Cây Cẩm Nhung – Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc cẩm nhung

Cây cẩm nhung hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng, nó có hình dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp cùng ý nghĩa phong thủy to lớn, mang lại may mắn, suôn sẻ cho người dùng. Chính vì thế mà loài cây này được trồng phổ biến, nhất là trong các tòa nhà văn phòng, công sở… Vậy cây cẩm nhung có đặc điểm, ý nghĩa như thế nào? Cùng đi tìm hiểu nhé.

Cây cẩm nhung là gì?

Cây cẩm nhung còn được gọi là cây may mắn, cây có lá mỏng, thân ngắn. Cây có màu sắc tươi sáng lại dễ trồng, không cần chăm sóc quá nhiều . Nên rất thích hợp làm cây để bàn. Các anh chị làm việc văn phòng vô cùng yêu thích loài cây này . Lá cây có màu sắc và các vân lá rất đặc biệt mà bất cứ ai ngửi cũng thấy thích. Trong phong thủy chúng được coi như là linh vật mang lại sự may mắn, phúc lộc cho gia đình vì thế cây còn được gọi là cây may mắn nữa. Loài cây này dùng làm cây để bàn là vô cùng hợp lý . Bạn có biết, theo một nghiên cứu khoa học tại trường đại hàng đầu thế giới ” harvard” đã đưa ra kết quả màu xanh giúp tăng tới 20% trí nhớ

Cây Cẩm Nhung – Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc cẩm nhung
Cây Cẩm Nhung – Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc cẩm nhung

Fittonia Argyroneura, thuộc gia đình Acanthaceae ( Acanthus ), còn có nhiều tên gọi khác nhau như mosaic plant, painted net leaf, hay lá may mắn ( theo cách gọi của người VN ). Loài cây cẩm nhung Fittonia có nguồn gốc từ những khu rừng đầm lầy ẩm ướt Nam Mỹ nên đây là một loài cây ưa bóng, thích ẩm ướt và mát mẻ nữa.

Từ Fitton trong cây cẩm nhung Fitton được lấy trong họ của hai chị em nhà thực vật học người Ireland tên Elizabeth và Sarah May Fitton. Hai người khiến nhiều người phải ngưỡng mộ họ.

Vào thế kỷ thứ 19, cái thời mà phụ nữ còn bị khinh khi và không được cho đến trường lớp nhiều, khi mà hơn 90% các nhà vật lý học, nhà hoá học, nhà tâm lý học là phái nam, thì việc có những nhà khoa học là phái nữ đã trở thành một điều đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

Quay lại về nguồn gốc của fittonia, quê hương của loài này là Peru. Fittonia lan sang vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ với gần 15 chủng loại. Vì vậy mà loại cây này thích hợp sống trong những nơi có độ ẩm cao. Terrarium, giỏ treo, nền nhà đều được, miễn là vừa đủ ẩm để cây sinh sôi nảy nở tốt tươi.

Đặc điểm chung của cây cẩm nhung

Đặc điểm chung của cây cẩm nhung
Đặc điểm chung của cây cẩm nhung
  • Cây có hình thái nhỏ nhắn, thân mềm, mảnh mai trên thân có nhiều đốt do lá để lại. Thân phát triển nhanh chóng thành nhiều nhánh, chủ yếu là thân bò.
  • Lá của cây cẩm nhung thuộc loại lá kép, trên mặt lá có phấn trắng, lá mọc đối diện nhau nhỏ nhưng khá dày dặn, phiến lá nhẵn, mép nguyên. Trên mặt lá có những đốm xanh trắng hay đỏ trắng đan xen với nhau nhìn rất ấn tượng và đẹp mắt. Chính bởi đặc điểm riêng của lá mà chúng được chia ra làm 2 loại riêng biệt đó là cây cẩm nhung xanh và cây cẩm nhung đỏ.
  • Hoa cẩm nhung có nhiều màu sắc khác nhau, chúng mọc ra ở nách lá. Hoa có dạng hoa đơn cũng có khi mọc thành từng chùm với nhiều bông khác nhau.
  • Cẩm Nhung (tên khoa học: Fittonia) là loại cây bản địa của rừng mưa nhiệt đới ở châu Nam Mỹ mà chủ yếu là đất nước Peru. Hiện nay được du nhập về Việt Nam và trồng rất phổ biến để trang trí văn phòng, quán cafe, nhà ở…
  • Ở trạng thái sinh trưởng tốt với đầy đủ nước, lá cây sẽ trở nên cứng cáp và mặt sau lá có một lớp lông mịn màng. Phiến lá thuôn tròn, bên mép có màu đen hoặc xanh thẫm. Điểm thu hút nhất của loại cây này là các đường gân lá có màu sắc rất nổi bật với màu tím hoặc xanh phản quang đẹp mắt.
  • Kích thước của cây không quá cao nhưng chúng có xu hướng lan rộng các nhánh cây với thân rễ phát triển mạnh mẽ.
  • Bộ rễ chùm của Cẩm Nhung có sức sinh trưởng mạnh, ăn sâu vào lòng đất để hấp thụ nước và muối khoáng nuôi cây. Cây chủ yếu phát triển thành bụi nhỏ với các tán lá đối xứng nhau đẹp mắt. Cây có nhiều màu khác nhau như hồng, tím, xanh bạc hà, đỏ… nên bạn có thể thỏa mái lựa chọn loại cây mà mình thích.

Ý nghĩa của cây cẩm nhung

Ý nghĩa của cây cẩm nhung
Ý nghĩa của cây cẩm nhung
  • Dù là cây trồng nhỏ nhắn nhưng nó luôn thể hiện cho một tình bạn bền vững, luôn vững bền theo thời gian, yêu thương nhau và biết quan tâm đến  nhau. Đặc biệt, có người còn cho rằng khi hoa cây cẩm nhung nở nó mang ý nghĩa của một tình yêu trong sáng thuần khiến nhất. Sẽ khiến cho bạn yêu đời hơn, nhìn cuộc sống bằng một ước mơ đầy màu hồng với một tinh thần lạc quan nhất.
  • Bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa của nó khi bạn nhận được món quà tặng từ người đối diện. Đơn giản vì cây cẩm nhung luôn mang lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nó sẽ là một món quà khó quên đối với người nhận, nhìn cây họ sẽ luôn nhớ đến bạn, hiểu được tình cảm chân thành mà bạn dành cho họ từ đó sẽ khiến cho tình bạn của bạn trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
  • Ngoài ý nghĩa mang lại nhiều may mắn cây cẩm nhung còn có thể mang lại cảm giác thoải mái, giảm áp lực, stress nên có thể chữa được bệnh trầm cảm đấy ^.^. Chính vì thế mà nếu bạn tặng ai đó chậu cẩm nhung sẽ mang ý nghĩa chúc may mắn. Mong người đó có cuốc sống tốt đẹp, vui vẻ, không lo âu , muộn phiền .
  • Ý nghĩa thực tiễn : Cây cẩm nhung có tác dụng hút được tia điện tử từ các thiết bị máy tính rất tốt , nhất là khi bạn để chúng cạnh máy tính cá nhân của mình. Những tia điện tử thường gây ra những bệnh nguy hiểm cho mắt và da… thì nay, bạn đã an toàn tránh khỏi chúng.
  • Cây cẩm nhung có hình dáng nhỏ nhắn nên thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí văn phòng, đặt trên bàn học tập, làm việc, phòng khách, kệ cửa… hoặc trồng thành từng khóm từng bụi để trang trí trong sân nhà.
  • Cũng sử dụng làm món quà kỷ niệm để tặng cho người thân, bạn bè…
  • Với hình dáng đẹp mắt của mình nó khiến cho con người ta cảm thấy thư giãn, thoải mái khi ngắm nhìn.
  • Nó giúp cho không gian của bạn thêm đẹp hơn, thoải mái hơn, sinh động hơn.

Vị trí đặt cây cẩm nhung

Mặc dù bé cây này cũng là cây cảnh để bàn đẹp nhưng lại khác với các bạn cây cảnh mini để bàn khác ở cách chăm sóc. Loài cây này rất khỏe và gần như không cần chăm sóc gì. Cây sống khỏe trong mọi thời tiết. Cho dù là nắng , mưa hay bão, chúng ta chỉ cần duy trì cho cây có ít ánh sáng là đủ. Vậy nên vị trí đặt cây cũng rất dễ .

  1. Cây cẩm nhung có thể đặt ở trên bàn làm việc, trong phòng khác, phòng ngủ.. Và đặc biệt khi để trên bàn làm việc cây sẽ giúp hút tia điện tử có hại từ máy tính rất tốt , bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
  2. Nhà vệ sinh : cây sống được trong môi trường thiếu sáng và có tác dụng xua đuổi côn trùng nên có thể để cây trong nhà vệ sinh. Đó sẽ là một lựa chọn rất tốt.
  3. Cạnh tivi, trên lóc tủ lạnh : vì cây có tác dụng hút tia điện tử nên đây sẽ là một vị trí tuyệt vời để cây thể hiện tác dụng của mình.
  4. Cạnh cửa số, khung tranh…. và còn rất rất nhiều nơi khác nữa dành cho chậu cây đáng yêu này.

Cây Cẩm Nhung – Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng chăm sóc cẩm nhung 1

Kỹ thuật trồng cây cẩm nhung

Khi trồng cây cẩm nhung cần đảm bảo đất trồng cây đạt tiêu chuẩn cao nhất, hãy chọn đất có đủ dinh dưỡng, độ ẩm cao, đó có thể là đất thịt được trộn mùn than, mùn lá, phân vi sinh… sẽ giúp cây phát triển tốt nhất, ngoài ra thì những loại đất cũng cần có độ thoát nước tốt để đảm bảo cây không bị ngập úng.

Thường người ta sẽ trồng cây cẩm nhung bằng hạt hay bằng ngọn cây. Mỗi phương pháp nhân giống sẽ mang lại những ưu điểm riêng.

Nhân giống cây cẩm nhung bằng hạt

Khi lựa chọn hạt thì nên chọn hạt được tạo ra từ những cây cho hoa đẹp, sau khi cây ra hoa, cho quả và tạo hạt già lúc này ta sẽ thu hoạch hạt để làm giống. Vào đầu mùa mưa là thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt, thời điểm này đất ẩm, khí hậu mát mẻ sẽ là điều kiện sống lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển. Chuẩn bị lớp đất trước sau đó rắc hạt lên trên, để tăng độ nảy mầm cao nhất thì bạn có thể ngâm trước hạt trong nước ấm 1 khoảng thời gian nhất định. Sau khi gieo hạt xuống đất, phủ 1 lớp cát mỏng và giữ đất ẩm giúp cây nảy mầm nhanh chóng hơn.

Sau khoảng 2-3 tuần cây sẽ nảy mầm, hãy để cây sinh trưởng tự nhiên trong chậu khoảng 1 tháng mới chuyển sang chậu mới hay đem trồng ở những nơi khác

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

Ngoài cách trồng bằng bạt thì cây cẩm nhung có thể phát triển tốt bằng phương pháp giâm cành, hãy chọn những ngọn cây bụ bẫm, không bị sâu bệnh từ cây mẹ khỏe mạnh. Cắt 1 nhánh khoảng 4 – 6cm, cắm xuống đất và duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây, có thể cho cây vào bình thủy tinh để giữ ẩm, khoảng 2-3 tuần cây sẽ cho rễ.

Ngoài ra thì ta có thể trồng cây cẩm nhung bằng cách tách những cây con từ cây bụi lớn và trồng chúng vào những chậu cây mới, với phương pháp này thì tỉ lệ thành công cao hơn và nhanh chóng hơn. Chỉ cần khoảng 3-4 tháng là bạn đã có những chậu cẩm nhung tuyệt đẹp để trang trí rồi.

Kỹ thuật chăm sóc cây cẩm nhung

Đây là loại cây có thể sống được trong bóng râm và môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng vì thế mà ta có thể trồng nó trong văn phòng làm việc, chỉ cần để ý thi thoảng cho cây ra đón nắng mặt trời, đón gió… để cây quang hợp và cho màu lá đẹp.

 

Để nhân giống cây cẩm nhung người ta thường lựa chọn phương pháp tách cây con, cây cho số lượng cây con lớn với tốc độ phát triển nhanh nên bạn chỉ cần sang chậu, tách cây con từ cây mẹ sau đó trồng sang chậu mới, một thời gian sau bạn đã có chậu hoa cẩm nhung tuyệt sắc rồi đấy.

Để cây sinh trưởng tốt, có tuổi thọ lâu bền thì hãy nhớ đến những điều quan trọng dưới đây nhé, cụ thể:

  • Nhiệt độ: từ 18 – 25 độ C được cho là dải nhiệt độ thích hợp nhất cho cây, khi trồng hãy chú ý đến giải nhiệt độ này nhé, nếu bạn muốn cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa đẹp nhất. Vào ban đêm, nên giữ nhiệt độ và độ ẩm thích hợp nhất, nếu có điều kiện không nên để cây trong điều kiện quá kín vào ban đêm, mang chúng ra đặt ngoài trời cũng là một giải pháp nhé.
  • Đất trồng: khi trồng, nên chú ý đến đất, đây là môi trường quan trọng nhất để cây tồn tại, cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, hãy chọn loại đất như đất thịt, rêu, đất bùn có chứa thêm phân hữu cơ… những loại đất này có ưu điểm là thoáng khí, cung cấp độ ẩm vừa phải và thoát nước nhanh nên cây sinh trưởng tốt. Phía trên đất đặt thêm một lượt đá để hạn chế tình trạng bay hơi của nước.
  • Ánh sáng: cây không quá khó chăm sóc và cũng không cần quá nhiều ánh sáng nên vào thời điểm nắng gắt thì lời khuyên là bạn nên mang cây cẩm nhung vào trong nhà hoặc đặt chúng dưới mái che, có phơi nắng thì chọn vào xế chiều hoặc sáng sớm.
  • Độ ẩm, nước tưới: hàng ngày nên tưới nước cho cây nhưng không phải như cách tưới thông thường mà sử dụng bình xịt phun sương để tưới, vừa đảm bảo lượng nước không quá nhiều một lúc lại khiến cả lá, thân, rễ đều hấp thụ được nước.
  • Phân bón: định kỳ mỗi tháng nên bón phân cho cây 1 lần, tùy vào số lượng cây mà bón với lượng thích hợp nhất, có thể trộn thêm phân kích tăng trưởng, kích thích cây ra rễ, hoa, …

Kết.

Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây cẩm nhung. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *