm và công dụng cây cơm cháy 4
Một số chú ý khi sử dụng cây cơm cháy

Với những người bị dị ứng với hoa và quả của cây cơm cháy có thể khiến gây ra dị ứng. Nếu có một số triệu chứng như ngứa họng, phát ban hoặc khó chịu thì nên ngừng sử dụng.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây cơm cháy. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *