Mỗi dịp tết đến xuân về, cúc mâm xôi được khách hàng ưu tiên lựa chọn nhiều trong các loại cây cảnh. Nó vừa sở hữu vẻ đẹp độc đáo vừa mang ý nghĩa giàu sang. Cây này trang trí cho không gian sẽ rất khiến mọi người cảm thấy hài lòng. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Cúc mâm xôi là gì?
- Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium
- Tên thông thường: Cúc vàng, bông hoa cúc và cúc hoa xôi,
Trải qua hơn 3000 năm nuôi trồng và lai giống ở Trung Quốc cung cấp cho thị trường thế giới. Cây lai từ nhiều nhánh cúc ở Đông Á chiếm thành phần chính là cúc vàng. Tỷ trọng các loài khác trên giống lai tùy vào từng trường hợp.
Giống hoa này có ở Trung Quốc cách đây năm 500 trước công nguyên. Năm 1630, người dân đã đề cập hơn 500 giống. Ở Hà Lan từ giữa thế kỷ 17 đã biết loài hoa này đến thế kỷ 19 thì nó phân bổ và nhân rộng phạm vi. Ở Việt Nam, mỗi dịp tết thì người dân Miền Tây trồng nhiều loại cây này.
Đặc điểm của cúc mâm xôi
Hoa cúc mâm xôi tương đối dễ trồng, không đòi hỏi khắt khe về đất đai, ánh sáng và ẩm độ. Cúc mâm xôi có thể trồng hầu hết các vụ trong năm, nhưng nhà vườn thường chú ý trồng và điều khiển ra hoa đúng vào dịp Tết để tăng lợi nhuận. Hoa cúc có bộ rễ chùm ăn ngang trên tầng đất nông từ 5 – 20cm và có rất nhiều rễ phụ. Bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm. Độ pH phù hợp trên đất trồng cúc từ 6 – 6,5.
Đặc điểm sinh học của cây cúc mâm xôi
Loại cây này trồng thành chùm lớn trong chậu với số lượng bông hoa màu vàng rực rỡ nhiều vô kể. Vì cúc mâm xôi chỉ phục vụ nhu cầu khách hàng vào dịp tết nên giá trị cây tăng cao.
Khi hoa chưa nở rộ bông thì chúng ta chỉ thấy màu xanh của lá. Lá cúc mâm xôi có đặc điểm nhỏ và hơi nhám. Nó chia thùy cạn hoặc hình bầu dục và trên phiến xuất hiện nhiều gân. Lá non có màu xanh đậm dần chuyển thành màu vàng khi già.
Thân mọc thẳng lên, chúng ta có thể trồng ghép nhiều thân với nhau tạo thành cụm lớn trong chậu. Nhiều người biết chơi cây cảnh dùng kéo bấm ngọn khi trồng và chăm sóc giúp thân mọc nhiều nhánh ra hoa hơn.
Nụ hoa chưa nở xinh xinh với cánh đài màu vàng chanh bao bọc. Đến thời điểm nở rộ, cánh hoa vàng tỏa nắng hiện lên nét tươi mới.
Những lợi ích, công dụng của cúc mâm xôi
- Thời gian trồng loại cây này chủ yếu vào dịp tết để phục vụ nhu cầu trang trí của người dân trong những ngày đầu năm.
- Bằng cách sáng tạo và uốn kiểu độc đáo của người chăm sóc, cây có nhiều kiểu khác nhau. Ở những hộ gia đình thường trồng vào chậu lớn nhỏ tùy vào kích thước của cây. Vị trí đặt trang trí thường để trước cửa nhà làm nổi bật không gian.
- Ngày nay, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi Cúc mâm xôi trang trí tiểu cảnh, kết hợp một số vật dụng khác tạo chú ý mọi người ở công viên hay điểm công cộng.
- Ở những lễ hội hoa đầu xuân thì con người sử dụng cúc mâm xôi nhiều nhất.
- Ngoài mục đích sử dụng như loài hoa trang trí thì nó rất tốt để lọc các chất gây ô nhiễm. Hiệu quả khi loại bỏ benzen, các chất gây ung thư như chất dẻo, thuốc lá và chất khử mùi. Ngoài ra, loại bỏ trichloroethylene, formaldehyde và ammonia.
Kỹ thuật trồng cúc mâm xôi
1. Thời vụ trồng:
Cúc có thể trồng hầu hết các vụ trong năm, tuy nhiên thường được trồng vào vụ Tết để tăng lợi nhuận.
2. Chuẩn bị hỗn hợp đất trồng và châu:
Yêu cầu hỗn hợp đất trồng: Tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, sạch. Hỗn hợp đất tròng gồm ½ đất phù sa có tỷ lệ cát 30-40% + ¼ phân chuồng + ¼ trấu mục hoặc xơ dừa, bổ sung 30 – 50 kg phân hữu cơ vi sinh + 0.5 – 1.0 kg NPK 16-16-8 + 2-3 kg lân nung chảy cho 1m3 hỗn hợp trên.
Cách tiến hành: Đất được xử lý bằng vôi bột, phơi khô, nhặt sạch cỏ, sàn loại bỏ đá sỏi, cành cây khô…; phân chuồng yêu cầu phải đảm bảo hoai mục, không nên phơi nắng hoặc đốt trước lúc phối trộn; Trấu hoặc xơ dừa đảm bảo khô, mục. Tất cả các nguyên liệu trên được trộn đều, phối ẩm đảm bảo độ ẩm của hỗn hợp đất trồng từ 60-65%, ủ khoảng một tháng và tiến hành cho hỗn hợp đất trồng trên vào chậu trước lúc xuống giống 1 tuần. Phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trước khi trồng.
3. Cây giống
- Có thể sử dụng cây giống từ phương pháp: Giâm cành hoặc cây nuôi cấy mô.
- Tiêu chuẩn cây giống giâm cành: chiều cao cây 6 – 8 cm, rễ dài 2-3, cành có từ 2-3 rễ
- Tiêu chuẩn cây giống cây mô đạt chuẩn: chiều cao cây 5-7 cm, đường kính cổ rễ 2,5-4 cm, 6-8 lá, Cây khoẻ mạnh, không dị hình, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cúc mâm xôi
Cho hỗn hợp đất trồng đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 3-5cm theo hình mô rùa. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu.
Nên trồng cây vào những ngày mát mẽ, tốt nhất trồng vào buổi chiều, Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc mùn rác che phủ gốc và dùng vòi phun nhẹ tưới đẫm. Mùn rơm vừa có tác dụng giữ ẩm cho cây vừa có tác dụng hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt, làm cho nước tưới có thể xuống rễ một cách dễ dàng. Những ngày đầu, tưới nước cần hết sức nhẹ nhàng tránh lay gốc, trôi cây. Không để các lá ở dưới dính vào đất hoặc bùn đất bắn lên các lá non làm bít các khí khổng, ảnh hưởng đến sự quang hợp, hô hấp và sự bốc hơi nước của bộ lá khi cây chưa hồi xanh trở lại. Xếp chậu cách chậu 10 -15cm theo luống, theo giàn để thuận tiện trong qua trình chăm sóc.
Tưới nước: Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2 lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65-70% để cây sinh trưởng phát triển. Tránh tưới nước lên cây vào những thời điểm quá nắng nóng và quá lạnh (dưới 150 C).
Kỹ thuật bón phân: Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Sử dụng các loại phân bón qua rễ, bón qua lá hoặc kết hợp cả 2 loại phân này. Thường sử dụng phân bón NPK (20-20-15 + TE hoặc NPK 13-13-13+TE) với liều lượng 2kg phân/200lít nước cho 100 m2 mặt chậu. Định kỳ 10-15 ngày bón 01 lần. Ngoài ra có thể dung thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik 1,8DD phun cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 10 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
Thời kỳ cúc trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Khi cúc đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần.
Lưu ý: Không bón phân lúc sáng sớm khi lá còn ướt sương, không bón vào buổi trưa nắng. Nên bón vào lúc 7 giờ đến 9 giờ sáng khi đã ráo sương, bón vào những ngày nắng nhẹ, mát mẽ, ấm asp. Sau khi bón xong cần tưới nước đẫm để cây có thể hấp thu phân bón nếu bón phân dạng rắn. Kịp thời rửa lá bằng nước sạch sau khi bón phân.
Bấm ngọn, tỉa cành: Có thể tiến hành bấm ngọn 01 – 02 lần để đảm bảo yêu cầu số hoa trên chậu. Bấm ngọn 1 lần tiến hành sau khi trồng 15 – 20 ngày bấm ngọn để lại 3 – 4 cành hoa. Bấm ngọn lần 2 tiến hành sau lần 1 khoảng 15 ngày. Kết hợp thường xuyên bấm, tỉa cành, các nhánh không cần thiết.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại:
Áp dụng biệp pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp, thường xuyên theo dõi sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Đặc biệt cần chú ý phòng trừ sâu bệnh hại nụ hoa.
Hướng dẫn chăm sóc cúc mâm xôi
Theo ý kiến từ những người chơi cây cảnh và từng trồng loại cây này cho biết, việc chăm sóc cúc mâm xôi khá dễ dàng. Bạn nên loại bỏ hết những bông hoa đã nở, đã tàn vừa ảnh hưởng đến độ thẩm mỹ vừa kìm hãm sự phát triển của bông khác. Nếu trồng trong nhà yêu cầu điều kiện không khí lưu thông tốt. Hoa sẽ tươi trong vài tuần khi bạn đặt ở nơi thoáng mát và tưới nước thường xuyên. Theo kinh nghiệm, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
- Ánh sáng: Dù ở trong hay ngoài nhà thì bạn cần đặt cây trong ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng mặt trời. Điều kiện cây phát triển đòi hỏi nhiều ánh nắng mặt trời. Không để chúng tiếp xúc ánh sáng ban đêm vì dễ làm rối loạn chu kỳ hoa.
- Cây cúc mâm xôi sẽ tăng trưởng tốt khi cung cấp đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Nó kích thích nụ hoa mở ra. Chúng tôi khuyên bạn nên đặt chậu ở vị trí gần cửa sổ thường được hứng trực tiếp ánh mặt trời.
- Nước: Quanh năm, loài cây này cần tưới nước thường xuyên. Chúng ta có thể cho cả chậu vào bồn nước đến khi nước chảy qua các lỗ thoát. Lưu ý, lượng nước chỉ đủ làm ẩm đất nhưng không để nó ướt vượt mức cho phép và sũng. Tuyệt đối, chúng ta không để đất trồng chậu khô.
Nếu cây đặt trong phòng khô thì chúng ta sử dụng bình xịt cây một ngày một lần để cung cấp đủ độ ẩm.
- Nhiệt độ: các chậu trồng loại cây này sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ 13-18 ° C. Nếu căn phòng ấm thì hoa không kéo dài được thời gian như ý.
- Phân bón: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thời điểm thích hợp bón phân là khi nở. Chúng ta sử dụng loại phân bón chứa kali và nitơ sẽ thúc đẩy lượng lớn hoa và tăng kích thước hoa.
- Thay chậu: Mùa thu là thời điểm thích hợp để chúng ta thay chậu với một hỗn hợp đất màu mỡ cùng công việc tỉa cây. Chọn chậu trồng 18cm có lỗ thoát nước. Đất trồng cho cây gồm một phần rêu than bùn và phân hữu cơ. Chúng ta tiếp tục đặt cây ở vị trí đón ánh nắng buổi sáng và bóng râm vào năm đầu tiên sự tăng trưởng.
- Nhân giống: Chúng ta dễ dàng nhân giống qua việc cắt cành hoặc sự phân chia rễ cây.
Một số lưu ý khi trồng cúc mâm xôi
Theo nghiên cứu, lá cúc mâm xôi rất độc hại nên chúng ta cần tránh khỏi trẻ em và vật nuôi. Điều này đảm bảo không để chúng ăn phải sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nếu bạn mua ở các điểm bán lẻ sẽ thường là những chậu có sẵn từ cuối mùa hè đã có nụ nở ngay thời điểm vừa mua. Một cây có nhiều chồi thì bạn được thưởng thức 6-8 tuần nở hoa.
Nếu bạn không sành trong việc trồng và chăm sóc cây cúc mâm xôi thì nên tìm đến chuyên gia tư vấn. Họ đủ kinh nghiệm để chia sẻ bí quyết trồng thành công mang lại giá trị sử dụng cao nhất.
Kết.
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa cúc mâm xôi. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!
- Chó Teacup Phốc Sóc – Đặc điểm và cách nuôi Chó Teacup Phốc Sóc
- Hoa lan nhất điểm hoàng – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan nhất điểm hoàng
- Hoa Lan Kèn – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan kèn
- Cây Vòi Voi – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Mèo Ba Tư – Cách chăm sóc Mèo Ba Tư từ A-Z