Dân gian từ lâu đã lưu truyền nhiều bài thuốc dùng củ tam thất để cầm máu, bổ khí huyết. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng vị thuốc này còn nhiều công dụng hơn thế. Hãy cùng tìm hiểu tường tận hơn trong bài viết sau!
Công dụng chữa bệnh của tam thất
Toàn cây tam thất đều rất quý và đều sử dụng để bồi bổ sức khỏe hoặc kết hợp với các thảo dược để điều trị bệnh. Đặc biệt, củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú, cụ thể:
Tác dụng cầm máu và bổ máu
Tam thất được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong nhóm dược liệu. Ngoài ra, nhờ tác dụng cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng nên được dùng trong các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va đập gây bầm tím phần mềm),…
Bảo vệ tim mạch và mạch não
Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu oxy. Ngoài ra, nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch, hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.
Kích thích thần kinh trung ương, chống trầm uất, giải tỏa stress, giúp hồi phục hệ thần kinh và tăng cường trí nhớ
Công dụng này của tam thất có được là nhờ hoạt chất Saponin. Không những thế, nó còn có tác dụng phòng ngừa chống tai biến mạch máu não, làm tan đi các cục máu đông, giúp máu lưu thông bình thường
Chống lão hóa
Trong củ tam thất chứa thành phần hoạt tính saponin và flavonoid giúp cải thiện khả năng vận hành của các cơ quan liên quan trong cơ thể, chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa, có thể đóng vai trò trong việc trì hoãn lão hóa.
Phòng ngừa và điều trị ung thư
Hai hoạt chất Saponin, Flavonoid có trong củ tam thất được chứng minh có thể giúp ngăn chặn sự lão hóa, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u bướu, tăng cường sức đề kháng, trợ sức trợ lực,…từ đó kéo dài sự sống của người bệnh.
Điều hòa kinh nguyệt
Thành phần hoạt tính trong tam thất có tác dụng giống hormon điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng. Từ đó điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Điều tiết đường huyết
Trong củ tam thất có chất Saponin Rg1 khi kết hợp với insulin được chỉ ra có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đường huyết cao.
Một số bài thuốc có củ tam thất
Cải thiện chứng ứ máu, bầm tím da
Sử dụng khoảng 2 – 3g bột tam thất pha với nước ấm để uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 – 8 tiếng.
Cải thiện chứng đau thắt ngực
Sử dụng khoảng 3 – 6g bột tam thất hòa với 500ml nước ấm để uống. Ngày uống 1 lần trước hoặc sau bữa ăn.
Chữa suy nhược cơ thể
Chuẩn bị 12g tam thất, 40g sâm bổ chinh, 40g ích mẫu, 20g kê huyết đằng, 12g hương phụ. Đem các nguyên liệu đi tán nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày dùng khoảng 30g hỗn hợp này để sắc lấy nước uống (Tùy vào tình trạng cụ thể mà bệnh nhân có thể sử dụng với liều lượng khác nhau).
Khắc phục chứng ra máu sau sinh
Sử dụng khoảng 100g bột tam thất. Mỗi lần dùng khoảng 8g bột tam thất hòa với nước cơm để uống. Ngày uống 2 – 3 lần cho đến khi triệu chứng ra máu được khắc phục.
Cải thiện triệu chứng thiếu máu, huyết hư sau sinh
Mỗi ngày uống khoảng 6g bột tam thất hoặc kết hợp với tam thất tần với gà ác, ăn nguyên con.
Chữa rong huyết, huyết ứ, rong kinh do bế kinh
Sử dụng khoảng 4g tam thất, 12g ngải diệp, 12g ô tặc cốt, xuyên nhung, đơn bì, đương quy, đan sâm mỗi vị 8g, ngũ linh chi, một dược mỗi vị 4g. Cho các vị thuốc vào ấm sắc lấy nước uống. Kiên trì mỗi ngày 1 tháng, khoảng 1 tháng thì có thể ngưng.
Chữa chứng đau tức thắt lưng
Dùng bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau, đem trộn đều. Mỗi ngày dùng khoảng 4g hỗn hợp trên để pha nước uống, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi lần cách nhau 12 tiếng.
Chữa chứng đau bụng kinh, máu kinh ra nhiều
Dùng khoảng 6 – 10g tam thất nam sắc lấy nước uống hoặc ngâm rượu. Mỗi ngày uống 1 lần, trước kỳ kinh khoảng 1 tuần.
Chữa chứng bạch cầu cấp và mãn tính
Kết hợp 15g đương quy, 15g xuyên khung, 6g tam thất, 10g hồng hoa, 15g xích thược đem sắc lấy nước uống. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện bệnh.
Chữa nôn ra máu
Chuẩn bị 1 con gà nguyên con, tam thất bột 5g, nước ngó sen 1 cốc 200ml, rượu lâu năm nửa chén 15ml. Hầm cách thủy để ăn, cách ngày ăn 1 lần, đến khi khỏi.
Chữa đi tiểu ra máu
Sử dụng tam thất bột 4g, nước sắc cỏ bấc đèn và gừng tươi vừa đủ (200ml). Uống ngày 2 lần tới khi ngừng bệnh.
Cải thiện bệnh loét hành tá tràng và dạ dày
Sử dụng tam thất bột 12g, bạch cập 9g, mai mực 3g. Nghiền bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 3g uống từ 15 – 21 ngày.
Chữa thấp tim
Mỗi ngày uống 3g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ), chiêu với nước ấm giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
Chữa vết thương phần mềm bầm tím
Sử dụng bột tam thất một ít, dấm vừa đủ, trộn đều đắp lên vết thương. Nếu vết thương bị loét thì rắc thẳng bột tam thất lên.
Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt)
Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2 – 3g, cách nhau 6 – 8 giờ, chiêu với nước ấm.
Chữa chóng mặt do thiếu máu
Sử dụng 3g tam thất và 1 con chim bồ câu hấp cách thủy ăn hàng ngày.
Cách sử dụng tam thất bắc
Tam thất bắc có 2 cách dùng phổ biến:
- Dùng sống: củ tam thất phơi khô, sau đó tán bột dùng chung với mật ong hoặc pha nước uống
- Dùng chín: hầm tam thất với thịt gà để bổ sung sức đề kháng trong các trường hơp thiếu máu, suy nhược cơ thể và phụ nữ sau đẻ.
Cách phân biệt tam thất bắc thật hay giả
Tam thất bắc có nhiều loại; phổ biến nhất là loại tam thất bắc bị tách hết dược chất bằng phương pháp ép lạnh. Để phân biệt tam thất thật hay giả bạn có thể dùng các cách sau:
Quan sát bằng mắt: Khi bị tách hết dược chất thì tam thất sẽ thường ọp ẹp, xuất hiện những đường vân trên bề mặt củ.
Dùng vị giác để cảm nhận: Tam thất đã bị tách dược chất khi cắn vào sẽ không còn mùi thơm, vị đắng như thường lệ, người ta gọi là mất vị.
Những đối tượng nên sử dụng củ tam thất
Nhóm người thích hợp nên sử dụng tam thất bao gồm:
- Những đối tượng thường xuyên có áp lực công việc lớn (như dân văn phòng, lái xe,…) dùng tam thất để giảm bớt căng thẳng và áp lực, đồng thời phòng ngừa bệnh tim mạch phát sinh.
- Đối tượng học sinh, sinh viên cần có nhiều thời gian để học bài, tối ngủ ít có thể sử dụng tam thất để tăng sức đề kháng và tăng cường sức lực, từ đó giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn, việc học nhờ thế cũng hiệu quả hơn rất nhiều.
- Đối tượng thường xuyên phải làm việc một chỗ, cơ thể ít vận động, nhất là những người làm việc văn phòng phải ngồi trước máy tính trong thời gian dài rất dễ mắc bệnh mỡ máu cao và các bệnh tim mạch.
- Đối tượng cao tuổi hay mắc các bệnh bệnh huyết áp cao, chứng mỡ máu cao, mất ngủ,…
- Đối tượng phụ nữ sau khi sinh.
- Người có cơ thể ốm yếu, mới ốm dậy.
Thông tin về củ tam thất
Tam thất vì thuốc dân gian được lưu truyền trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh. Với đặc điểm dễ sinh sống, phù hợp với điều kiện khí hậu miền núi nước ta, cây tam thất càng được săn đón trong y học cổ truyền nhiều hơn.
Đặc điểm phân bố, thu hoạch
Tam thất là loài cây thuộc giống thân thảo, chiều cao thân cây khoảng từ 30 – 50 cm. Lá cây tam thất thường mọc theo chùm 3 – 4 lá, mép lá có hình răng cưa. Hoa tam thất cũng mọc thành cụm nhỏ như hình chiếc ô, thường nở rộ vào tháng 5 – tháng 7. Củ tam thất có hình dạng sần sùi, có hình thoi, nhiều nhánh xung quanh và có các vết vằn dọc theo hình dáng củ.
Ở nước ta, giống cây tam thất được trồng chủ yếu là tam thất Bắc, có tên khoa học là Panax Pseudo – ginseng. Tam thất được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai… hoặc ở những nơi có độ cao từ 1500m trở lên.
Hầu hết các bộ phận của cây tam thất đều được xem như là một loại dược liệu nhưng phần hoa tam thất và phần củ được sử dụng nhiều nhất. Cây tam thất muốn hình thành củ thì phải trồng 3 – 7 năm mới thu hoạch được. Đây cũng là bộ phận giá trị nhất của cây tam thất. Sau khi thu hoạch, củ tam thất sẽ được làm sạch, cắt bỏ phần rễ và đem phơi khô.
Thành phần hóa học
Tam thất có vị ngọt, đắng và có tính ôn. Thành phần hóa học chủ yếu của củ tam thất là các saponin A, B và 16 loại acid amin khác. Vì vậy, tam thất được biết đến là dược liệu giúp điều trị một số bệnh liên quan đến huyết máu, tim mạch.
Củ tam thất giá bao nhiêu tiền 1 kg?
Giá của các loại tam thất được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí như chủng loại, chất lượng, nguồn gốc, kích thước, năm tuổi. Một số giá bán tham khảo:
- Tam thất nam: Giá giao động từ 270.000 – 360.000 VNĐ/1 kg. Giá bán tùy vào chất lượng, độ đồng đều của củ và đơn vị bán.
- Củ tam thất bắc: Giá giao động từ 500.000 VNĐ – 2 triệu đồng/1kg. Trong đó, có thể lấy tiêu chí phân loại theo kích thước (phổ biến nhất) như sau:
- Tam thất bắc tươi: Từ 550.000 VNĐ/ 1kg.
- Tam thất bắc loại 90 củ/1kg giá khoảng 1,2 triệu đồng/1kg.
- Tam thất bắc loại 60 củ/1kg giá khoảng 1,4 triệu đồng/1kg.
- Củ tam thất bắc loại 50 củ/1kg giá khoảng 1,5 triệu đồng/1kg.
- Tam thất bắc loại 40 củ/1kg giá khoảng 1,9 triệu đồng/1kg.
- Tam thất rừng: Giá của loại tam thất này rất đắt vì nếu tam thất mọc hoang đủ tuổi thường hiếm. Giá cho mỗi 1kg không dưới 5 triệu đồng.
Lưu ý: Giá tam thất mỗi địa chỉ bán sẽ có sự chênh lệch đôi chút và tùy vào thời điểm.
Xem thêm: Lô hội – Công dụng, liều lượng và cách sử dụng lô hội
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến công dụng chữa bệnh của tam thất do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mặc dù tam thất là dược liệu lành tính nhưng bạn cũng không được chủ quan, sử dụng tùy ý. Đặc biệt không được áp dụng quan điểm tam thất có thể chữa được bách bệnh của người xưa nhé!