Sò là tên gọi chỉ chung cho họ của những loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sống tập trung ở môi trường sông, biển, nước lợ. Có hơn 200 loại sò trong tự nhiên. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về loại sò và những món ăn ngon được chế biến từ sò bạn nhé!
Con sò là gì?
Sò (Danh pháp khoa học Arcidae) là tên gọi chỉ chung cho họ của những loài động vật thân mềm có hai mảnh vỏ có kích thước loại nhỏ và vừa. Sống tập trung ở môi trường sông, biển, nước lợ. Đặc trưng của họ sò là hai mảnh vỏ có thể khép, mở, vỏ sò đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn. Có hơn 200 loại sò trong tự nhiên.
Phân bố
Đây là loại sò nhiệt đới, phân bố tại các vùng biển nhiệt đới gồm vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từ đông châu Phi đến châu Úc, Nhật Bản. Tại Việt Nam sò lông phân bố nhiều nơi như Kiên Giang,Loài Anadara subcrenata phân bố theo địa phương ở Manila, Philippines, và Nagasaki, Mie, Vịnh Tokyo, Akita, Nhật Bản.
Đặc điểm của sò
Sò lông có hình dạng khá giống với sò huyết nhưng lớn hơn sò huyết[7]. Hai mảnh vỏ không bằng nhau trong đó vỏ bên trái lớn hơn vỏ bên phải. Mặt ngoài vỏ, có từ 30-35 đường gờ, các đường gờ tỏa ra từ đỉnh xuống tới mép vỏ được cấu tạo bởi các vẩy xếp chồng lên nhau trông giống như ngói lợp. Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông). Bản lề hẹp và hướng về phía sau. Sò lớn khoảng 48 mm chiều dài, 38 mm chiều cao và 32 mm bề ngang.
Thịt sò lông (mao kham nhục) có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc có tác dụng bổ huyết ôn trung, kiện vị, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nói chung, sò lông chứa rất nhiều chất đạm, các thành phần chất dinh dưỡng giúp tăng cường sự dẻo dai và năng lượng.
Công dụng
Theo y học cổ truyền thì sò lông vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, chữa thiếu máu, huyết hư, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Nên ăn nhiều sò lông nếu bị viêm loét dạ dày – tá tràng, tiêu hóa kém hay bị thiếu máu, đây cũng là món nên ăn thường xuyên.[8] Sò lông là nguyên liệu để chế biến thành nhiều món ăn ngon như dưa leo trộn sò lông,[9][10][11] mì Ý xào hải sản, sò lông xào bông cải,…
Môi trường sống
Sò có thể sống trong vùng nước đến độ sâu 20m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, độ mặn tương đối thấp, khoảng 14 – 300, và nhiệt độ tối ưu 20 – 30 °C.Thức ăn quan trọng của chúng là các mảnh vụn hữu cơ, thực vật phù du và tảo đơn bào. Sò huyết sinh sản từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau và thành thục sau hơn 1 đến 2 năm. Con cái có thể sinh 518.400 – 2.313.200 trứng.
Theo báo cáo của FAO, sản lượng đánh bắt hàng năm từ 1.415 tấn năm 1995 lên 6.503 tấn năm 1999 (Trung Quốc, Đài Loai, Hàn Quốc). Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng hàng năm từ 252.233 tấn năm 1995 lên 315.811 tấn năm 1999 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia). Sản lượng trên toàn cầu năm 1950 khoảng 3.000 tấn và tăng lên hơn 70.000 tấn năm 2003.
Cách chế biến những món ngon từ sò huyết
Sò từ lâu đã được biết đến là một món hải sản rất giàu dưỡng chất đấy nhé các nàng. Sò có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau với hàm lượng dinh dưỡng rất cao.Theo các nghiên cứu, trong 100g sò huyết có các thành phần chính: 81,3g moisture; 11,7g protein; 1,2g lipid; các chất khoáng; các loại vitamin A,B1,B2,C;giá trị năng lượng 71,2 Kcal.
Hôm nay, chúng ta sẽ hướng dẫn các nàng 1 số món ngon tuyệt vời từ loại hải sản “có một không hai” này nhé. Để có được món ăn từ sò ngon, các nàng chú ý phải chọn được sò ngon nhé. Các nàng nên chọn những con sò còn sống, không quá to cũng không quá nhỏ nhé. Sò huyết tươi là những con thò lưỡi ra ngoài, những con ngậm miệng có thể còn tươi, nhưng nhất thiết là không được có mùi nhé.Nếu sò nhỏ quá, khi chế biến bị teo lại, không ngon, ngược lại nếu con lớn quá sẽ dai. Sò huyết khi mua về các nàng nhớ ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để sò nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch để sò được sạch nhé. Phần nguyên liệu đã chuẩn bị xong rồi, giờ đến phần chế biến nào. Món ngon đầu tiên mình xin giới thiệu là món sò huyết rang me. Nhắc đến thôi đã đủ thấy hấp dẫn thế nào rồi nhỉ, món này nấu rất nhanh và đơn giản.
Cách chế biến sò huyết rang me
Nguyên liệu gồm: sò huyết (1kg), đường, me chín (50gram), ớt
Sò huyết rửa thật sạch, các nàng nhớ dùng bàn chải chà sạch cho sò ra hết cặn bẩn. Cho me vào bát, cho nước sôi vào dằm đều cho me tan hết, vớt bỏ hột, cho đường vào đánh tan.
Tiếp đó, các nàng đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu với hành rồi trút sò vào, đảo thật nhanh tay.
Tiếp đến cho hỗn hợp nước me vừa pha vào, thêm chút ớt vào đảo liên tục đến khi nước me sánh lại, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Các nàng lưu ý món này dùng khi còn nóng nhé. Món sò huyết rang me dùng nóng, vị chua chua, ngọt ngọt quyện cùng vị béo ngậy của sò thật hấp dẫn.
Một món khác từ sò huyết cũng không kém phần hấp dẫn, các nàng tham khảo thêm nhé, món sò huyết xào sa tế:
Cách làm món sò huyết xào sa tế
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: sò huyết (1kg), sa tế, sả gia vị (dầu ăn, tỏi, dầu điều)
Đầu tiên, sò rửa, chà sạch, sau đó cho vào nồi hấp hoặc các nàng có thể nướng sơ cho sò hơi há miệng. Tiếp đến, các nàng tách đôi sò huyết, bỏ 1 bên không chứa thịt sò, sả và tỏi bằm nhỏ. Đặt chảo dầu lên bếp, phi thơm tỏi rồi cho sả bằm, sa tế cùng một ít dầu điều vào, nêm gia vị lại vừa ăn .Trút hỗn hợp đó lên từng con sò, xếp vào vỉ và đem nướng.
Vậy là món sò huyết xào sa tế đã hoàn thành rồi đấy.
Các bạn cũng có thể chế biến món sò huyết nướng tái cũng rất lạ và thú vị đấy.
Cách làm món sò huyết nướng tái
Món này rất đơn giản, sò sau khi rửa thật sạch.. Đặt vỉ nướng lên bếp than hồng, xếp sò lên trên và bắt đầu nướng. Do sò khi chín không há miệng nên các nàng cần ăn thử, nếu sò chín rồi thì gắp ra đĩa, dùng nóng với muối tiêu chanh cùng ít rau răm.
Nhắc đến sò huyết, mình lại nhớ đến một món ăn cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng, đó là món cháo sò huyết.
Cách làm món cháo sò huyết
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 200 g; Gạo nếp: 50 g
- Sò huyết (sò gấc): 500 g; Thịt nạc băm: 100 g
- Dầu ăn; Nước mắm ngon; Mì chính; Hạt tiêu
- Hành lá; Rau mùi: 1 ít; Hành khô: 1 củ
Cách làm:
- Bước 1: Sò huyết rửa sạch, để ráo.
- Bước 2: Cho sò huyết vào luộc sơ, nhặt phần nhân để ra bát con
- Bước 3: Phần gạo nếp và gạo tẻ cho vào máy xay khô xay rối rồi ngâm gạo khoảng 2h để khi nấu gạo sẽ nhanh nở và mau nhừ. Cho gạo vào nồi ninh nhỏ lửa, thỉnh thoảng khuấy đều để gạo không bị vón cục và khê ở đáy nồi. (Có thể cho vào nồi áp suất ninh khoảng 30 phút) Hành hoa, rau mùi cắt bỏ rễ rửa sạch, thái nhỏ.
- Bước 4: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn, cho thịt nạc băm nhỏ vào xào, tiếp đến cho sò huyết vào xào, nêm chút mắm ngon, tắt bếp cho sò huyết ra bát.
- Bước 5: Khi thấy hạt gạo nở bung, mềm, nêm nếm chút mắm ngon rồi cho thịt sò huyết vào cùng. Đảo đều.
- Bước 6: Cuối cùng cho hành, mùi và thêm chút mì chính.
Chút cháo ra bát, thêm ít hạt tiêu và dùng nóng.
Cách làm món sò huyết hấp sả
Nguyên liệu các nàng chuẩn bị như sau:
- Sò huyết: 500gr
- Sả: 2 cây
- Ớt: 1 quả
- Nồi xửng hấp
Cách chế biến cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bỏ sả vào nồi nước đun sôi, mình thích ăn cay cay chút nên thả thêm 1 vài miếng ớt vào đun cùng.Tiếp đó, các nàng cho bia vào nồi hấp, đợi khi bia sôi, bỏ sò huyết vào đậy vung, chờ khoảng 1-2 phút rồi cho ra ngay. Nếu các nàng muốn ăn chín thì đợi sò huyết mở hẳn miệng rồi mới cho ra nhưng ngon nhất là mình thấy sò huyết vừa chín tới thì thịt mới béo và không bị teo lại. Món sò huyết hấp bia ăn đậm đà và có mùi thơm hơn hẳn so với luộc với nước thường, món này nhậu cũng thật tuyệt vời đấy, món này mình thấy ngon nhất khi chấm cùng tương ớt nhé các nàng.
Với những món ngon từ sò huyết mình giới thiệu ngày hôm nay, các nàng nhớ bổ sung thức hải sản kỳ diệu này trong bữa ăn gia đình nhé.Bữa sáng bổ dưỡng với cháo sò huyết.
Cả nhà sẽ có bữa sáng ấm lòng và bổ dưỡng với món cháo sò huyết ngon không thể chê vào đâu được.
Cách làm sạch sò lông
Cách 1: Ngâm sò lông chung với nước muối có cho thêm ớt bột hoặc ớt hiểm đập dập
Đây là cách vô cùng quen thuộc và được nhiều người sử dụng khi muốn loại đỏ đất cát trong các loại nghêu, sò, ốc. Khi ngâm sò lông chung với hỗn hợp nước muối và ớt sẽ làm cho chúng há miệng và nhả chất bẩn ra. Sau khi ngâm khoảng từ 1 đến 5 tiếng các bạn sẽ thấy toàn bộ chất dơ ở trong con sò được đẩy ra ngoài nước đã ngâm.
Cách 2: Ngâm sò lông với nước vo gạo qua đêm
Một trong những vũ khí làm sạch hải sản mà chúng ta thường hay bỏ qua chính là nước vo gạo. Bạn có thể rửa sạch sò lông và ngâm chung với nước vo gạo qua 1 đêm. Sáng hôm sau bạn sẽ thấy nước vo gạo đầy bùn đất và chất dơ do sò lông đẩy ra ngoài.
Cách 3: Ngâm sò lông với muối và gừng
Ngoài ra, còn 1 cách nữa để làm sạch sò lông chính là ngâm chúng với hỗn hợp nước muối và gừng. Các bạn đập dập gừng rồi thả vào thau nước muối, ngâm sò lông qua đêm để sò nhả hết đất cát. Cách này vừa giúp sò lông thải chất bẩn vừa giúp khử mùi tanh.
Như vậy, chúng ta đã biết làm cách nào để có thể rửa sạch bùn đất trong sò lông cũng như các loại nghêu, sò, ốc để có những món ăn giàu canxi và đảm bảo vệ sinh cho gia đình phải không nào.
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến loài sò do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Sò là loại hải sản phổ biến, giá thành rẻ và dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về loài sò bạn nhé!
- Hoa hồng Bishop Castle Rose (David Austin) – Hoa hồng Ngoại
- Cây Lược Vàng – Đặc điểm, công dụng và những lưu ý khi sử dụng
- Cây Càng Cua – Đặc điểm, công dụng chữa bệnh của Cây Càng Cua
- Cây Thạch Đen – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Cây Hoa Phi Yến – Đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc