Cây bưởi đỏ Tân Lạc – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi đỏ Tân Lạc

Ngoại hình khá bắt mắt với một màu vàng ươm óng ả. Đặc biệt hương vị thơm ngon ăn rất giòn và không bị đắng như những giống bưởi khác. Cây bưởi đỏ Tân Lạc nổi lên như một đặc sản quý hiếm làm nên giá trị thương hiệu cho nông sản Hòa Bình.Nếu có dịp ghé qua Hòa Bình chắc hẳn bạn sẽ phải một lần đến với Huyện Tân Lạc để thưởng thức loại đặc sản nức tiếng cả nước. Giống bưởi đỏ Tân Lạc.Theo các bậc cao niên trong vùng thì giống bưởi này được đưa về trồng đầu tiên tại Huyện Tân Lạc từ đầu năm 2004.

Giống bắt nguồn từ Ba Vì Hà Nội. Có lẽ do có duyên với vùng đất này mà dù chẳng cần phải chăm sóc nhiều nhưng cây vẫn phát triển rất tốt cho ra quả to và tép màu hồng óng ả ăn rất ngọt không bị he. Khi nhắc đến đặc sản Hòa Bình thì không thể không nhắc đến giống bưởi đỏ Tân Lạc. Loại cây này đã góp phần tạo nên thương hiệu nông sản Hòa Bình với nhiều sản phẩm phong phú.

Cây bưởi đỏ Tân Lạc – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi đỏ Tân Lạc 1

Bưởi đỏ Tân Lạc là gì?

Bưởi đỏ Tân Lạc hay còn được gọi là bưởi đào Tân Lạc Hòa Bình, giống bưởi này được bắt nguồn từ xã Khánh Phương, huyện Ba Vì, Hà Nội. Về sau, được một nhà nông mang về nhân giống tại huyện Tân Lạc, Hòa Bình, dần dần giống bưởi Tân Lạc được nhân rộng ra khắp vùng đất này và trở thành đặc sản nổi tiếng.

Đặc điểm của bưởi đỏ Tân Lạc

Đặc điểm hình dạng cây bưởi đỏ Tân Lạc

Giống bưởi đỏ Tân Lạc thuộc cây thân gỗ, vỏ thân có màu vàng nhạt, có tán rộng và nhiều cành, mỗi cành có nhiều gai nhọn và dài. Lá bưởi có hình trứng khá dài và rộng, có gân nổi hình mạng, hai đầu cuống có rìa cánh to. Hoa bưởi Tân Lạc thuộc loại hoa kép, đều nhau, thường mọc thành chùm, mỗi chùm có từ 6 – 12 hoa.

Cây bưởi đỏ Tân Lạc – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi đỏ Tân Lạc 2

Đặc điểm phát triển cây bưởi đỏ Tân Lạc

Bưởi đỏ Tân Lạc có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, phù hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Sau khoảng 3 – 4 năm cây bắt đầu cho trái, từ năm thứ 7 sẽ cho quả ổn định năng suất và chất lượng cao. Có khả năng đề kháng cao nên ít bị sâu bệnh tấn công gây hại.

Đặc điểm nhận biết bưởi đỏ Tân Lạc

Bưởi đỏ Tân Lạc có dạng hình tròn, khối lượng trung bình mỗi từ 0,5 – 1,5kg. Vỏ bưởi khi chín có màu vàng, vỏ tương đối mỏng nên rất dễ lột, vỏ bưởi Tân Lạc khi chín không căng và bóng bằng những dòng bưởi khác. Tép bưởi có màu đỏ hồng, rất mọng nước, ăn giòn và có vị ngọt như mùi mía, không bị hăng đắng.

Cây bưởi đỏ Tân Lạc – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi đỏ Tân Lạc 3

Các giá trị mà bưởi đỏ Tân Lạc mang lại

Cây bưởi đỏ Tân Lạc mang lại giá trị kinh tế cao

Bưởi đỏ Tân Lạc cho năng suất bình quân mỗi cây có từ 200 -300 quả một năm, ngoài ra, còn có thể sử dụng mộ kinh canh tác trồng xen canh với các loại cây khác, mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người trồng vườn. Bưởi Tân Lạc được đánh giá  là một trong những loại bưởi đặc sản ngon nhất hiện nay, vì thế bưởi cũng có giá thành rất cao, giúp người nông dân có thể thoát ngoài nhờ nghề trồng bưởi đỏ Tân Lạc này.

Đặc biệt, với tập quán của người Việt, bưởi đỏ Tân Lạc thường được bày trên mâm ngũ quả để cầu may mắn cho gia chủ, chính vì vậy vào dịp tết bưởi đỏ Tân Lạc có giá thành rất cao, và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Cây bưởi đỏ Tân Lạc – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi đỏ Tân Lạc 4

Cây bưởi đỏ Tân Lạc mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Ngoài là loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích, bưởi đỏ Tân Lạc còn là phương thuốc hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe con người. Bưởi có khả năng làm tăng sức đề khác cho cơ thể, giúp bạn phòng chống lại một số loại ung thư. Ngoài ra, bưởi đỏ Tân Lạc còn cung cấp nhiều khoáng chất cũng như vitamin có lợi cho hệ miễn dịch và năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Trong công nghiệp, bưởi đỏ Tân Lạc còn được sử dụng để sản xuất các loại nước ép, rượu, hoặc một số loại thực phẩm chức năng bổ dưỡng. Đồng thời, bưởi Tân Lạc còn được tận dụng để điều chế một số loại nước hoa, mỹ phẩm phục vụ nhu cầu làm đẹp của phái đẹp.

Bưởi đỏ Tân Lạc thường được nhân giống bằng phương pháp ghép cành, với phương pháp này cây con sẽ thừa được những ưu điểm từ cây mẹ, cây dễ phát triển và ít bị sâu bệnh gây hại.

Một số loại bệnh thường gặp ở bưởi đỏ Tân Lạc

Bệnh ghẻ ở bưởi đỏ Tân Lạc

Triệu chứng: Khi mắc bệnh, trên cành non, lá và quả bưởi xuất hiện những nốt ghẻ nhỏ có màu vàng, dần dần các những vết ghẻ loang rộng ra bề mặt của bưởi, khiến lá và quả bị biến dạng, cành trở nên khô héo và chết khô, chồi non không phát triển được,…

Cách phòng trị: Trước tiên, cần phải cắt và loại bỏ cành, lá, hoặc quả bị nhiễm bệnh. Nên phun định kỳ thuốc bảo vệ thực vật và thuốc phòng nấm cho lá non và gốc.

Bệnh chảy mủ ở quả bưởi đỏ Tân Lac

Loại bệnh này thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, do độ ẩm thấp nước tù đọng nhiều. Khi xuất hiện bệnh, vỏ bưởi thường bị nứt và có hiện tượng chảy nhựa vàng ra, phần thân gỗ cũng bị chuyển hóa sang màu nâu, lá khô héo và rụng dần. Để phòng trừ bệnh này, điều quan trọng phải thường xuyên vệ sinh làm cỏ cho xugn quanh vườn, đẩy mạnh các biện pháp thoát nước tránh để cây bị ngập úng. Nên sử dụng thêm vôi tôi để quét lên thân cây phòng các loại nấm gây hại.

Cách trồng và chăm sóc bưởi đỏ Tân Lạc

Xử lý đất trồng

Nên chọn đất tơi xốp, thông thoáng, có độ ẩm và khả năng thoát nước tốt. độ pH có trong đất phải đạt từ 5 – 7 độ, mực thủy cấp thấp dưới 0,6. Tiến hành đào hố trồng bưởi có kích thước 60x60cm theo hình vuông, mỗi hố nên đắp thêm vồng để dễ tưới nước vào mùa khô hạn, mùa mưa có thể phá vồng để thoát nước cho cây không bị ngập úng.

Khoảng cách giữa các cây trồng nên cách nhau từ 5 -6m, xung quanh vườn nên đào thêm hệ thống mương nước để dễ dàng phục vụ cho việc chăm sóc vườn bưởi. Ngoài ra, trong những năm đầu khi cây chưa ra trái có thể trồng xen kẽ với các loại cây ngắn ngày hoặc dược liệu khác.

Tiến hành trồng cây

Để bưởi đỏ Tân Lạc phát triển nhanh và khỏe mạnh nên trồng giống vào mùa mưa (tháng 5 hoặc tháng 6). Trước khi xuống giống nên cắt tỉa bớt lá để cây hồi phục nhanh. Khi trồng nên đặt cây thẳng với về mặt mặt hố trồng, đối với những giống ít nhanh, nên đặt nghiêng để các nhánh bên dễ mọc và tạo tán hơn.

Có thể sử dụng thêm giàn chống để giúp cây đứng thẳng, chống chịu được với những tác nhân môi trường.

Cách chăm sóc cây bưởi đỏ Tân Lạc

Bón phân

Khi cây làm đất, nên bón lót cho cây bằng phân chuồng hoai mục và phân NPK (4 – 5kg/hố). Trong giai đoạn cây giống đang bắt đầu phát triển bộ rễ và tạo tán cần tiến hành cùng cung thêm phân đạm và urê cho cây 2 lần/tháng.

Từ năm thứ 3 khi cây bắt đầu giai đoạn kiến thiết quả, nên kết hợp bón phân chuồng và NPK vào mỗi gốc cây. Trước khi thu hoạch từ 2 – 3 tháng cần bón thêm khoảng 2 -2,5kg phân kali để ổn định chất lượng quả.

Tưới nước

Sau khi vừa trồng cây giống xong, cây rất cần độ ẩm để hồi phục và bén rễ vì vậy cần tưới nước thường xuyên cho cây trong giai đoạn này 2 lần/ngày. Vào những ngày mưa nhiều, có thể ngừng việc cung cấp nước cho cây, và nhanh chóng tiến hành công đoạn thoát nước kịp thời cho cây.

Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho cây

Để tránh tạo môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc, vi khuẩn gây hại cho cây đồng thời giúp cây có sự thông thoáng thuận tiện cho việc phát triển rễ và tán, cần thường xuyên dọn vệ sinh, làm cỏ vườn bưởi định kỳ 2 tháng/ lần. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên tỉa bớt những cành bị khô, nhỏ hoặc bị sâu bệnh để cây không bị phân tán chất dinh dưỡng.

Kết.

Trên đây là tất tần tật kiến thức cần biết về cây bưởi Tân Lạc mà Báo Khuyến Nông muốn chia sẻ đến các bạn, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng mà loại trái cây này mang lại. Cũng như biết cách  trồng và chăm sóc loại cây này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *