Cây xanh là lá phổi của thế giới, nó nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng đến sự phát triển, sinh tồn của con người và tự nhiên. Có lẽ thế mà hiện nay, cây xanh đã len lỏi vào từng “ngóc ngách” trong cuộc sống của con người, người ta trồng cây xanh để trang trí nhà, để thanh lọc bầu không khí. Vậy bạn có biết những loại cây giúp thanh lọc bầu không khí tốt nhất không?
Cây lưỡi hổ
Đây là cây mà người ta hay kháo nhau là cây dành cho phòng ngủ, nó giúp sản sinh ra khí O2 vào ban đêm, khác hẳn những loại cây trồng khác chỉ sản sinh ra Oxi vào mùa hè. Cây không cần quá nhiều ánh sáng, không cần phải chăm sóc quá kỹ vẫn có thể phát triển tốt được. Vì thế mà nó rất thích hợp trồng trong nhà, bạn có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà cũng được nhé.
Không những thế, cây lưỡi hổ còn mang một ý nghĩa tượng trưng cho sự mạnh mẽ, vững chãi mang lại vượng khí cho ngôi nhà.
Cây sống đời
Cây sống đời thuộc loại cây lá bỏng, nó có nguồn gốc nước ngoài và được du nhập vào Việt Nam. Nhìn bên ngoài nó có vẻ rất đơn giản, nhưng thực chất giá trị nằm sâu bên trong, cây mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Cây có tác dụng điều hòa không khi giúp cho ngôi nhà của bạn thêm thông thoáng, mát mẻ hơn, không những thế bạn còn không mất quá nhiều thời gian chăm sóc vì chỉ cần tưới nước đều đặt ở nơi có nhiều ánh sáng là cây phát triển nhanh chóng.
Cây lan ý
Cây còn có tên gọi khác là cây bạch môn, cây vĩ hoa trắng, nó mang là biểu tượng của hạnh phúc khi trồng cây trong nhà không những giúp cho môi trường cảnh quan đẹp hơn, trong lành, máy mẻ hơn mà cón thể hiện cho một tình yêu ngập tràn, đầy hạnh phúc. Ngoài ra, lan ý còn giúp hút ẩm trong nhà tiêu diệt những loại nấm mốc có hại, đảm bảo cuộc sống cho con người.
Cây dây nhện
Cây có thể sống tốt trong điều kiện môi trường thiếu ánh sáng, nên bạn có thể trồng trong nhà, với công dụng giúp hấp thụ các chất độc hại trong không khí, bức xạ máy tính, khói bụi… cây sẽ giúp cho không gian sống của bạn thêm trong lành, mát mẻ hơn rất nhiều, chỉ cần đặt một chậu nhỏ trong nhà nó có thể làm sạch không gian đến 200m2 đấy.
Cây nguyệt quế
Đây là cây trồng có mùi thơm nhẹ nhàng, nó mang biểu tượng cho một chiến thắng đầy vinh quang, cây nguyệt quế ưa trồng trong những nơi ẩm ướt, có bóng râm, vì thế mà rất thích hợp trồng trong nhà, bạn có thể trồng cây trong nhà để chúng hút không khí ẩm khiến cho môi trường thoáng và sạch sẽ hơn.
Cây thường xuân
Theo nghiên cứu thì đây là cây giúp thanh lọc không khí tốt nhất, ưu điểm của cây này chính là chúng có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu mà không cần phải chăm sóc quá nhiều. Chính sự mảnh mai và mềm mại của nó đã khiến cho việc trang trí trở nên dễ dàng, bạn có thể trồng ngoài ban công, sân vườn, tường nhà… vừa khiến ngôi nhà thêm sinh động, tươi tắn lại giúp cho môi trường sạch sẽ, trong lành.
Cây cọ cảnh
Đây cũng là loại cây được xếp vào hàng “cực phẩm” giúp thanh lọc bầu không khí, cây được xem là máy lọc không khí hút các chất như tẩy rửa, dệt, nhuộm … một cách hiệu quả nhất, đặc biệt cây cọ cảnh còn có khả năng sống cao, dễ thích nghi với điều kiện môi trường không cần chăm sóc quá nhiều cây vẫn cho dáng đẹp, phát triển tốt. Ngoài ra thì cây cảnh này còn mang đến cho không gian nhà bạn một vẻ đẹp tươi mới, lạ dùng, tạo ấn tượng với khách chơi nhà.
Cây trầu bà
Nhắc đến cây trầu bà bạn sẽ liên tưởng đến cây thân leo thường được trồng trên cửa sổ, ban công, trên bàn làm, việc… những cành nhánh rủ nhẹ xuống khiến cho không gian trở nên đẹp hơn, đây là cây nội thất phổ biến, nó được dùng nhiều thế ngoài vẻ đẹp còn một lý do nữa đó là hút các bức xạ máy tính, ti vi cực tốt, khiến không gian thêm trong lành hơn.
Cây nha đam
Nha đam nổi tiếng là một loại “thần dược” làm đẹp, một loại thuốc chữa bệnh rất tốt, nhưng bạn đâu có biết cây nha đam còn là một loại cây giúp làm sạch không khí cực kỳ tốt, với những nơi ô nhiễm khi trồng cây nha đam bạn sẽ thấy nó rõ nhất công dụng này.
Cây vạn niên thanh
Vạn niên thanh là cây trồng lâu năm, không cần chăm sóc nhiều mà vẫn sống tốt, đây là loại cây thường xanh, kể cả mùa đông hay hè thì lá lúc nào cũng mang một màu sắc đẹp mắt, vì thế cây luôn được ưa chuộng và trồng để trang trí nhà. Nhưng bạn có biết là cây vạn niên thanh cũng là một loại cây giúp thanh lọc không khí cực tốt không? Không tin hãy thử trồng đi nhé, bạn sẽ thấy bất ngờ.
Lưu ý về cách trồng và chăm sóc cây trong nhà
Những cây thanh lọc không khí thường là những cây trồng trong nhà, văn phòng công ty, sống trong môi trường điều hòa… vì thế mà khi trồng, chăm sóc cây cần có chế độ riêng để đảm bảo cây có thể phát triển tốt nhất.
Để giúp cây xanh có khả năng thích nghi được với điều kiện môi trường văn phòng ta nên:
- Đặt cây vào vị trí mà mình thích từ 4-5 ngày, tùy vào mỗi cây có thể là 1 tuần, sau đó cần phải chuyển dịch cây ra ngoài vị trí có ánh sáng mặt trời, có thể đặt ở ban công, cửa sổ… những nơi có ánh sáng nhẹ.
- Đặt cây ngoài trời khoảng 2-3 ngày hoặc hơn sau đó lại dịch chuyển về chỗ cũ và lặp lại khoảng thời gian như trên.
Lưu ý là với những cây trồng có kích thước lớn thì nên đặt ở vị trí dễ dàng di chuyển để tránh mất thời gian, công sức.
Tưới nước như thế nào đúng cách
Cần quan sát đất thật kỹ trước khi tưới nước, cụ thể:
- Đất khô: Khi vò đất, thấy đất tơi, không có sự kết dính thì cần phải bổ sung nhiều nước.
- Đất ẩm vừa phải: khi ta vò đất thấy có độ kết dính trên đầu ngón tay, với đất này bạn có thể tưới thêm 1 chút nước hoặc không cần tưới cũng được.
- Đất úng, nhão: Khi thấy đất nhão là loại đất đã bị ngập úng nước, với đất này thì bạn tuyệt đối không được tưới nước mà phải phải cố gắng làm cho nước nhanh chóng thoát ra ngoài để tránh cây không bị úng rễ, chết.
Khi tưới nước cho cây thì tuyệt đối không được tưới nhiều trên lá, mà chỉ nên phun nước trên lá, còn lại tưới ở phần gốc trên miệng chậu sẽ giúp cho rễ hấp thụ nước tốt, tránh tình trạng chỉ tưới được 1 phần mà ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Ngoài ra bạn cũng nên để ý một số bệnh mà cây thường gặp như bệnh vàng lá, thối thân, rễ, rệp, sâu bệnh hại… để có biện pháp phòng chống và khắc phục tốt nhất. Khi thấy có dấu hiệu sâu bệnh cần phải sử dụng thuốc đặc trị đồng thời ngắt bỏ những cành, lá sâu bệnh, cành lá héo để không bị ảnh hưởng đến toàn cây.
Sau khi cây trồng đã được loại bỏ toàn bộ sâu bệnh lúc này sẽ tiến hành bổ sung dinh dưỡng để cây phát triển và đâm chồi, mầm mới. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc nước dinh dưỡng có bán sẵn tại các cửa hàng cây cảnh để bón cho cây.
Kết
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn 10 loại cây giúp thanh lọc không khí rất tốt, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cây thích hợp với mình nhé.
- Chó Phốc Sóc “Pomeranian” – Hướng dẫn mua và cách chăm sóc A-Z
- Dâu tằm – Loại quả ngon và cực kỳ tốt cho sức khỏe
- Cánh Kiến Đỏ – Đặc điểm, Công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa lan đơn giản
- Cây bưởi đỏ luận văn (Bưởi tiến Vua) – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi đỏ luận văn