Cây Bìm Bìm là dây leo mọc hoang, thường được tìm thấy ở nhiều vùng quê. Tuy nhiên ít ai biết loại thực vật này còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Lá, thân, hạt cây bìm bìm có tác dụng lợi tiểu, trị các chúng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, chữa phù thũng, trị mụn nhọt. Dưới đây là những thông tin chi tiết về Cây Bìm Bìm mời các bạn tham khảo.
Cây bìm bìm là gì?
Đặc điểm
Bìm bìm là loại cây dây leo, thân quấn, mảnh, nhẵn, lá mọc so le có 5 thùy, hình chân vịt.Cây bìm bìm thuộc dạng dây theo uốn quanh, tuy nhiên điều đặc biệt ở nó là không uốn lung tung mà mọc quấn theo quy luật cùng chiều kim đồng hồ. Người dân cũng thường gọi bằng cái tên khác như dây hoa rau muống vì hoa của nó khá giống hoa rau muống.
Chiều đến hoặc lúc trời âm u là lúc các cánh hoa cụp lại ngủ, hoa xoắn lại theo chiều quay của kim đồng hồ, ngược với chiều quay của thân cây. Cây có độ che phủ rất tốt và sức sống mãnh liệt nên người ta thường trồng nó để làm mát căn nhà của mình.
Nhưng điều đặc biệt hơn, hoa có thể đổi màu trong ngày. Màu sắc sẽ chuyển từ lam sang tím vào xế chiều. Lá của cây khá giống lá rau lang nhưng nhỏ và đều hơn, khi ngắt mũ khá nhiều hơn như ở cây vú sữa. Sức sống và sinh trưởng của cây cực tốt, độ phũ rộng của nó cũng cực lớn rất thích hợp nuôi trồng lấy bóng mát.
Bìm bìm là cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Cây có khả năng đẻ nhánh khỏe từ các chồi ở kẽ lá. Mùa hoa quả kéo dài từ 4–5 tháng. Bìm bìm có hiện tượng ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Vào thời kỳ này, người ta thường cắt bớt cành và thân để năm sau cây tái sinh chồi mới khỏe hơn.
Thành phần
Ngoài làm cảnh thì ít người biết được cây còn được dùng làm thuốc trong dân gian. Theo đông y, lá bìm bìm có tính hàn, vị ngọt và có tác dụng lợi tiểu thanh nhiệt, giải độc… nên trong dân gian thường dùng để chữa trị đái dắt, đái buốt. Tốt cho thận và cũng hỗ trợ chức năng gan cực tốt. Khi kết hợp với một số loại thảo dược khác cho hiệu quả trị bệnh cao.
Các nhà khoa học đã tìm hiểu ra vì sao hoa bìm bìm lại có thể đổi màu tuyệt diệu như thế. Nó hoạt động theo nguyên lý buổi sáng hoa bắt đầu phân giải chất đường và giải phóng khí CO2 ra ngoài, độ kiềm trong hoa tăng lên do nồng độ axit hạ xuống, nên cánh hoa chuyển màu lam nhạt. Khi mặt trời lên cao, nắng gắt hoa bắt đầu hấp thụ thêm khí CO2 khiến cho độ acid trong hoa tăng lên, nên cánh hoa lúc này có màu hồng hoặc tím.
Thành phần hóa học bao gồm: Chất béo (khoảng 11%), Glucozit phacbitin – chất có tính tẩy mạnh. Pharbitin (Purolic acid và Pharbitic acid): Đây là Glocosid chứa 2% Lysergol, Chanoclavine, Nilic acid, Gallic acid, Penniclavine, Isopenniclavine, Elymoclavine. Trong đông y, hạt bìm bìm có vị cay, tính nóng, hơi độc. Lá có vị ngọt, tính hàn.
Công dụng thực sự của Bìm Bìm
Hạt bìm bìm có tác dụng gây tẩy xổ do hoạt chất muricatin A. Các thành phần khác cũng tham gia vào tác dụng này nhưng không phải dầu béo. Ngoài ra, còn có tài liệu chứng minh rằng bìm bìm có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt. Nên có thể làm thuốc điều trị cùng một số thảo dược khác hoặc làm thuốc bôi ngoài da. Bên cạnh đó là các công dụng khác như:
- Chữa mụn nhọt: Cần kết hợp cả đắp ngoài và uống trong để phát huy hiệu quả tốt nhất. Lấy 1 nắm lá bìm bìm từ 15-20gram sắc lấy nước uống chia làm 3 lần trong ngày sau khi ăn. Bên cạnh đó nhai 1 nắm lá bìm bìm và cùng một chút muối để đắp bên ngoài vết mụn nhằm giảm sưng viêm nhanh chóng.
- Làm mờ các vết đốm nâu trên mặt: Dùng hạt của cây bìm bìm có màu nâu đen kết hợp cùng bạch cương tàm, tế tân tất cả phơi khô và đem đi nghiền mịn sau đó hòa với nước ấm dùng rửa mặt hằng ngày. Hoặc đắp lên các vết đốm để giảm thâm.
- Ngoài ra hạt bìm bìm nghiền nát trộn với lòng trắng trứng gà đắp qua đêm, sáng dậy rửa sạch sau một thời gian sẽ làm da sáng lên, các đốm nâu mờ đi và ngăn ngừa mụn mọc lại.
- Chữa mụn trứng cá: ngâm hạt bìm bìm với rượu trắng cao độ trong 3 ngày sau đó đem phơi khô nghiền mịn trộn cùng nước củ gừng. Da mặt rửa sạch và bôi lên nốt mụn bột bìm bìm pha với nước gừng.
- Làm đẹp da: sử dụng hạt bìm bìm 100gr, trà tử 200gr, bồ kết 200gr tán bột mịn hòa một chút nước xoa 3-4 lần trên ngày để cảm nhận ngay làn da đẹp trông thấy.
- Chữa gãy xương kín: Trước hết cần đem đến cơ sở y tế hoặc tự cố định xương vào đúng khớp, đùng vị trí sau đó mới kết hợp dây bìm bìm, dây tơ hồng, dây đau xương, ráy leo tỉ lệ 1:1:1 đem giã nát rồi trộn với chút rượu đắp bó vào nơi xương gãy băng bó cố định. Ngày thay 1 lần.
- Chữa đái rắt, đái buốt: ngoài lá bìm bìm bạn chuẩn bị thêm râu ngô, cam thảo hoặc rễ cỏ tranh. Có 2 đến 3 phương pháp chữa từ lá bìm bìm: Dây và lá bìm bìm 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g, cam thảo dây 10g, rễ cỏ tranh 10g sắc uống 1 ngày 1 lần. Hoặc lá bìm bìm 30g, râu ngô 20g, lá mã đề 20g.
- Chữa phù nề sau sinh: Lá bìm bìm 50g, bèo cái chỉ lấy thân và lá 50g, lá dâu tằm 50g, lá ích mẫu 50g, lá sen 2 tàu, đậu đen 1 chén. Tất cả rửa sạch để ráo đem xao vàng hạ thổ, rồi sắc nước uống, chia nhiều lần uống trong ngày từ nửa tháng trở lên là hiệu quả.
- Chữa táo bón: Dùng lá bìm bìm rửa sạch phơi khô sau đó lấy 1 nắm đem hãm như hãm trà uống hằng ngày.
- Chữa viêm phế quảng: Dây và lá bìm bìm tươi 30g, lá dâu 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 ngày liền.
- Chữa tiểu ra máu: Dây, lá bìm bìm 30g, hạt dành dành 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày.
- Tại Trung Quốc họ cũng sử dụng bìm bìm như một loại thảo dược chữa bênh an toàn và hiệu quả như để trị ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thông, đái ra máu, mụn nhọt, đinh độc… Liều sử dụng thông thường từ 15 – 30g tươi.
Cách trồng và dâm cây bìm bìm
Cây bìm bìm khá dễ sống, chỉ cần cắt dây bìm bìm ở đoạn già, khoảng 2 3 đoạn tầm 20 đến 30 cm là có thể dâm. Tưới nước thường xuyên để dây bìm bìm nhanh kích rễ. Để bìm bìm phát triển tốt cần làm dàn chắc chắn vì độ phũ cây khá rộng và phát triển nhanh.
Độ che phũ và cho bóng mát cực tốt, nếu làm thay cho mái hiên bạn không cần phải che chắn thêm bao bạt. Khi cây bắt đầu leo dàn thì không cần phải chăm sóc mà sẽ tự phát triển cực kỳ khỏe mạnh. Cây không cần chăm sóc nhiều và có thể chịu hạn tốt. Cũng có thể nhân giống bằng cách trồng hạt.
Những điều cần lưu ý khi dùng Bìm bìm
Trong quá trình dùng bìm bìm để chữa trị, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không dùng khiên ngưu tử cho các đối tượng phụ nữ mang thai, người mệt yếu.
- Không dùng đồng thời khiên ngưu tử và ba đậu.
- Vị thuốc khiên ngưu tử có chứa độc tính nhẹ nhưng cũng nên thận trọng khi dùng.
- Không tự ý sử dụng cây bìm bìm để chữa bệnh mà phải thông qua bác sĩ hoặc các thầy thuốc đông y
- Không sử dụng đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng của Cây Bìm Bìm do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!
- Cá Kim Long – Những điều cần biết về loài cá phong thủy đặc biệt này
- Lan cẩm báo – Cách trồng và chăm sóc lan cẩm báo
- Tam thất – Đặc điểm, công dụng, và những lưu ý khi sử dụng
- Hoa hồng Alexandra of Kent Rose – Loại hoa hồng nhẹ nhàng mà tinh tế
- Hoa lan hài – Nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa lan hài