Cây Đinh Lăng – Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Cây đinh lăng có nguồn gốc bắt nguồn từ Thái Bình Dương, tại đảo Polynesia, vì có nhiều công dụng có ích nên được nhân rộng ra ở Malaysia, Lào, Campuchia,… Ở Việt Nam cây đinh lăng được trồng ở các chùa chiền, trạm xá, bệnh viện để làm cảnh và ứng dụng với nhiều công dụng khác.

Cây đinh lăng là gì ?

Cây đinh lăng hay còn gọi là cây nam dương sâm, hay cây gỏi cá, có tên khoa học là Polyscias fruticosa, là một cây nhỏ trong chi Đinh Lăng, họ cuồng cuồng.

Đặc điểm của cây đinh lăng

Đặc điểm hình thái cây đinh lăng

Cây đinh lăng là cây thân bụi, chiều cao trung bình từ 1 – 2,5m, vỏ cây có màu nâu xám, sần sùi, không có gai, thường có những vết sẹo lồi to do lá rụng. Lá đinh lăng được chia thành 2 dạng mọc so le với nhau: lá kép và lá chét. Lá kép lông chim được xẻ 2- 3 lần, phiến lá kép có thùy sâu và mép răng cưa không đều. Còn lá chét đinh lăng có răng cưa nhọn, nhưng chia thùy nhọn không đều, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Cuống lá dài, có hình tròn và có màu xanh đậm, đáy cuống phình to thành bẹ lá. Hoa đinh lăng là loài hoa lưỡng tính, thường mọc thành chùm và mọc ở đầu cành, mỗi cụm hoa là 1 khối hình chùy ngắn, kích thước của hoa khá nhỏ. Hoa có màu lục nhạt hoặc trắng xám, hoa đinh lăng có 5 cánh trắng hình trứng. Quả thuộc dạng quả có hạch, hình bầu dục, có màu trắng bạc dài chỉ từ 0,4 – 0,7cm.  Trên đỉnh thường vẫn còn sót lại vòi nhụy.

Cây Đinh Lăng – Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng 1
Đặc điểm hình thái cây đinh lăng

Đặc điểm sinh trưởng cây đinh lăng

Đinh lăng thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới 2 mùa rõ rệt, và thường phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Là loài cây trồng lâu năm, rất hảo độ ẩm, có khả năng chịu được hạn hán cao, nhưng không thể chịu được ngập úng. Dựa vào hình dạng của lá, mà người ta chia đinh lăng thành nhiều loại khác nhau: Đinh lăng nếp; đinh lăng tẻ; đinh lăng lá tròn.

Lợi ích của cây đinh lăng

Cây đinh lăng đối với sức khỏe

Đinh lăng có tác rất tốt đối hệ tiêu hóa, giúp chữa trị các bệnh như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy,… Củ và cành của đinh lăng được sử dụng như phương pháp để làm sạch nướu và răng, hỗ trợ đẩy lùi tình trạng lở loét miệng. Lá đinh lăng sau khi xay nhuyễn, rồi đắp lên vùng bị sưng tấy do trật khớp, trẹo chân sẽ làm giúp bạn dịu đi cơn đâu và chỗ sưng sẽ lành nhanh chóng.

cay-dinh-lang-2
Hình ảnh cây đinh lăng

Đối với những người bị suy nhược cơ thể, thường dùng lá để nấu lấy nước uống, nước lá đinh lăng như một loại thuốc bổ giúp cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, giảm mệt mỏi cho cơ thể. Đinh lăng có tác dụng gần giống như nhân sâm, nên rất có lời cho người dùng đặc biệt là phụ nữ sau sinh rất cần được bồi bổ. Sử dụng đinh lăng thường xuyên sẽ giúp lợi máu, lợi sữa đối với người sau sinh, ngoài ra đinh lăng còn có tác dụng thải các chất độc tố ra ngoài cơ thể.

Lợi ích kinh tế của cây đinh lăng

Khí hậu nước ta là một lợi thế để cây đinh lăng phát triển tốt mà không tốn quá nhiều công sức chăm sóc. Đinh lăng có tác dụng như nhân sâm, vì vậy được sử dụng nhiều trong cuộc sống, và có thể sử dụng được toàn bộ cả cây nên giúp người nông dân thu được lợi nhuận kinh tế khá cao. Theo một thống kê cho thấy cứ 1ha thì sẽ trồng được khoảng 2500 – 3000 cây, nếu trừ các chi phí phân bón hằng năm, cứ 3 năm người trồng vườn sẽ thu về lợi nhuận lơi tới hơn 1 tỷ.

cay-dinh-lang-3
Hình ảnh cây đinh lăng

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Cách nhân giống đinh lăng

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị bầu đất thích hợp, nên trộn đất bầu với xơ dừa và phân chuồng khô để tăng độ dinh dưỡng, nến chặt bầu đất để giữ hom chắc hơn. Sau đó bạn cần lựa chọn cành hom chắc khỏe, không bị sâu bệnh gây hại, lá to và dài. Dùng dao sắc cắt lấy 2 đầu của cành giâm, dài khoảng chừng 20 – 25cm, lưu ý cành hom phải có ít nhất 3 mắc lá trở lên, không làm toét hoặc dập 2 đầu hôm giống. Tỉa bớt 2/3 phiến lá, chỉ để lại những lá khỏe không bị già thối. Nhúng cành hom vào dung dịch Benlat nồng độ 150 – 200ppm, tầm 10 phút để xử lý mầm mống sâu bệnh và kích thích quá trình mọc rễ. Khi xử lý cành giống với thuốc xong, lấy hom cắm nghiêng 45 độ vào bầu đất, tưới nước ngay sau đó, để bầu giống ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Cách trồng cây đinh lăng

Chọn đất

Đinh lăng có thể thích nghi linh hoạt với nhiều điều kiện sống và môi trường khác nhau, tuy nhiên để cây sinh trưởng và có năng suất cao, nên trồng đinh lăng ở vùng có độ ẩm và cơ giới thoát nước trong đất cao. Có thể lựa chọn đất thịt, đất pha cát, đất feralit đỏ hoặc giàu mùn trên đồi núi để trồng đinh lăng.

cay-dinh-lang-4
Hình ảnh cây đinh lăng

Chọn giống

Nên chọn những cây giống phát triển khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, cây có tán phát triển, lá rộng, bộ rễ không bị hư hỏng.

Xử lý đất trồng

Bạn có thể trồng đinh lăng trong chậu hoặc trực tiếp trong đất vườn, nhưng trước khi trồng cây giống khoảng 15 ngày, bạn có thể sử dụng 30% mùn cưa, 30% vỏ trấu, 40% phân chuồng hoai mục trộn đều với đất.

Cách tiến hành

Cách trồng đinh lăng khá đơn giản như trồng các cây thông thường khác, đào hố vừa với bầu đất giống, xé nhẹ nhàng tránh để bầu đất bị vỡ ra khỏi bao ni lông. Đặt nhẹ nhàng bầu đất xuống hố, vun đất cao hơn mặt gốc khoảng 20cm để cố định cây giống. Sau đó, tiến hành tưới đẫm nước cho cây, có thể dùng thêm rơm rạ phủ quanh gốc để giữ độ ẩm cho cây.

Cách chăm sóc cây đinh lăng

Tưới nước

Đinh lăng là loài cây có thể chịu được hạn hán, tuy nhiên trong giai đoạn cây đang phát triển bạn cũng cần cung cấp đầy đủ nước để cây đủ độ sinh trưởng, ít nhất 1 ngày/lần. Vào những ngày mưa liên tục, cần xem xét tình trạng của cây và tiến hành thoát nước kịp thời cho cây.

Bón phân

Đinh lăng là loài cây rất dễ phát triển và có sức sống rất dẻo dai, chính vì vậy bạn có thể không cần sử dụng phân hóa học để bón cho cây. Cách tốt nhất, cứ 2 tháng/lần dùng 1 lượng phân hữu cơ hoặc phân chuồng để bón cho cây là đủ.

Làm cỏ, cắt tỉa cành thường xuyên

Vốn dĩ cây đinh lăng là 1 loại cây trồng để làm cảnh, việc thường xuyên tỉa những cành nhiễm bệnh, cành mọc vượt,… là điều rất cần thiết. Vừa có thể tạo ra tính thẩm mỹ cho cây vừa có thể kiểm soát được chiều cao của cây và giúp cây có sự thông thoáng để phát triển.

Làm cỏ thường xuyên là cần thiết của tất cả các loại cây trồng, điều đó sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh và tiêu diệt môi trường thuận lợi để mầm bệnh sinh sôi.

Một số loại bệnh thường gặp ở cây đinh lăng

Bệnh thối rễ

Bệnh thối rễ do nấm Pythium gây ra ở cây, khi mắc bệnh cây thường có dấu hiệu còi cọc, không phát triển được, phần gốc khi đào lên bị thối mục, có màu nâu sẫm, bên ngoài rễ dễ bị tách khỏi mặt phần đất.

Để phòng trừ loại bệnh này bạn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng để xử lý tình trạng bệnh, nếu bệnh quá nặng phải tiến hành tiêu hủy ngay để tránh lây lan.

Kết.

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, ứng dụng, lợi ích,cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng. Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiêm hữu ích khi trồng cây đinh lăng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *