Cây Hoa Chuông – Đặc điểm, Công dụng và Ý nghĩa của Cây Hoa Chuông

Cây Hoa Chuông loại hoa có hình dáng tương tự hoa Loa Kèn. Đặc điểm nổi bật của cây hoa Chuông là hoa rất đẹp nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên dạo gần đây có nhiều tin đồn cho rằng cây này có độc và không nên trồng loại hoa này. Vậy thông tin này có thực sự đúng hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Tìm hiểu về Cây Hoa Chuông

Được biết đến với tên gọi Scopolamine hay “Hơi thở của quỷ”, loài hoa này có nguồn gốc từ cây Borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Bogota, Colombia. Hoa chuông có hình dáng lạ, màu sắc đa dạng rất được ưa chuộng trên thế giới đã được nhập nội vào nước ta.

Chúng có hình dáng gần giống hoa loa kèn rủ xuống, có màu trắng hoặc vàng rất đẹp, phấn hoa có thể gây ảo giác.

Cây Hoa Chuông - Đặc điểm, Công dụng và Ý nghĩa của Cây Hoa Chuông 1

Tại Việt Nam, vùng trồng nhiều cây hoa này nhất là Đà Lạt. Số lượng hoa chuông ở đây lên tới hàng trăm cây mà người dân hay gọi là loa kèn, có hình dáng giống như Borrachero, được trồng cách đây từ vài năm đến cả chục năm tuổi đang cho ra hoa trắng xóa.

Đặc điểm nhận biết cây Hoa Chuông

Cây hoa chuông là loại cây thân thảo. Đây là loại cây lâu năm rễ mọc ngầm thành cụm dày trong lòng đất. Hoa của loài cây này trông giống như hoa Loa Kèn. Có hoa màu trắng và vàng nhìn rất đẹp tuy nhiên phấn hoa có khả năng gây ảo giác.

Cây Hoa Chuông - Đặc điểm, Công dụng và Ý nghĩa của Cây Hoa Chuông 2

Cây hoa chuông có độc hay không?

Ngoài tên gọi là hoa Chuông thì nó còn được gọi với cái tên là cây ‘thôi miên’ hay ‘hơi thở của quỷ’. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là vì loại cây này chứa chất gây ảo giác scopolamine. Theo các nhà khoa học, một người bình thường chỉ cần uống 1 giọt scopolamine của hoa chuông thì ngay lập tức người này sẽ chuyển sang trạng thái vô thức. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người khác sai khiến mà không có bất kỳ phản kháng nào.

Tất cả các bộ phận trên cây hoa Chuông đều chứa độc tố nên ai đó lỡ ăn nhầm sẽ bị trúng độc ngay lập tức. Ở dạng nhẹ bệnh nhân ngộ độc có biểu hiện nôn trớ, mệt mỏi, choáng váng… Ở thể nặng nếu được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng suy thận, suy tim cấp, bị ảo giác, hoang tưởng…

Cây Hoa Chuông - Đặc điểm, Công dụng và Ý nghĩa của Cây Hoa Chuông 3

Nhờ khả năng thôi miên nên loại cây này được dùng để bào chế thuốc gây mê, giảm đau, trị hen suyễn…Do cây có độc tính cao nên khi sử dụng chỉ dùng 1 lượng rất nhỏ tính bằng milligram. Đồng thời loại cây này còn được dùng để bào chế “thuốc sự thật” làm cho phạm nhân mất trí tạm thời và khai ra khẩu cung.

Do độc tính của cây quá mạnh để tránh các trường hợp ngộ độc người trồng không nên dùng bất kỳ bộ phận nào của nó để chế biến thực phẩm. Hoặc dùng nó ăn kèm với các loại thực phẩm khác. Những người có cơ địa dị ứng không nên tiếp xúc với loại cây này, đặc biệt là thân và lá cây.

Do hoa Chuông là cây có độc tố nên chúng tôi khuyến cáo bạn không nên trồng nó. Đặc biệt các gia đình có trẻ nhỏ lỡ không may bé ăn phải lá hay hoa của nó sẽ rất nguy hiểm. Hiện nay người dân ưa chuộng trồng hoa Chuông Vàng. Đây là loại cây có hình dạng tương tự như cây hoa Chuông nhưng lại hoàn toàn không có độc.

Liệu hoa Chuông Vàng có thực sự không có độc?

Nếu bạn đi dọc hai bên vỉa hè tại các thành phố lớn sẽ dễ dàng bắt gặp những hoa Chuông Vàng. Loại cây này khi nở hoa có màu vàng rất đẹp. Chính vì vậy nó được trồng để tô điểm cho góc phố, con đường thêm phần sinh động, lãng mạn. Tuy nhiên có nhiều lời đồn cho rằng loại cây này có độc tính như hoa Chuông. Vậy sự thật hoa Chuông Vàng có độc hay không chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Cây Hoa Chuông - Đặc điểm, Công dụng và Ý nghĩa của Cây Hoa Chuông 4

Sự nhầm lẫn giữa hoa Chuông Vàng và cây Hoa Chuông

Hoa Chuông Vàng có từng cụm hoa to kết lại như cái chuông. Hoa có màu vàng rực rỡ rất đẹp. Do hoa của loại cây này có hình chuông nên dễ dàng bị nhầm lẫn với cây hoa Chuông có chứa chất gây ảo giác scopolamine cho con người. Nhưng thực chất hay loại cây này hoàn toàn khác nhau.

Khoa học đã chứng minh loài hoa Chuông Vàng không chứa độc tố. Chính vì vậy loại cây này được chọn làm cây xanh và trồng phổ biến ở nước ta. Đặc điểm nổi bật của loại cây này là có hoa đẹp, lá xanh gần như quanh năm. Cây phát triển nhanh và rất dễ trồng, dễ chăm sóc lại có thể thích nghi với nhiều vùng miền khí hậu ở nước ta. Vì thế, mà nhiều tỉnh thành trong cả nước chọn loại cây này làm cây xanh ven đường. Đặc biệt các công trình cũng chọn loại cây này làm cây xanh ngoại cảnh.

Cây thích nghi tốt với khí hậu vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đây là loại cây có khả năng thanh lọc không khí nên rất thích hợp dùng làm cây trang trí hay cây xanh che bóng mát. Không chỉ có vậy cây còn mang ý nghĩa may mắn cho gia chủ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Hoa Chuông

Hoa Chuông là một trong những loại hoa được yêu thích không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác trên thế giới. Hoa chuông có nguồn gốc từ Brazil với nhiều tên gọi khác nhau như: hoa tình yêu (valentine), hoa thánh, tử la lan, mõm chó biển, đại nhâm đồng, hồng xiêm.

Trong những năm lại đây, hoa Chuông nhập vào Việt Nam và được nhiều người áp dụng kỹ thuật trồng cây tại nhà để trang trí ban công, sân vườn, chậu treo….tạo nên một không gian lãng mạn và có sức hút kỳ lạ từ loài hoa mang tên tình yêu này.

Đất trồng cây hoa Chuông

Thành phần đất để trồng hoa Chuông là đất thịt, các chất hữu cơ tơi xốp như mụn dừa, tro trấu, mùn cưa. Có thể dùng đất sạch Tribat nếu có hoặc tìm đến các cửa hàng bán giống cây trồng để mua.

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa chuông

Hoa chuông là loại hoa khá đặc biệt và đòi hỏi người trồng phải bỏ nhiều thời gian và công sức để chăm sóc cũng như phòng bệnh qua các thời kỳ khác nhau.

Đầu tiên để có thể trồng được loài hoa này cần phải ươm hạt giống. Có thể ươm hạt trực tiếp vào đất. Đối với hạt lớn, có vỏ dày thì cần ngâm hạt trong nước ấm vài giờ. Đối với hạt nhỏ không cần ngâm hạt. Tưới nước thật đẫm khay ươm và đất đợi đến khi hạt nảy mầm thì mới đem trồng.

Ở giai đoạn cây con nhiều người thường áp dụng trồng bằng cách cấy mô vào các ly nhỏ với hỗn hợp đất trồng bao gồm xơ dừa – tro trấu – đất mùn theo tỉ lệ (2 : 1: 1 : 1). Giai đoạn này cần phải đặt cây ở những nơi có điều kiện thoáng mát và có lượng ánh sáng đủ.

Giai đoạn trồng vào chậu, khi cây hoa chuông con trong ly đã phát triển khoảng 15 – 20 ngày sau sẽ chuyển cây con qua chậu trồng có diện tích lớn hơn với thành phần đất trồng là xơ dừa – cát sạch, theo tỉ lệ ( 3:1 ).

Trong giai đoạn này cũng cần phải đặt hoa ở những nơi có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp. Bên cạnh đó phải thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng và đặc biệt không được tưới vào buổi chiều vì có thể làm cây dễ nhiễm bệnh.

Cách ngắt lá, tỉa nụ cho hoa chuông nở đều, đẹp

Một đặc điểm cực kỳ ấn tượng của loài hoa này là trong thời kỳ ra hoa rất ít lá chỉ toàn hoa. Vì vậy, khi hoa nở cần phải thường xuyên ngắt bỏ những bông hoa đã tàn úa để tránh được các loại bệnh cho hoa.

Ngoài ra nếu muốn hoa nở đồng đều nên tỉa bỏ 2 nụ đầu tiên. Để hoa nở liên tục quanh năm, cánh hoa bền đẹp sau khi tất cả các hoa đã tàn, nên cắt sát gốc, các chồi mới sẽ mọc từ củ dưới mặt đất. Tiếp tục bón phân và chăm sóc theo quy trình, cây sẽ ra hoa mới như ý muốn.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc Cây Hoa Chuông do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *