Cây Hoa Phi Yến có tên khoa học Delphimum ajacis L. Hoa phi yến còn có tên hoa chân chim vì hoa trông giống như chân con chim hoặc phi yến (chim yến đang bay) hay đôi khi được gọi là “hoa violet” vì hoa màu tím và còn có tên La-let hay đông thảo thuộc họ Mao lương (Ranuncolaceae) thực chất cũng có cây cho hoa màu hồng và trắng xong rất ít. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan đến loại hoa này qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Đặc điểm của hoa Phi Yến
Phi Yến là loài hoa thân thảo với phần cuống hoa khá dài, thường nở vào tháng 7 hàng năm và có nhiều màu sắc như tím, hồng, trắng,… Các lá của hoa Phi Yến có số răng không đồng đều nhau, nằm trong khoảng 3 – 7 răng mà mọc xen kẽ ở phần gốc hoa.
Chiều cao của hoa Phi Yến cũng khá khác biệt, tùy thuộc vào khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đất mà chúng sinh trưởng và phát triển. Ở những vùng núi cao có khí hậu khắc nghiệt, hoa Phi Yến chỉ cao khoảng 10 – 15cm, ngược lại tại những khu rừng nhiệt đới nhiều nắng và gió, chúng ta có thể chứng kiến được những cánh hoa Phi Yến có chiều cao lên đến gần 2m.
Hoa Phi Yến có năm cánh và cùng với lá đài tạo thành những túi rỗng có tác dụng hỗ trợ cho quá trình thụ phấn của hoa. Sau khi nở rộ, hoa Phi Yến có thể duy trì sự rực rỡ khá lâu, đây cũng chính là lý do khiến loài hoa này được khá nhiều người lựa chọn để trồng làm cây cảnh.
Hoa Phi Yến có đặc điểm về mặt sinh học là chịu rét tốt, đặc biệt chúng rất ưa sáng nên cần trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời sẽ giúp hoa Phi Yến phát triển hoàn thiện nhất.
Ý nghĩa của hoa Phi Yến
Khi nhắc đến bất cứ loại hoa tươi nào, con người thường gắn cho chúng một vài ý nghĩa nhất định để tỏ lòng yêu mến, và hoa Phi Yến cũng không ngoại lệ.
Từ truyền thuyết về nguồn gốc xuất xứ của hoa Phi Yến do những thổ dân châu Mỹ kể lại đã hàng trăm năm nay, chúng ta có thể thấy hoa Phi Yến được dùng để tượng trưng cho những ước mơ của loài người nhằm hướng đến cái đẹp. Vẻ đẹp ở đây không chỉ là những thứ hữu sắc hữu hình, mà còn muốn nói đến những điều tốt đẹp và nhân văn trong cuộc sống.
Với hình dáng luôn mạnh mẽ vươn cao cùng sức sống mãnh liệt, hoa Phi Yến có ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh nội tại sẽ luôn chiến thắng được những thử thách cam go của cuộc sống. Dù sinh trưởng tại những vùng đất khô cằn sỏi đá, hoa Phi Yến vẫn lặng lẽ hiến dâng vẻ đẹp cho đời, cũng như con người dù có trải qua bao vất vả chông gai vẫn luôn cố gắng vươn lên và không bao giờ bỏ cuộc.
Bên cạnh đó, hoa Phi Yến thường được nhiều cô dâu lựa chọn để kết thành những bó hoa cầm tay và trang trí cho không gian của bữa tiệc. Điều này cũng khá dễ hiểu vì ngoài những ý nghĩa như đã nói ở trên, hoa Phi Yến còn được dùng để nhắc đến những chuyện tình thủy chung và sâu sắc.
Cụ thể hơn, Phi Yến trắng tượng trưng cho tình cảm ngây thơ và trắng trong của thuở ban đầu, Phi Yến hồng được dùng để nói đến những chuyện tình vào giai đoạn nồng thắm, còn Phi Yến tím lại e ấp, dịu dàng như những mối tình đã trải qua nhiều sóng gió nhưng vẫn bền bỉ bên nhau đến cuối cùng.
Cách Trồng và chăm sóc hoa Phi Yến
Hoa phi yến không kén đất lắm, chịu hạn và chịu rét cao, xong đòi hỏi được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, cần ít phân bón nhưng cân đối tỉ lệ N.P.K. Đạm nhiều cây vươn cao dễ đổ, vấn đề lấy giống và gieo giống rất cần được chú ý, chọn những cây tốt không sâu bệnh, có hoa đẹp làm giống. Khi cắt cây lấy hạt phải cắt những cành chính đã chín vàng, bỏ 1/3 đoạn trên và 1/3 đoạn dưới cành. Có như vậy sau này cây mới ra hoa đều. Hạt cần phơi kỹ dưới bóng râm rồi lấy giấy báo gói lại gác lên gác bếp nơi xa lửa bốc lên trực tiếp. Khi gieo, đem chà cho vỏ mỏng bớt rồi ngâm nước lã ấm tay 6 – 7 tiếng sau đó đem rửa sạch nước chua rồi lại bỏ vào tủ lạnh xử lý, sau khi đã bọc lại bằng vải. Ngày hôm sau lại đem rửa lại và xử lý tiếp gọi là xử lý lạnh, xử lý độ 5 – 7 lần như vậy, hạt sẽ nảy mầm và đem gieo.
Cũng có thể làm như trên xong dễ dàng hơn là ủ vào nhiều lần vải rồi phủ rơm rạ dày, làm liên tục 5 – 7 ngày. Hạt nứt nanh thì đem gieo. Gieo rất cẩn thận trên nền đất làm kỹ, phủ rạ đày rồi tưới đẫm. Sau 7 – 8 ngày hạt thành cây nhỏ thì bóc bỏ ra, cây chưa cho lá thật, chỉ mới có 2 lá mầm cao 1 – 2cm thì nhổ đem trồng. Có như vậy cây con sau này mới khỏe. Khi trồng đất cũng cần làm thật kỹ, tưới nước đẫm rồi mới trồng cây.
Trước khi nhổ cây cũng phải tưới đẫm hoặc sau khi nhổ cáy đem nước tưới ướt giữ cho cây không héo, dùng que nhỏ như đâu que đan áo chọc lỗ, mỗi gốc trồng một cây, ấn gốc nhẹ tay cho vững rồi dùng ấm tích róc nước vào gốc cây mà tưới mạnh, cây gục xuống, lá dính xuống đất cây rất dễ chết hoặc rất lâu hồi phục, tưới như vậy vài ba phần rồi sau dùng doa tưới nhẹ giữ ẩm luôn luôn.
Đất trồng cần bón phân lót nhưng không nhiều, mật độ 20x25cm, tưới ẩm luôn, nhổ cỏ bằng tay không cần vun. Gieo giữa tháng 9 âm lịch, trồng cuối tháng 9, cuối tháng 11 cây bắt đầu vươn ngọn là vừa Tết. Nếu thấy nắng ấm mà cây vươn sớm, cần bấm ngọn cho lên ngọn khác. Nếu chậm thì thúc phân mạnh hơn.
Hoa phi yến nở rất bền, chỉ sợ hoa nở muộn mà thôi, nở sớm có thể để lâu hàng tháng mới tết cũng được. Nhưng cần bón thêm đạm cho cây trẻ lâu. Phi yến là hoa chủ lực của tết Nguyên đán. Có thể cắm lọ kèm với Thược Dược, Lay Ơn. Có thể cắm riêng hoặc cắm lọ nhỏ, cắm bàn chông. Cây hoa phi yến cao, trồng dày không vun nên rất dễ đổ phải làm dàn nẹp lại cây mới không bị cong.
Những lưu ý để hoa Phi Yến luôn nở rộ
Là một loài hoa đẹp mắt, Phi Yến được nhiều gia đình lựa chọn để trồng làm cảnh trong vườn nhà. Nếu được chăm sóc tốt và đúng cách, hoa Phi Yến sẽ luôn nở rộ vào tháng 7 hàng năm, giúp khu vườn của bạn trở nên rất xinh đẹp và tràn đầy sức sống. Và để làm được điều đó, các bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau đây:
Phi Yến là loài hoa ưa nắng, chính vì vậy cần đặt hoa ở những vị trí có thể tiếp nhận nhiều ánh sáng mặt trời nhất trong khu vườn của bạn. Nếu thiếu lượng ánh sáng cần thiết, Phi Yến sẽ rất chậm ra hoa và khi nở cũng thiếu đi độ sắc sảo và rực rỡ.
Là giống cây thân thảo, hoa Phi Yến cần có những chỗ tựa vững chắc trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển ban đầu. Chính vì vậy, khi cây bắt đầu đâm chồi và chuẩn bị vươn cao, hãy sử dụng nẹp để tạo những điểm tựa thật chắc chắn cho hoa bạn nhé.
Trong quá trình nuôi dưỡng, bạn có thể sử dụng các loại phân NPK chuyên dùng cho hoa để bổ sung những dưỡng chất cần thiết giúp cành của hoa Phi Yến trở nên cứng cáp hơn và ra hoa nhiều hơn.
Khi lựa chọn cây giống để lấy hạt gieo trồng lứa sau, bạn nên lựa chọn những cây khỏe mạnh và có hoa rực rỡ nhất trong vườn. Kỹ thuật lấy hạt cũng khá đơn giản, bạn dùng kéo cắt những nụ hoa đã vàng úa và nhẹ nhàng cho hạt cây vào trong bình đựng đã chuẩn bị sẵn.
Lưu ý quan trọng: Hoa Phi Yến trong tự nhiên thường không có sâu bệnh, chính vì tất cả các bộ phận của cây đều chứa một chất độc thần kinh có tên là Alkaloid Delphinine. Vào thời xa xưa, hoa Phi Yến còn được con người sử dụng để sản xuất ra những loại thuốc trừ sâu tự nhiên không dùng đến hóa chất.
Cũng chính vì vậy, nếu bạn muốn trồng hoa Phi Yến để làm cảnh thì cần có khu vực tách biệt riêng và rào chắn cẩn thận để tránh trẻ nhỏ có thể vô tình ăn phải và bị ngộ độc.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc Cây Hoa Phi Yến do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về loại cây này nhé!