Một trong những loại cây tượng trưng cho tình yêu, sự may mắn và thăng tiến trong sự nghiệp phải kể đến cây ngọc ngân. Đây là một loại cây rất thích hợp để trên bàn làm việc của mỗi người, làm nội thất trang trí hoặc có thể làm quà tặng tình yêu cho những người yêu thương. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loại cây này nhé!
Cây ngọc ngân là gì?
Cây ngọc ngân là một trong những cây cảnh tiêu biểu tượng trưng cho tình yêu. Cây có vẻ đẹp thanh tao, nhẹ nhàng mà có sức cuốn hút đến lạ kỳ. Không chỉ vậy, loại cây cảnh này còn mang ý nghĩa về sự may mắn và thịnh vượng, được dùng làm cây nội thất văn phòng, phù hợp với nhiều người.
Tên thường gọi: Cây ngọc ngân, cây valentine
Tên tiếng anh: Aglaonema silver bay
Tên khoa học: Aglaonema oblongifolium
Cây ngọc ngân có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc, Thái Lan, Philippin,
Malaysia, Indonesia…
Đặc điểm cây ngọc ngân
Cây Ngọc Ngân có đặc điểm khá dễ nhận dạng, với lá có màu trắng chiếm 80% màu sắc còn lại là 20% màu xanh của viền lá và thân lá, lá cây mềm. Ngọc Ngân là loài cây thân thảo, thuộc loại thường xanh sống lâu năm, thân dày, có lá thay thế. Lá hình bầu dục giống ngọn giáo, mọc không đối xứng, màu xanh đốm trắng, cuốn lá đầy bao bọc một phần thân cây. Cây Ngọc Ngân có rễ chùm nên phát triển và sinh trưởng rất nhanh, cây mọc thành từng bụi.
Cây ngọc ngân có sức sống mạnh mẽ, sinh trưởng tốt nơi có bóng râm. Chịu được bóng râm bán phần hoặc toàn phần.
Cây ngọc ngân trong phong thủy
- Cây ngọc ngân trong phong thủy có nhiều ý nghĩa, theo phong thủy phương đông cây ngọc ngân là cây có vượng khí cao, cây thu hút tài lộc cho gia chủ, nếu bạn là người có chức danh thì nên trồng 1 cây ngọc ngân, cây ngọc ngân sẽ làm cho con đường sự nghiệp của bạn dễ dàng hơn, thuận lợi trong công việc và sẽ hạn chế những kẻ tiểu nhân rèm pha.
- Đối với gia đình thì trồng cây ngọc ngân trong nhà sẽ tạo cảm giác thỏa mái, sự hòa thuận trồng gia đình
Ứng dụng cây ngọc ngân
Cây ngọc ngân có thể trồng được cả ở trên cạn và trong bình thủy. Loài cây này có sức sống mãnh liệt và có vẻ đẹp hài hòa nên được rất nhiều người yêu cây cảnh ưa chuộng.
Bạn có thể trồng một chậu hay một bình đặt ở góc nhà nơi phòng khách, phòng ngủ, trên góc làm việc của mình hay để trong văn phòng cũng đều rất ổn. Loài cây này mang biểu trưng cho tình yêu gắn bó của những đôi trai gái, cặp vợ chồng hay tình cảm thân thiết của bạn bè nên rất được ưa chuộng dùng làm quà tặng cho nhau. Đồng thời, để trên bàn làm việc, công việc của bạn nhất định sẽ thăng tiến nhanh.
Cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân
Ánh sáng: Ngọc ngân chỉ cần lượng ánh sáng vừa đủ nên ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ không tốt cho cây, lâu ngày sẽ làm lá chuyển sang vàng và khô. Tuy nhiên, cây ngọc ngân vẫn là loại cây lá màu chịu nắng tốt nhất.
Đất trồng: Đất phải nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước dễ dàng và giữ ẩm tốt. Đồng thời, độ PH từ 5-6.5 là mức thích hợp nhất. Có thể trồng trong hỗn hợp của than bùn hoặc lớp đất với vỏ cây trồng…đều được. Bạn cũng có thể làm thoát nước cho chậu cây bằng cách trộn thêm đá và cát vào đất trồng.
Loài cây này có thể sống trong nước
Nước: Loài cây này vào mùa hè cần tưới nước thường xuyên. Tần suất 1 lần/ngày. Dùng bình xịt phun lên cả lá, thân và gốc cho cây. Nếu để trong phòng có máy lạnh chỉ nên tưới giữ ẩm.
Nhiệt độ: Cây ngọc ngân có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20°C – 30°C. Loại cây này có khả năng chịu lạnh kém, dưới 5°C cây có thể sẽ bị chết.
Độ ẩm: Giữ ẩm cho cây cần tưới nước thường xuyên kết hợp phun lá, thân.
Độ ẩm phải tương đối phải được giữ ở mức cao để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển tốt.
Bón phân: Chúng ta bón phân cho cây tần suất trung bình 2 tuần/ 1 lần. Nên bón phân từ tháng 3 đến tháng 10.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc cây ngọc ngân. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!
- Cây Thủy Tùng – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Bệnh trên cây bưởi – Các loại bệnh trên cây bưởi và cách chữa trị
- Cây Sậy – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Đơn Lá Đỏ – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Anh Túc Xác – Đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc