Mùa hè là mùa nóng ẩm, mưa nhiều bởi thế việc ruồi, muỗi, kiến…phát triển nhiều và nhanh chóng. Việc sử dụng hương liệu hay những loại hương muỗi, thuốc xịt côn trùng phần nào đem lại những khí độc hại cho ngôi nhà. Còn nếu không sử dụng nghe những tiếng muỗi vo ve, kiến đốt thật khó chịu phải không nào. Một gợi ý cho bạn đó là hãy trồng cây trong nhà, một loại cây vừa giúp đuổi muỗi, ruồi vừa làm đẹp cảnh quan. Bạn có biết cây đó là cây gì không? Nó mang cái tên rất thú vị nhé, cây bắt mồi. Hãy cùng tôi tìm hiểu về loại cây này nào bạn.
Cây bắt mồi là gì?
Cây nắp ấm hay cây bắt mồi, cây bình nước, trư tử lung, bình nước kỳ quan,cây trư lung thảo ….có tên khoa học: Nepenthes mirabilis thuộc họ Nắp ấm có xuất xứ từ miền nhiệt đới Australia và Đông Nam Á .
Đặc điểm của cây bắt mồi
Những cây thông thường chúng tự tồng hợp chất dinh dưỡng từ đất, nước, quang hợp để nuôi sống cây nhưng cây bắt mồi thì khác, nó lấy một phần chất dinh dưỡng từ đó còn lại nó lấy dinh dưỡng từ việc bẫy và tiêu hóa động vật, sinh vật đơn bào. Chúng “ăn thịt” động vật là do quá trình tiến hóa, sống ở những vùng đất khắc nghiệt, nghèo dinh dưỡng nên phải biến đổi để thích nghi với môi trường sống.
Cây bắt mồi có nhiều hình dáng kỳ lạ, có cây nắp ấp nhìn từ xa giống như những chiếc ấm có nắp đậy lại, mỗi khi có con côn trùng nào vo ve lại gần nó sẽ ăn thịt ngay. Cũng có cây nhìn giống như con chai vậy, 2 nắp hình bầu dục, phía mép có những chiếc gai nhỏ, màu đỏ tía. Một số loại cây bắt mồi còn có thể di chuyển được để bắt đúng mục tiêu. Khi bẫy sập lại các enzim sẽ tiêu hóa con mồi và công việc này có thể mất tới vài ngày nếu đó là con mồi lớn.
Bên cạnh đó cũng có những cây bắt mồi tỏa ra mùi hương dụ những con mồi đến gần, khi bị bắt chẳng mấy con mồi có thể thoát được.
Chăm sóc cây bắt mồi như thế nào
Cây bắt mồi phát triển tốt nhất nếu như bạn trồng cây đảm bảo những tiêu chí:
1. Nước tưới cho cây phải là nước tinh khiết không có muối ,khoáng hay clo. Có thể dùng nước máy tưới cây không sao cả, nhưng nên nhớ cần phải để qua đêm để khí clo bay đi hết rồi mới bắt đầu tưới nhé.
2. Cây bắt mồi ưa ẩm nên bạn nhớ hãy tưới nước thường xuyên cho cây càng ẩm càng tốt nhé. Nếu tưới ít nước hoặc quên không tưới nước thì những chiếc lá sẽ tiêu biến đầu tiên đó.
3. Cây ăn thịt sống và phát triển trên đất nghèo dinh dưỡng, bởi thế chúng chủ yếu dựa vào ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành năng lượng. Nên cần trồng cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp ngày từ 6-8 tiếng ngoài trời để cây hấp thụ đủ dinh dưỡng và năng lượng, những tế bào thần kinh của cây sẽ dựa vào năng lượng được tích tụ này để thực hiện công việc săn bắt mồi.
Đây là một loại cây mới lạ, ở Việt Nam cũng đang bày bán rồi đó, việc trồng và chăm sóc cây cũng không quá cầu kỳ vì thế nếu muốn khám phá loại cây bắt mồi này hãy mua ngay về trồng bạn nhé.
Kết.
Trên đây, Báo Khuyến Nông đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây bắt mồi. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thật bổ ích nhé!
- Cây rêu thủy sinh – Tạo nên nét cổ kính, xưa cũ trên các công trình nghệ thuật
- Cây Mướp Sát – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Hoa Mười Giờ – Hoa đẹp nhiều màu sắc độc đáo, dễ trồng
- Củ sen – Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ củ sen
- Bào ngư và những giá trị dinh dưỡng của bào ngư có thể bạn chưa biết?