Cá Ngừ – Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cá Ngừ

Cá ngừ là một loại cá vô cùng được ưa chuộng tại đất nước Nhật Bản. Dòng cá này không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Vậy cá ngừ có những đặc điểm gì? Chúng có bao nhiêu loại và cách chế biến như thế nào? Hãy cùng BaoKhuyenNong theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn gốc của cá Ngừ

Cá ngừ là dòng cá có giá trị thương mại khá cao. Hầu như ai cũng biết đến thịt cá ngừ rất ngon, nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc của dòng cá này từ đâu.

Cá ngừ có tên tiếng anh là Tunas, những chú cá ngừ hiện đại là sự phát triển và tiến hóa của dòng cá ngừ cổ đại sống cách đây khoảng 5,3 – 3,6 triệu năm về trước.

Cá ngừ thuộc dòng cá có vây tia và xương sống thuộc bộ Thunini. Chúng được tìm thấy vào năm 1810. Hiện nay theo thống kê, có khoảng 15 loài cá ngừ thuộc bộ Thunini đang sinh sống và phân bổ ở khắp các khu vực trên thế giới.

Cá Ngừ - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cá Ngừ
Cá Ngừ – Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cá Ngừ

Đặc điểm sinh học

Đặc điểm hình thái

Cá ngừ là dòng cá có kích thước cơ thể lớn, thân hình tựa như hình con thoi thuôn dài. Phần thân trên tròn, phần thân dưới có xu hướng dẹt. Một chú cá ngừ khi trưởng thành có chiều dài cơ thể lên đến 89 – 95cm. Thông thường, cá ngừ sống khoảng 4 – 5 năm tuổi mới được coi là cá trưởng thành.

Phần đầu của cá ngừ gần giống hình tam giác và nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ cơ thể của chúng. Phần mắt của cá rất to được bố trí ngang với miệng, miệng cá khá nhọn.

Phần thân của cá có rất nhiều vảy nhỏ (vảy nhiều nhất ở khu vực phần lưng gần với phần đầu). Hai vây lưng của cá được sắp xếp gần nhau (vây lưng trên có màu vàng sậm, vây dưới có màu vàng nhạt.

Đằng sau vây lưng của cá có các vây phụ nhỏ rất cứng có màu vàng tươi, vây ngực của cá có thể nói là dài nhất trong các loại vây. Phần đuôi của cá được chia ở giữa, cắt giống hình lưỡi liềm.

Cơ thể của cá ngừ thường được chia thành 2 vùng màu rõ rệt. Phần lưng của cá có màu xanh đậm, phần bụng dưới có màu trắng nhạt hoặc trắng xám.

Cá ngừ có thể sống trong khoảng thời gian 10 – 12 năm (trong môi trường tự nhiên).

Cá Ngừ - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cá Ngừ 1

Đặc điểm sinh sản

Hàng năm, vào mùa hè – đây là thời điểm sinh sản của cá ngừ. Cá ngừ là loài đẻ trứng, mỗi lần sinh sản cá ngừ cái có thể đẻ được từ 2 – 3 triệu trứng. Quá trình đẻ trứng của cá ngừ cá được chia làm 2 ngày mới có thể đẻ được hết trứng.

Cá cái sau khi đẻ trứng, cá đực sẽ bơi theo sau để phóng tinh trùng vào trong nước để trứng được thụ tinh. Trứng sau khi thụ tinh khoảng 48 giờ sẽ nở thành cá ngừ bột.

Đặc điểm môi trường sống

Cá ngừ có môi trường sống khá rộng rãi, chúng phân bổ ở các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và các đại dương.

Loài cá ngừ có tập tính sống thành bầy đàn, sống ở gần với mặt nước biển và chúng là loài có tập tính di cư để sinh sản và tìm kiếm thức ăn.

Thức ăn của cá ngừ

Thức ăn của cá ngừ thường là những loài cá nhỏ hơn so với kích thước cơ thể của chúng, những loài động vật giáp xác như tôm, mực và bạch tuộc nhỏ.

Cá Ngừ - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cá Ngừ 2

Phân loại cá ngừ

Dựa vào hình thái cấu tạo, môi trường sống của cá ngừ, chúng ta có thể phân loại cá ngừ theo những loại sau:

Cá ngừ nhỏ (cá ngừ thu)

Cá ngừ nhỏ là nhóm cá ngừ có kích thước cơ thể nhỏ bé. Một chú cá ngừ dòng này thường chỉ có cân nặng khoảng 0,5 – 4kg khi trưởng thành.

Cá ngừ ồ

Cá ngừ ồ hay còn gọi là cá ồ, chúng có tên gọi tiếng anh là Auxis rochei, dòng cá ngừ này thuộc họ cá thu ngừ. Cá ngừ ồ là dòng cá có thân hình khá mảnh mai và nhỏ. Đặc điểm nhận dạng của dòng cá này nằm ở vây lưng có hình tam giác.

Cá ngừ ồ thường sinh sống ở gần mặt nước, thức ăn của chúng là mực, cá nhỏ, các sinh vật phù du và ấu trùng. Tại nước ta, cá ngừ ồ được tìm thấy nhiều ở các vùng biển thuộc duyên hải miền Trung.

Cá ngừ chù

Cá ngừ chù còn có tên gọi là cá ngừ dẹt, tên tiếng anh của chúng là Frigate mackerel. Thân hình của cá ngừ chù tương đối bé và có thân hình dẹt khác hẳn so với những dòng cá ngừ khác.

Cá ngừ chù được tìm thấy và đánh bắt nhiều ở các vùng biển thuộc miền Trung và miền Đông – Tây của khu vực Nam Bộ nước ta.

Cá ngừ chấm (cá ngừ bông)

Cá ngừ chấm còn có tên gọi là Eastern little tuna. Dòng cá này sinh sống chủ yếu ở các khu vực nước ấm thuộc Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đông Phi, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản….

Tại nước ta, cá ngừ chấm được tìm thấy nhiều tại các vùng biển miền Trung và Nam Bộ. Cá ngừ chấm có thân hình trung bình hình con thoi, phần đầu hơi nhọn và hàm của chúng có tăng.

Điểm khác biệt của dòng cá ngừ này là phần bụng trắng sáng bạc và có từ 2 – 5 chấm đen ở đoạn giữa vây ngực và vây bụng. Phần lưng của cá có màu xanh sẫm cùng với những dài màu đốm đen khá đặc biệt.

Cá ngừ bò

Cá ngừ bò có tên tiếng anh là Longtail tuna. Dòng cá này có kích thước thân hình khá nhỏ và thon dài. Đặc điểm của cá gồm 2 vây lưng – 2 vây cánh – 2 vây bụng.

Thịt cá ngừ bò khá nhiều xương. Thân hình của cá ngừ bò có màu xám đen, phần lưng có màu xám xanh đậm hơn.

Cá ngừ bò thường sống thành từng đàn và sống tại khu vực ven bờ. Cá ngừ bò phân bố chủ yếu ở khu vực vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nam Bộ ở nước ta.

Cá Ngừ - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cá Ngừ 3

Cá ngừ đại dương

Cá ngừ vằn

Cá ngừ vằn có tên tiếng anh là Striped tuna. Cá ngừ vằn có kích thước lớn (khi trưởng thành chúng có thể dài đến 1m) và cơ thể chúng có dạng hình con thoi.

Thân hình của cá ngừ vằn gần như không có vẩy trừ phần giáp ngực. Thân hình cá ngừ ồ có 3 – 5 sọc đen, được sắp xếp gần như song song với nhau.

Đầu cá hơi nhọn, phần miệng hơi xiên – hàm dưới của cá có 4 răng cửa nhọn rất lớn. Cá ngừ vằn thường đi thành từng đàn để kiếm thức ăn. Cá ngừ vằn được đánh bắt chủ yếu ở khu vực vịnh Bắc Bộ, khu vực duyên hải miền Trung.

Cá ngừ vây vàng

Cá ngừ vây vàng có tên tiếng anh Yellowfin tuna. Cá ngừ vây vàng có thân hình khá lớn và chúng có đặc điểm nổi bật chính là bởi những chiếc vây màu vàng sậm.

Cá ngừ vây vàng thường sinh sống thành từng bầy đàn, ngoài ra chúng còn đi kèm cùng với các dòng cá heo, cá nhám, cá voi. Cá ngừ vây vàng thường được tìm thấy ở các vùng biển xa bờ thuộc miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ.

Cá ngừ mắt to

Cá ngừ mắt to có tên tiếng anh là Bigeye tuna, dòng cá này có thân hình thon dài và hơi dẹt về hai bên và có phần vây ngực rất dài.

Đây là dòng cá ngừ được khai thác và sử dụng nhiều nhất trong các dòng cá ngừ. Cá ngừ mắt to thường được đánh bắt tại khu vực Đông Nam Bộ và duyên hải miền trung nước ta.

Nguồn dinh dưỡng từ thịt cá ngừ

Cá ngừ một loại cá có hương vị thơm ngon và hấp dẫn người thưởng thức. Bên cạnh hương vị thịt đậm đà thơm ngon, cá ngừ còn có những tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe của con người.

Bổ mắt

Thịt cá ngừ, một trong những thực phẩm không thể bỏ qua dành cho đôi mắt. Trong thịt cá ngừ chứa rất nhiều chất Omega 3, chất này vô cùng tốt cho việc cải thiện thị lực của mắt.

Ngoài ra, Omega 3 ở trong cá ngừ còn giúp cho đôi mắt của bạn tránh được tình trạng rối loạn mắt, thoái hóa điểm vàng.

Giảm cân

Nếu như ai đang gặp vấn đề cân nặng, chắc chắn không thể bỏ qua những tác dụng thần kỳ của thịt cá ngừ. Trong cá ngừ có chứa rất nhiều protein nhưng lại rất ít chất béo và calo.

Chính vì vậy, ăn cá ngừ giúp cho các bạn có thể giảm cân, duy trì vóc dáng mà lại không làm cho cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng.

Bảo vệ gan

Trong thịt cá ngừ chứa rất nhiều chất DHA, EPA và taurine, những hợp chất này sẽ làm giảm tế bào máu trong gan và thúc đẩy sự phát triển của gan.

Nếu như những người nào đang điều trị các chứng bệnh về gan nên thường xuyên sử dụng cá ngừ làm thực phẩm trong các bữa ăn.

Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Hiện tượng xơ vữa động mạch là một trong những hiện tượng vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể của con người. Có thể dẫn đến chứng bệnh nhồi máu cơ tim, cao huyết áp thậm chí là đột quỵ.

Trong thịt cá hồi chứa rất ít chất béo, thay vào đó là EPA và taurine giúp làm giảm lượng mỡ trong máu giúp ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa động mạch.

Cá Ngừ - Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm sinh học của cá Ngừ 4

Các món ngon chế biến từ cá ngừ

Thịt của cá ngừ khá mềm, hương vị đậm đà lại rất ít xương. Chính vì vậy, thịt của cá ngừ có thể dễ dàng chế biến thành các món ăn vô cùng hấp dẫn. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ cá ngừ.

Cá ngừ kho thơm

Nguyên liệu: cá ngừ, cà chua, dứa, hành lá, gừng, ớt, tỏi, hành tây, dầu ăn, hạt tiêu, nước mắm.

Cách chế biến:

  • Cá ngừ rửa sạch đem ướp cùng với các loại gia vị khoảng 30 phút cho thấm gia vị vào thịt cá.
  • Dứa gọt vỏ, làm sạch và cắt khúc
  • Cà chua thái thành miếng hình múi cau.
  • Hành lá cắt riêng phần lá và phần củ, phần củ đập dập.
  • Hành và cà chua nên xào qua rồi cho cá và dứa vào nồi kho
  • Khi cá chín và ngấm đều gia vị thì tắt bếp cho hành lá vào cho món ăn tăng thêm phần hấp dẫn.

Cá ngừ sốt cà chua

Nguyên liệu: cá ngừ cắt khúc, cà chua, dầu ăn, nước mắm, tiêu, hành lá, thìa là.

Cách chế biến:

  • Cá ngừ rửa sạch đem đi chiên qua trong dầu cho thịt cá vàng và săn lại, sau đó ướp cùng với nước mắm.
  • Cà chua cắt miếng xào cùng với dầu rồi cho cá ngừ và thêm chút nước, đun đến khi cá chín và ngấm gia vị thì tắt bếp cho hành lá và thìa là.

Cá ngừ nướng giấy bạc

Nguyên liệu: Cá ngừ, hành tây, hành lá, ớt tươi, lá chanh, gia vị cần thiết.

Cách chế biến:

  • Cá rửa sạch, để ráo nước rồi thái lát, ướp cùng các gia vị cần thiết như: Ớt bột, cà ri, hạt tiêu, đường, nước mắm khoảng 20 đến 25 phút.
  • Trải miếng giấy bạc rồi cho dầu ăn, hành tây, hành lá, chanh, ớt, cá sau khi tẩm ướp, sau đó bọc kín (Cẩn thận các mép để tránh làm đổ nguyên liệu ra ngoài).
  • Cho vào lò hoặc nướng trên than củi khoảng 20 đến 25 phút.
  • Khi cá chín đều, bạn bóc lớp giấy bạc rồi thưởng thức món ăn cùng cơm trắng và hành tây ướp lạnh.

Cá ngừ nấu canh chua

Nguyên liệu:Cá ngừ, cà chua, dứa, hành tím, rau ngò, ớt, gia vị cần thiết.

Cách chế biến: 

  • Trước tiên, bạn rửa sạch cá, để ráo nước rồi ướp với hạt nêm, muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu, hành tím thái lát,…. Tốt nhất, bạn nên trộn đều để cá ngấm gia vị.
  • Đun khoảng 2 lít nước, đợi đến khi nước sôi bạn thả cá đã ướp, dứa cắt lát, cà chua cắt hình búi cau vào, nêm thêm một ít gia vị vừa ăn và đun đến khi chín hẳn.
  • Khi cá gần chín, bạn cho một ít rau ngò cắt khúc, ớt thái lát, nêm nếm một lần nữa rồi tắt bếp, đổ canh ra bát và thưởng thức cùng bữa cơm gia đình.

Cá ngừ ngâm dầu

Nguyên liệu: Cá ngừ, nước, dấm, tỏi, hạt tiêu, lá nguyệt quế, lá origano, dầu oliu.

Cách chế biến:

  • Trước tiên, bạn rửa sạch cá, để ráo nước, lọc bỏ xương và thái lát.
  • Sau đó, ướp cá với lá origano khoảng 10 đến 15 phút rồi bỏ vào nồi, đun sôi khoảng 20 phút cùng với dấm, muối, lá nguyệt quế, hạt tiêu.
  • Khi cá chín, bạn tắt bếp và để cá trong nồi đến khi nguội hẳn thì vớt ra đĩa và để thật khô.
  • Xếp cá vào lọ thủy tinh theo quy tắc bỏ miếng cá thứ nhất, đổ dầu lên rồi đến miếng cá thứ 2.
  • Bạn cứ làm theo trình tự như vậy đến khi cá gần đầy miệng lọ thì dừng lại, đóng chặt nắp và bỏ cá vào tủ lạnh.
  • Sau khoảng 2 đến 3 tuần, bạn có thể đem cá ra thưởng thức cùng salad hoặc sandwich.

Giá bán cá ngừ trên thị trường hiện nay

Giá của cá ngừ luôn dao động, biến đổi theo thời gian và theo từng chủng loại. Dưới đây là bảng giá cá ngừ để cho các bạn tham khảo:

  • Cá ngừ đại dương tươi sống (nguyên con): 115 nghìn đồng/kg.
  • Cá ngừ đại dương tươi phi lê: 190 – 250 nghìn đồng/kg.
  • Cá ngừ bào khô nhật bản: 150 nghìn đồng/ 0.1kg.

Trên đây, BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin về loài cá ngừ. Từ nguồn gốc, đặc điểm, phân loại, đến cách chế biến những món cá ngừ thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hy vọng bài viết này thật sự có ích đối với các bạn đọc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *