Cây Tuyết Tùng là một dạng cây cảnh để bàn thuộc họ nhà Thông, cây có rất nhiều cành và lá mọc ôm lấy nhau giống hình xoắn ốc. Cây được sử dụng phổ biến để trang trí nội ngoại thất cũng như làm cây cảnh bonsai trông rất đẹp. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc loại cây này mời bạn tham khảo.
Tổng quan về cây tuyết tùng
Cây Tuyết tùng có tên khoa học là Cedrus, hay còn được gọi ngược lại với cái tên tùng tuyết, cây có nguồn gốc từ phía Tây dãy núi Himalaya và khu vực Địa Trung Hải, chúng thường sống ở độ cao 1500 – 3200m ở dãy Himalaya và 1000 – 2000m ở Địa Trung Hải.
Đặc điểm hình thái của cây tuyết tùng
– Cây có mùi thơm hăng của nhựa gỗ, chỏm dày tạo hình chóp và vỏ cây có hình vuông rạng nứt, các nhánh rộng, phẳng.
– Chồi đa dạng, dài, tạo thành các trụ đỡ của các nhánh, và các chồi ngắn, hầu như mang những chiếc lá.
– Lá tuyết tùng xanh, có hình kim, dài từ 8 – 60mm được sắp xếp theo dạng xoắn ốc mở trên các cành dài, và trong các cụm xoắn ốc dày đặc trên cành ngắn. Màu sắc của lá tùy thuộc vào độ dày của lớp sáp trắng để bảo vệ lá không bị khô hạn, có thể chuyển từ màu xanh lục nhạt của cỏ đến màu lục đậm, lục lam đậm.
– Qủa tuyết tùng có hình thùng, dài 6 – 12cm, rộng 3 – 8cm, màu xanh lá hoặc nâu xám khi chín, bị tan rã ra khi chín để giải phóng các hạt giống nhỏ có cánh. Các hạt dài 10 – 15mm, với một cánh 20 – 30mm, hạt giống có 2 – 3 bọc nhựa thông, có chứa một loại nhựa có vị hăng khó chịu, được cho là để bảo vệ chống lại các loại sóc ăn.
– Với sự thụ phấn vào mùa thu và những hạt giống trưởng thành cùng một thời điểm ở giai đoan một năm sau, tế bào phấn hoa có hình nón và mảnh mai hình trứng, dài 3 – 8cm, kết phấn hoa vào mùa thu.
Công dụng của cây tuyết tùng
Công dụng lọc khí: Cây có khả năng lọc khí rất tốt, do đó, nó mang lại bầu không khí trong lành, êm dịu cho môi trường xung quanh. Nếu để bàn làm việc hay trong nhà sẽ rất lý tưởng.
Công dụng về mặt y học
Tuyết tùng có chưa tinh dầu đặc biệt, trị được khá nhiều bệnh về da hiệu quả, thêm nữa, nó còn giúp trẻ hóa làn da, giảm căng thẳng, mệt mỏi, điều hòa chức năng sinh lý, kháng khuẩn, xua đuổi côn trùng…
Tinh dầu của loài cây Tuyết Tùng này (hay nhiều người còn gọi là Hoàng Đàn) mang mùi hương gỗ nồng ấm êm dịu, giúp giảm căng thẳng, kích thích nhẹ nhàng giúp sảng khoái, tạo cảm giác bình yên.
Một trong những lợi ích nổi bật của tinh dầu tuyết tùng, bởi vì tính sát trùng của nó, là khả năng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, điều trị nhiễm viêm bàng quang và âm đạo. Ngoài ra còn dùng để điều trị một số bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang, các bệnh về viêm khớp, thấp khớp…
Tinh dầu tùng tuyết còn được sử dụng trong các công nghệ chăm sóc da, chống nhăn và giảm mỡ dưới da. Nó có tác dụng khử trùng đặc biệt công hiệu trong điều trị các bệnh như mụn trứng cá, viêm da, eczema, da dầu và bệnh vẩy nến.
Ý nghĩa của cây tuyết tùng
Là một loài cây hoa mộc, mang ý nghĩa trường thọ, hoa được dùng trang trí trong các lễ cúng, người xưa tin rằng nếu trong giấc mơ bạn thấy cây tuyết tùng thì có nghĩa là bạn có những lý tưởng mới và sẽ giúp bạn thành công trong công việc.
Ngoài ra cây có thể xua đuổi ma quỷ, những ám khí xấu trong nhà do chúng luôn sợ loại cây này. Có người còn cho rằng quả cây tùng khi ăn có thể trường sinh bất lão, hóa nhập biến thành con vật.
Cây tượng trưng cho khí chất quân tử: cây có thể sống hiên ngang dù trong hoàn cảnh hay thời tiết nào, cho nên cây được ví như một người kiên cường vượt qua mọi khó khăn và không chịu khuất phục trước khó khăn. Cây luôn mang màu xanh mát quanh năm thể hiện cho sức sống mãnh liệt và tươi mới.
Thể hiện tình yêu thương: sự trường tồn qua năm thán thể hiện sự thương nhớ đến người đã khuất, tượng trưng cho công đức và danh tiếng của tổ tiên.
Thân cây còn dùng làm cửa ra vào đền chùa và được xem là nơi trú ngụ của các thần linh và là thông đạo nối thông lên thượng giới.
Cách trồng và chăm sóc cây Tuyết Tùng đúng cách
Chọn đất trồng
Hãy lựa chọn những loại đất có khả năng thông thoáng và thoát nước tốt, bởi rễ cây Tuyết Tùng để bàn khá yếu và không có khả năng chịu được úng ngập. Bạn có thể lựa chọn đất mùn có độ pH cao để đạt độ kiềm ổn định sẽ tốt cho sự phát triển của cây.
Nhiệt độ
Vì là cây cảnh để bàn cho nên cây Tuyết Tùng thích nghi tốt với khí hậu mát mẻ, ấm áp của nhiệt độ phòng. Tuy nhiên bạn nên thỉnh thoảng cho cây ra ngoài nắng sẽ tốt cho quá trình quang hợp và làm cây thêm xanh tốt hơn.
Nước tưới
Do cây Tuyết Tùng không chịu được ngập úng cho nên bạn chỉ được phép tưới đủ để cho đất ẩm, không được tưới đẫm bởi có thể khiến chết cây. Nếu bạn đặt chậu cây thường xuyên ở bên ngoài trời hoặc trong vườn, hãy đảm bảo tưới đủ ít nhất 2-3 lần/tuần để tránh mất hết nước trong đất.
Ánh sáng
Cây Tuyết Tùng rất cần ánh sáng để có thể phát triển cành lá tốt hơn. Do đó dù có đặt cây ở đâu đi nữa, bạn cũng nên đặt chúng tại những nơi ánh sáng có thể chiếu đến để giúp cây sinh trưởng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây Cây Tuyết Tùng do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhé!