Hoa bỉ ngạn là một loại hoa nổi tiếng của trung quốc, nó là loài hoa theo truyền thuyết đó là loài hoa ở bên cầu Nại Hà ở Hoàng Tuyền Âm Phủ, nhứng thật sự thì hoa bỉ ngạn là một loài hoa có thật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thềm thông tin về loại cây này nhé!
Hoa bỉ ngạn là cây hoa gì?
Hoa bỉ ngạn có tên khoa học là Lycoris Radiata. Chúng được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như hoa Long Trảo Hoa, cây Mạn Châu Sa Hoa, Hồng hoa Thạch Toán vv.
Đặc điểm cây hoa bỉ ngạn
Cây vốn là loài cây thân thảo sống lâu năm có chiều cao khoảng 50-100cm. Điểm nổi bật của loại hoa này chính là những bông hoa của chúng mọc thành từng chùm lạ mắt. Loại hoa này thoạt nhìn bạn sẽ thấy chúng khá giống như hoa phượng. Hoa thường có 3 màu chính là đỏ, trắng và vàng. Phổ biến và đẹp hơn cả vẫn là loại hoa màu đỏ. Với những cánh hoa vươn dài từ mặt đất gồm có một chụm hoa khi nở xòe tròn ra các hướng trông như một nàng công chúa đang múa.
Một điểm độc đáo ở loại cây này chính là khi ra hoa thì lá của chúng không còn nữa. Nói cách khác thì hoa và lá bỉ ngạn dù chung một gốc rễ nhưng đời đời kiếp kiếp không được gặp nhau. Nhiều người quan niệm hoa bỉ ngạn đã nêu được tính chất của sự luân hồi giữa lá và hoa mà người ta gọi là Bỉ Ngạn ( Hoa- bờ kia) và ( lá- bờ này).
Truyền thuyết của hoa bỉ ngạn
Không chỉ đẹp, độc đáo mà gắn liền với loại hoa bỉ ngạn này còn có một vài câu chuyện dân gian khá thú vị. Truyền thuyết hoa bỉ ngạn được kể và lưu truyền qua nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều biến thể khác nhau. Tuy nhiên nổi tiếng nhất vẫn là câu chuyện tình cảm động của một đôi trai gái yêu nhau.
Thuở xa xưa trên thiên giới có một đôi trai gái yêu nhau vô cùng sâu nặng. Chàng trai con nhà võ tên Hoa và cô gái vốn là công chúa có tên Châu Nhi. Hai người muốn đi đến hôn nhân tuy nhiên vì thời loạn lạc nên Hoa đành phải gác tư tình để cầm quân đánh giặc. Khi trở về với mong muốn được gặp Châu Nhi nhưng chàng được tin nhà vua muốn gả Châu Nhi cho Tiên tôn để kết tình hữu nghị. Chàng bèn vào cung thỉnh cầu, ngờ đâu Thiên đế nghe xong đã nổi trận lôi đình giam chàng vào ngục.
Châu Nhi lén nhà vua và vào thăm Hoa, hai người bàn kế vượt ngục. Hoa vốn dòng Thiên tướng, pháp thuật tinh thuần, rốt cục đã vượt ngục thành công, dẫn theo Châu Nhi chạy trốn.
Thiên đế biết chuyện đã giận giữ phái thiên binh đuổi giết. Hoa và Châu Nhi tiến thoái lưỡng nạn không còn đường thoát nên Hoa bèn thi triển bí thuật biến hai người thành một loài hoa.Châu Nhi hóa thành nụ màu trăng trong còn Hoa biến thành tán lá xanh ôm lấy nụ hoa. Đám thiên binh thiên tướng đuổi giết thấy thế ngỡ ngàng, bèn đặt tên loài hoa này là Mạn Châu Sa Hoa.
Tuy nhiên mọi việc chưa hết Thiên đế lòng dạ hẹp hòi đã có ý định cho đôi tình nhân vĩnh viễn phân ly bèn yểm bùa chú cho loài hoa này một bùa chú vô cùng độc ác là hoa và lá của loại cây này không bao giờ gặp được nhau tuy cùng sống trên một cây.
Thời gian trôi đi cả ngàn năm sau lời bùa chú của Thiên đế cũng trở nên yếu ớt trước tình cảm đằm thắm của đôi trai gái dành cho nhau. Cuối cùng thì hoa lá cùng bung nở trên thân cây đôi tình nhân chung thủy sắt son rốt cục vẫn có thể ở bên nhau.
Thế nhưng lòng hẹp hòi của Thiên đế vẫn không thay đổi. Sau khi y biết Mạn Châu Sa Hoa bừng nở, liền sai binh tướng đuổi giết, bắt về.
Mạn Châu Sa Hoa sau khi cùng nở cùng sinh, pháp lực khôi phục, vội vàng chạy trốn. Trời đất bao la nhưng không chốn dung thân, Mạn Châu Sa Hoa cuối cùng đành phải trốn xuống địa ngục. Thiên binh đã đuổi truy sát xuống tận Địa Ngục. Do thái độ hống hách của thiên binh cùng câu chuyện tình Mạn Châu Sa Hoa càng khiến họ cảm thương nên cuối cùng Ma vực đứng ra bênh vực cho Mạn Châu Sa Hoa dẫn đến đại chiến giữ thiên đình và địa ngục.
Chiến tranh nổ ra khiến máu tươi của binh sĩ hai bên chảy tràn trên mặt đất và bị hút hết vào cây Mạn Châu Sa Hoa khiến màu trắng đã trở thành màu đỏ tươi như máu.
Vì Mạn Châu Sa Hoa tiền thế đã chịu nhiều oan ức, lại thêm oán khí chưa tan, thích hợp để dẫn độ các vong linh lầm lạc trở lại luân hồi, cho nên cuối cùng Người cai quản địa ngục, người quyết định để Mạn Châu Sa Hoa lại bên Nại Hà, suối Hoàng Tuyền hầu dẫn độ vong hồn oán khí trên thế gian.
Từ đó, bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà, cây hoa đỏ rực, yêu dị diễm lệ vô cùng cứ bừng nở, sinh sôi, dẫn đường cho các đôi tình nhân chia cắt, cho những vong hồn còn nhiều oán khí quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số phận chú định. Đời sau gọi loài hoa này là hoa bỉ ngạn.
Cách trồng và chăm sóc hoa bỉ ngạn
Hoa bỉ ngạn được nhận xét là khá dễ trồng, ưa bóng mát và phát triển xanh tốt trong điều kiện đất ẩm và tơi xốp. Cây được trồng và nhân giống từ củ giống một số loại hoa như huệ, hoa loa kèn vv.
Thời gian trồng: thường và vào cuối màu đông và đầu mùa xuân khi tiết trời bớt Lạnh, ấm dần lên và có mưa xuân khá thích hợp để cây phát triển. Bạn có thể trồng hoa vào mùa hè cây vẫn phát triển xanh tốt.
Cách trồng cây hoa bỉ ngạn
Sau khi đã lấy được củ bạn tiến hành trồng với đất đã chuẩn bị sẵn. Khi trồng nên vùi khoảng 2/3 củ xuống đất để củ tiếp xúc với đất được tốt hơn. Nếu trồng nhiều thì khoảng cách giữa các củ nên là 10cm. Đất cần tơi xốp và thoát nước tốt. Tưới nước giữ ẩm ngay cho cây và nên trồng cây trong bóng râm sẽ phát triển một cách tốt nhất.
Chăm sóc hoa bỉ ngạn
Để chăm sóc hoa bỉ ngạn được tốt hơn bạn nên có chế độ tưới nước định kì. Cây có yêu cầu chế độ nước ở mức trung bình. Khi trồng ở nơi ít mưa và nắng nóng bạn nên tưới nước cho cây hàng ngày. Lượng nước tưới cũng nên bổ sung kịp thời khi cây ra hoa để hoa được tươi lâu hơn
Bón phân cho cây: Cây muốn phát triển tốt thì cần có chế độ bón phân cung cấp dinh dưỡng kịp thời. Phân có thể là phân chuồng hoai mục, phân NPK hòa với nước và tưới đều quanh gốc định kì 2 tháng 1 lần.
Kết.
Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, cách trồng và chăm sóc cây hoa bỉ ngạn. Hi vọng rắng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!