Cây chuối là một loại cây đã quá phổ biến với người dân Việt Nam. Từ xa xưa cha ông ta đã trồng chuối như một loại cây ăn quả mà nhà nào cũng có. Hiện nay trồng Cây Chuối Cảnh trong nhà đang trở thành xu hướng mới được nhiều người ưa thích. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết có nên trồng cây chuối cảnh trong nhà hay không cũng như cách trồng và chăm sóc cây chuối cảnh.
Giới thiệu về cây chuối cảnh
Cây chuối là những loại cây thuộc chi Chuối, họ Chuối. Nó là một loại cây cho quả được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Ban đầu cây có nguồn gốc từ các khu vực nhiệt đới tại Đông Nam Á và châu Úc. Hiện nay cây được trồng tại khắp các vùng nhiệt đới tại ít nhất 107 quốc gia. Và cây chuối cảnh là một trong những loại cây chuối được trồng phổ biến tại Việt Nam.
Đặc điểm của cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh thuộc loại khá to trong số các loại cây cảnh trồng trong nhà. Và cũng khác với những loại cây chuối còn lại, cây chuối cảnh chỉ cao từ 1-1,2m. Các phiến lá có hình bầu dục trải dài và mọc thành từng tầng. Lá chuối cảnh có màu xanh thẫm, đổ nghiêng ra phía ngoài như những cánh quạt nhìn rất đẹp. Cây có phần thân thật dưới đất và thân giả mọc trên đất.
Từ phần thân thật mọc ra những lá bẹ bao bọc lấy nhau gọi là thân giả. Phần lớn người nhầm tưởng phần thân giả này là thân chuối thật. Tuỳ từng loại cây chuối mà kích thước của phần thân giả biến động khác nhau từ 2-8m. Khi còn non vỏ thân giả sẽ có màu xanh và trơn mướt rồi dần xù xì, ngả màu nâu sẫm khi già đi. Phần đỉnh của thân giả là nõn chuối của cây chuối có màu xanh nhạt, mềm và trơn mướt.
Lá cây chuối được cấu thành từ 3 phần chính: Bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Phần bẹ lá xếp thành từng lớp bao bọc với nhau tạo thành thân giả của cây chuối. Cuống lá mọc từ phần bẹ và nối với phiến lá. Phiến lá hay còn gọi là tàu lá chuối to và dài. Những lúc gió to, phiến lá hay bị rách và gãy cuống lá.
Hoa chuối cảnh lớn hơn các loại hoa thông thường và có mùi thơm ngát. Mỗi lớp cánh có một lớp hoa chuối bên trong. Trong quá trình phát triển, các lớp cánh sẽ rụng đi và hoa chuối phát triển thành quả chuối.
Mỗi lần cây chuối ra khá nhiều quả mọc thành buồng chuối. Trái chuối cong, hình thon dài, mỗi buồng chuối có từ 3-20 nải, mỗi nải chuối lại có khoảng 10-20 quả chuối. Khi còn non, quả chuối có màu xanh, khá cứng và ngả vàng khi chín. Chuối chín thường mềm và ăn có vị ngọt, rất bổ.
Có nên trồng cây chuối cảnh trong nhà?
Cây chuối cảnh có kích thước vừa phải nên rất phù hợp để trồng trong nhà. Lá chuối kiểng to với những cuống lá dài nhìn rất sang trọng và đẹp mắt. Các vị trí đặt cây chuối cảnh thường là những nơi trống trải trong phòng khách, phòng ăn hoặc sảnh chờ tại cơ quan công sở.
Sắc xanh của cây chuối cảnh trồng trong nhà giúp tô điểm cho không gian căn phòng và khiến các màu sắc nội thất hài hòa hơn. Bên cạnh đó, cây chuối cảnh để trong nhà giúp thanh lọc không khí khá tốt. Các lá chuối cảnh to và dài nên lọc không khí nhanh hơn nhiều loại cây cảnh lá nhỏ lại dễ dàng lau chùi và sáng bóng rất đẹp.
Tác dụng của cây chuối
Cây chuối là một loài cây rất hữu ích, hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được trong nhiều lĩnh vực. Từng bộ phận của cây lại có những công dụng khác nhau. Riêng c
Cây chuối cảnh chủ yếu được dùng để làm cây cảnh trong nhà giúp trang trí và thanh lọc không khí.
Chuối là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, quả chuối được xem như một loại trái cây phổ biến để ăn trực tiếp. Tại các nước châu Á, quả chuối được dùng để nấu chè, làm kem hoặc nấu ăn,… Là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng nhất, các chất trong chuối giúp con người cải thiện sức khỏe và hệ tiêu hóa, chống oxy hóa và bệnh tim mạch,…
Lá chuối đẹp, xanh mượt nên thường được người Việt dùng để gói các loại bánh như bánh ú, bánh tét,… Thân chuối thái mỏng được dùng nhiều trong các món nộm và nấu canh.
Ý nghĩa của cây chuối cảnh
Là một loại cây mang sắc xanh toàn thân, cây chuối cảnh có những ý nghĩa rất tốt đối với con người. Từ thân đến lá chuối đều mang một màu xanh lá dịu nhẹ khiến người nhìn cảm thấy thoải mái và hài hòa. Màu xanh là màu của tự nhiên và sức sống nên đặt cây chuối cảnh trong nhà giúp người trồng khỏe mạnh và thư giãn hơn.
Cây chuối đã gắn bó với người dân Việt từ bao đời nay. Về ý nghĩa phong thủy, ông cha ta đã có câu “trước cau sau chuối” để nói về vị trí trồng cây. Đặt cây chuối cảnh ở vị trí phía sau của ngôi nhà sẽ giúp phong thủy của căn nhà tốt hơn và loại trừ những luồng khí xấu muốn xâm nhập nhà bạn từ phía sau.
Các lá chuối to bản và dài hướng ra xung quanh như những cánh tay đón tài lộc cho người trồng. Các cành lá bóng mượt và xanh tốt đại diện cho phúc lộc dồi dào. Cây chuối khi ra quả rất nhiều và kết thành một buồng như lời chúc về sự sinh sôi nảy nở và may mắn tràn đầy.
Cách trồng cây chuối cảnh
Cây chuối cảnh có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết từ cây chuối mẹ. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trồng cây chuối cảnh bằng phương pháp gieo hạt.
Đầu tiên, trước khi tiến hành gieo hạt, bạn phải đảm bảo đất trồng phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. Bạn nên dùng đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ có thành phần dinh dưỡng cao và dễ thoát nước.
Sau khi đã chọn được những hạt giống tốt, bạn cho hạt vào ngâm trong nước ấm từ 2-3 ngày để kích thích hạt sinh trưởng.
Xới đất thật tơi xốp và gieo hạt. Lưu ý đặt hạt cách mặt đất khoảng 6mm để hạt nảy mầm dễ phá đất tiếp xúc với không khí. Tưới nước nhẹ nhàng và đều đặn vùng đất trồng.
Sau khoảng 4-6 tuần, hạt giống sẽ nảy mầm thành cây. Để cây con tại những vị trí có nắng nhẹ và tưới nước thường xuyên.
Nếu bạn không có thời gian trồng cây thì mua cây chuối cảnh đã lớn cũng là một lựa chọn không tồi. Hiện nay trên các website bán cây cảnh hoặc các cửa hàng cây cảnh đều có bán cây chuối cảnh với mức giá dao động từ 200 nghìn đồng trở lên.
Cách chăm sóc cây chuối cảnh luôn tươi tốt
Chăm sóc cây chuối cảnh không khó nhưng để cây luôn xanh tốt quanh năm thì bạn cần có những kiến thức nhất định về cách chăm sóc cây. Dưới đây là một số điểm mà bạn cần chú ý trong quá trình chăm sóc cây chuối cảnh.
Ánh sáng
Cây chuối cảnh nói riêng và cây họ chuối nói chung đều là những cây ưa sáng. Các đặc điểm của cây như tán lá to, rộng và sắc xanh bao trùm toàn thân đều phục vụ mục đích hấp thụ thật nhiều ánh sáng cho cây. Vì vậy tuy cây chuối cảnh trồng được trong nhà nhưng bạn nên đặt cây tại vị trí gần cửa sổ, ban công để cây được tiếp xúc với ánh sáng thường xuyên. Nếu buộc phải đặt cây tại những nơi thiếu sáng, tối thiểu cần mang cay ra ngoài sáng một vài lần mỗi tuần để cây xanh tốt và khỏe mạnh
Nhiệt độ
Sinh trưởng chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới, cây chuối ưa môi trường nóng ẩm. Khi đặt cây trong phòng bạn nên tránh những nơi có điều hòa, máy lạnh. Nếu không thể đặt cây tại vị trí khác, nhớ thường xuyên mang cây ra ngoài nắng để điều hòa nhiệt độ cho cây.
Tưới nước
Cây chuối nhìn rất xanh tốt và căng mọng nên vì vậy nhu cầu nước của cây cũng không ít. Tuy nhiên rễ cây chuối cảnh lại dễ bị thối và không chịu được ngập úng nên bạn không được tưới quá nhiều nước cho cây trong một lần. Phương pháp tốt nhất là chia nhỏ lượng nước và tiến hành tưới nhiều lần cho cây.
Đất trồng
Cây chuối cảnh phát triển khá nhanh nên nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng cần được chú ý. Bạn nên tiến hành bón phân hữu cơ nửa năm một lần để cây phát triển khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc Cây Chuối Cảnh do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những chia sẻ của Chơi Cây Cảnh sẽ giúp bạn trồng được loại cây này. Chúc các bạn thành công.
- Hoa lan ngọc thạch – Những thông tin cần biết liên quan đến hoa lan ngọc thạch
- Cây Chân Bầu – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Lộc Vừng – Đặc điểm, Ý nghĩa và Cách trồng cây lộc vừng
- Nguyên nhân bệnh Phấn Trắng và cách chữa bệnh
- Cây Đại Tướng Quân – Cây trồng nội thất mang tính phong thủy cao