Cây Hồng Xiêm – Cách trồng và chăm sóc cây hồng xiêm

Cây Hồng xiêm là giống cây nhiệt đới thơm ngon được nhiều người ưa chuộng. Loại cây này được trồng phổ biến rộng rãi ở nhiều nước khu vực Châu Á trong đó có Việt Nam. Qua thời gian giống cây này ngày càng cho năng suất cao cũng như cho kích thước quả ngày càng to và đẹp hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loại cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây hồng xiêm là gì?

Hồng xiêm hay còn được gọi là hồng mứt hoặc sa pô chê, có danh xưng khoa học là Manilkara zapota.

Hồng xiêm có nguồn gốc từ đất nước Mexico,Trung Mỹ, về sau được trồng ở khắp nhiều nơi trên thế giới. Là loại trái cây được du nhập từ Thái Lan vào nước ta cách đây khá lâu, về sau nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi ở nước ta và trả thành loại trái cây yêu thích của người Việt.

Cây Hồng Xiêm
Cây Hồng Xiêm

Đặc điểm của cây hồng xiêm

Đặc điểm hình dáng cây hồng xiêm

Cây hồng xiêm là loại cây thường xanh, thân gỗ, có chiều cao trung bình 3 – 12m, vỏ cây thường có nhiều nhựa màu trắng như gôm tẩy. Là của hồng xiêm thường mọc ở đầu ngọn cành, có hình dạng giống elip hoặc hình ô van, dài khoảng 10cm, thường có màu xanh lục và có độ bóng ở bề mặt lá. Hoa hồng xiêm rất nhỏ, có màu trắng trong nên rất khó nhìn thấy, hoa có hình dạng như quả chuông, mỗi hoa đều có 6 tràng hoa hình thùy. 

Hồng xiêm có quả dạng hình cầu hoặc hình quả trứng, thuộc dạng quả mọng, mỗi quả có đường kích từ 5 – 8cm, bên trong có cùi thịt màu nâu nhạt, có kết câu thịt rất mềm, vỏ bên ngoài rất mỏng, thường có màu nâu hoặc vàng nhạt. Bên trong mỗi quả có chứa từ 2 – 5 hạt, hạt hồng xiêm thường có màu đen và rất cứng.

Đặc điểm hình dáng cây hồng xiêm
Đặc điểm hình dáng cây hồng xiêm

Đặc điểm sinh trưởng của cây hồng xiêm

Hồng xiêm là giống cây trồng lâu năm, là loại cây ưa ẩm và thích hợp để sinh trưởng ở những có khí hậu mát mẻ. Hồng xiêm có thể ra hoa quanh năm, nhưng trong 1 năm cây cho ra trái 2 lần, tùy thuộc vào nhiệt độ và khí hậu của vùng đó.

Công dụng của cây hồng xiêm

Cây hồng xiêm có lợi đối với sức khỏe con người

Hồng xiêm có chứa polyphenolic là các chất dinh dưỡng rất có lợi cho đường tiêu hóa đặc biệt là dạ dày. Thường xuyên ăn hồng xiêm sẽ giúp bạn loại bỏ được chất thải, làm sạch đường ruột, hình thánh các enzyme tích cực trong dạ dày, giúp quá trình trao đổi chất luôn thuận lợi và sạch sẽ. Các chất xơ và chống oxy hóa có trong hồng xiêm có khả năng giúp cơ thể ngăn ngừa được một số bệnh ung thư như: ung thư phổi, ung thư gan, khoang miệng,… Hồng xiêm được xem là loại trái cây có chứa hàm lượng vitamin A cao, giúp cải thiện tình trạng mắt yếu, giúp duy trì thị lực được tốt, đặc biệt là ở độ tuổi cao.

Nghe có vẻ như hoang đường, nhưng trên thực tế khoa học đã chứng minh ăn hồng xiêm thường xuyên sẽ giúp bạn làm giảm căng thẳng, thư giãn được hệ thần kinh, điều trị dứt điểm chứng mất ngủ, lo âu và đặc biệt là trầm cảm.

Công dụng của cây hồng xiêm
Công dụng của cây hồng xiêm

Cây hồng xiêm có giá trị kinh tế cao

Hiện nay, hồng xiêm có mức giá khá cao, trung bình giao động từ 15 – 40 nghìn/kg, vị chi cứ 1ha/năm người nông dân có thể thu về khoảng 400 triệu đồng. Ngoài ra, hồng xiêm còn được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất các loại mắt, bánh, nước ngọt, trái cây sấy,… chính vì vậy hồng xiêm có nguồn tiêu thụ khá cao nên có thể yên tâm về đầu ra mà không sợ tụt giá. Ngoài ra, hồng xiêm rất dễ trồng và chăm sóc lại cho năng suất cao, 2 năm cho thu hoạch 2 vụ nên người trồng vườn có thể yên tâm về cả số lượng lẫn chất lượng.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng xiêm

Cách nhân giống cây hồng xiêm

Hiện nay, ở Việt Nam thường có 3 cách để nhân giống cây hồng xiêm thông dụng nhất là: gieo hạt, ghép cành và chiết cành. Tuy nhiên, để cây giống có chất lượng tốt và đạt năng suất cao, thông thường người ta thường nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng xiêm
Cách trồng và chăm sóc cây hồng xiêm

Chiết cành

  • Đầu tiên cần chọn nhánh giống to khỏe, cây mẹ không bị nhiễm bệnh và đang cho thu hoạch năng suất cao.
  • Sau đó, dùng sao sắc khoanh bỏ lớp vỏ ngoài khoảng 7cm, để cho hom giống nghỉ khoảng 7 – 9 ngày.
  • Dùng vật liệu chiết cành đã nhúng ẩm và bọc bao cành hom lại,thường xuyên quan sát và cung cấp nước cho cành giống có đủ độ ẩm phát triển rễ.

Xử lý đất trồng

  • Đầu tiên bạn nên chọn những loại đất có chất dinh dưỡng cao, độ ẩm và khả năng thoát nước tốt như đất thịt, đất pha cát, đất feralit đỏ.
  • Đối với những loại đất chua, nên dùng vôi để khử độ chua và cân bằng độ pH bằng 5, 5 – 6.
  • Đầu tiên, bạn cần làm sạch cỏ và cày tơi đất trồng lên, sau đó để đất nghỉ khoảng 15 ngày trước đào hố trồng.

Đào hố trồng

  • Sau khi phơi đất xong, tiến hành đào hố trồng cây phù hợp với kích thước của bầu đất, thông thường nên đào hố với kích thước 70x70x70 là thích hợp, mỗi hố nên đào cách nhau khoảng từ 4 – 5m để tạo diện tích thông thoáng cho cây phát triển sau này.
  • Dùng 30% bã mùn, 50% phân chuồng hoai mục và 20% vôi bột bón lót xen kẽ vào hố trồng, dùng nước tưới vào hố để ủ đất trong khoảng 30 ngày.

Cách trồng cây hồng xiêm

  • Đặt cây giống nhẹ nhàng xuống hố trồng theo chiều thẳng đứng, nén chặt phần đất gốc để cây không bị lung lay.
  • Dùng giàn chống để giúp cây đứng thẳng và không bị gió hay mưa làm gãy hoặc đổ.
  • Tưới đẫm nước cho cây ngay sau đó để dây hồi phục và thích nghi nhanh với đất trồng.

Cách chăm sóc cây hồng xiêm

Bón phân

Trong giai đoạn đầu nên cung cấp thêm cho cây hàm lượng phân NPK, phân đạm, phân lân để cây sinh trưởng và phát triển rễ cành khỏe mạnh

Xem thêm:

  • Cây bưởi Tứ Xuyên
  • Cây bưởi quế dương

Khi cây bắt đầu cho quả nên bón thêm phân Kali và phân chuồng để quả đạt năng suất và chất lượng.

Sau mỗi lần thu hoạch, nên rải thêm lượng phân chuồng hoai mục và NPK để cải thiện chất dinh dưỡng trong đất và giúp cây có đủ chất dinh dưỡng cho mùa vụ sau.

Tưới nước

Cần cung cấp đủ nước cho cây trong giai đoạn cây đang phát triển và giai đoạn cây chuẩn bị ra trái, mùa khô hạn để cây có đủ độ ẩm để phát triển.

Làm cỏ dại

Để cỏ dại không có nhiều điều kiện phát triển cần thường xuyên làm cỏ định kỳ 2 tháng/lần cho vườn, sau những trận mưa lớn nên tiến hành phá váng để cỏ không có môi trường để sinh trưởng.

Một số bệnh thường gặp ở cây hồng xiêm

Bệnh ruồi đục trái

Khi vào mùa, nhất là khi hồng xiêm chín tới, ruồi bọ thường kéo đến đẻ trứng tạo thành dòi đục gây hại cho trái, làm trái bị thối rữa, làm giảm năng suất và chất lượng gây thiệt hại mùa vụ nặng nề.

Để phòng trừ loại bệnh nên thu hoạch trái sớm trước khi ruồi bọ hóa ra, có thể sử dụng thuốc sát trùng hoặc Vizubon D để tiêu diệt

Bệnh rệp sáp và rầy mềm

Các loại rệp này thường tấn công vào các đọt lá non và trái làm cây kém phát triển và làm giảm năng suất của cây.

Để phòng tránh bệnh rệp nên thường xuyên phun định kỳ thuốc trừ rệp cho cây định kỳ 1 tháng/lần.

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây hồng xiêm. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *