Sài đất – Công dụng, đặc điểm và những lưu ý khi sử dụng

Sài đất là một loại cỏ mọc hoang khá phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ngoài làm rau ăn, từ lâu, sài đất được xem là một vị thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh ngoài da, giải độc gan… Bài viết sẽ giúp các bạn tìm hiểu thực hư công dụng, đặc điểm của vị thuốc này.

Công dụng chữa bệnh của sài đất

Công dụng chữa bệnh của sài đất
Công dụng chữa bệnh của sài đất

Thanh nhiệt, tiêu độc

Bài thuốc thanh nhiệt: Dùng cây sài đất rửa sạch, ăn sống như rau với thịt hay cá. Mỗi ngày ăn từ 100-200g, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát, thải trừ độc cho gan.

Bài thuốc thanh vị nhiệt thang: sài đất 16g, thạch môn 12g, thục địa 16g, rễ cỏ xước 10g, thạch cao 16g. Sắc ngày 01 thang uống chia 2 lần. Bài thuốc này trị miệng hôi, miệng lưỡi nhiệt, chân răng sưng mủ, ăn nhiều chóng đói, đau bụng cả lúc no và đói.

Trị rôm sảy

Bài thuốc trị rôm trẻ em: Dùng sài đất 50g, nấu nước tắm. Tắm lên vùng bị rôm, lấy bã sài đất xát nhẹ vào vùng có rôm sảy. Ngày tắm 1 lần, kéo dài liền 1 tuần. Có tác dụng phòng rôm sảy, phòng chạy sởi.

Bài thuốc trị rôm nổi thành đám: Sài đất 100g, giã nát, cho thêm ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi có rôm nổi thành đám mảng trong vòng 30 phút. Hoặc có thể dùng cây khô, ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị viêm nhiễm ngoài da

Bài thuốc trị chỗ viêm nhiễm phần mềm: Sài đất chừng 20-30g, rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng cơ, da, phần mềm bị viêm tấy lan tỏa hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh, viêm ở khớp xương, ở răng, ở vú, sưng bắp chuối, mụn nhọt, chốc đầu, đau mắt… Chú ý, không dùng trong trường hợp viêm đã chuyển sang giai đoạn mưng mủ, áp xe hóa.

Trị sốt cao

Bài thuốc trị sốt cao: lấy 50g sài đất tươi giã nát, pha với nước, lọc bỏ bã uống. Ngày uống 2 lần như vậy. Uống ngay khi sốt mới ở 38 độ. Còn phần bã chườm trán, đắp lòng bàn tay chân, nách, 2 bên bẹn.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết: Sài đất 15g, cỏ nhọ nồi 15g, rễ cỏ tranh 15g, lá cối xay (sao vàng) 10g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, hoa hòe 8g. Sắc cùng 3 lát gừng tươi, uống ấm chia 2 lần trong ngày.

Bài thuốc chống cảm cúm: Sài đất 12g, kim ngân hoa 20g, mạn kinh tử 10g, tía tô 8g, kinh giới 8g, cam thảo 4g. Sắc cùng 3 lát gừng uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Trị mẩn ngứa ngoài da, do eczema, dị ứng các loại

Sài đất Trị mẩn ngứa ngoài da, do eczema, dị ứng các loại
Sài đất Trị mẩn ngứa ngoài da, do eczema, dị ứng các loại

Bài thuốc cắt cơn ngứa: Sài đất 30g, kim ngân hoa 30g, kinh giới 15g, rau má 15g, lá khế 10g. Tất cả rửa sạch cho vào nồi với nước, đun sôi, để nguội dần, khi còn âm ấm lấy khăn thấm nước lau người khi mẩn ngứa, viêm da dị ứng, eczema ngoài da, ngứa da theo mùa, ngứa da vào đợt khô hanh.

Bài thuốc ngứa da có mọc mụn trên da: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 4g, ké đầu ngựa 6g, liên kiều 10g, nhân trần 12g, sa sâm 12g, tân quy 15g. Sắc ngày 1 thang lấy 300ml uống chia 2 lần. Bài thuốc này có thể trị ghẻ lở, ghẻ ruồi, ngứa, mọc mụn toàn thân. Nếu trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi uống lượng bằng 1/3 thang thuốc trên.

Bài thuốc trị ngứa do mụn: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, thiên niên kiện 8g, diệp hạ châu 10g, nhân trần 10g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, sinh địa 15g, cam thảo 4g, thạch cao 6g, sa sâm 12g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần.

Trị mụn nhọt ngoài da

Sài đất 30g, thổ phục linh 12g, kim ngân hoa 10g, bồ công anh 12g, ké đầu ngựa 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Ngoài ra, kết hợp dùng sài đất giã nát xoa đắp, nấu nước tắm.

Trị viêm tuyến vú

Bài thuốc thông sữa tiêu viêm: Sài đất 30g, bồ công anh 30g, huyền sâm 16g, xuyên khung 12g, sa tiền tử 16g, thông thảo 12g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, liên kiều 16g, chỉ thực 8g, tạo giác thích 6g, thanh bì 8g, sài hồ 8g, thạch cao 16g. Sắc ngày 1 thang, uống chia 2 lần. Bài thuốc này để chữa viêm tuyến vú, vú bị sưng đau do tắc tia sữa.

Bài thuốc giảm sưng vú: Sài đất 20g giã nát đắp lên tuyến vú bị sưng đỏ viêm. Ngày đắp 2 lần, mỗi lần 60 phút sau đó nhấc ra rửa lại với nước sạch.

Trị viêm bàng quang

Sài đất 30g, liên kiều 20g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, cam thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Trị viêm gan, vàng da

Kim ngân 20g, sài đất 20g, thổ phục linh 20g, cam thảo đất 12g. Các vị này sắc uống, sắc từ 300ml còn 100ml. Sắc 2 lần, thu lấy 200ml nước để uống, chia ra 2 lần, mỗi lần uống 100ml. Uống liền trong 1 tháng, nhiễm độc gan sẽ được giảm bớt.

Lưu ý, thận trọng khi dùng sài đất

Lưu ý, thận trọng khi dùng sài đất
Lưu ý, thận trọng khi dùng sài đất

Khi dùng sài đất, bạn nên lưu ý những gì?

Để sử dụng sài đất một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này.

Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

Mức độ an toàn của sài đất

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng sài đất trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác có thể xảy ra với sài đất

Sài đất có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

Giới thiệu chung về cây sài đất

Cây Sài đất hay còn được gọi là cây Cúc nháp hoặc Húng trám. Là một loại cây thuộc họ Cúc Asteraceae, có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr. Chúng được gọi là húng trám bởi vì khi nhai cây này thì có vị như rau húng, còn có mùi giống như mùi quả trám nên được gọi là húng trám.

Giới thiệu chung về cây sài đất
Giới thiệu chung về cây sài đất

Mô tả

Sài đất là một loại cây thân thảo, thân có màu xanh và có lá dính sát vào thân và mọc đối nhau. Trên mép của lá có những răng cưa nhỏ, có lông trên hai bề mặt của lá. Đây là loại cây mọc bò trên mặt đất, khi thân mọc lan tới đâu thì rễ cũng mọc tới đó để bám trên mặt đất. Hoa của cây sài đất có màu vàng tươi và mọc thành từng cụm. Sài đất là loại cây mọc hoang, có nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta. Cây mọc trên ruộng, đường, các khu đất trống.

Sài đất có thể bắt đầu thu hoạch để làm thuốc khi cây đang ra hoa. Chúng ta có thể làm thuốc từ tất cả bộ phận trên cây, có thể dùng tươi trực tiếp hoặc đem đi sao khô.

Thành phần hóa học của cây sài đất

Thành phần hóa học của cây sài đất
Thành phần hóa học của cây sài đất

Trong Đông Y, Sài đất là một loại thảo dược có vị ngọt, hơi chua và có tính mát. Trong cây chứa các chất rất tốt cho sức khỏe như: caroten, tanin, saponin, silic, pectin, lignin…Và các hợp chất khác như: wedelolacton, dimethyl wedelolacton, nor wedelic acid…

Trong cây còn chứa khá nhiều tinh dầu, chất béo và muối vô cơ. Cây còn chứa một loại hợp chất saponin triterpen, giống với chất saponin ro có chứa ở nhân sâm…

Cây sài đất có mấy loại?

Dựa vào các đặc điểm khác nhau, người ta chia sài đất ra thành 2 loại chính.  Đó là cây sài đất hoa vàng và cây sài đất hoa trắng. Cây sài đất hoa vàng ta có thể thường xuyên bắt gặp trên đường vì cây có hoa màu vàng khá đẹp, thường dùng trồng làm cây cảnh bên đường.

Cây sài đất hoa trắng bao gồm các đặc điểm của cây sài đất nhưng có hoa màu trắng. Cây được sử dụng để chữa các bệnh rôm sảy, ngoài da hay dùng để thanh nhiệt cơ thể… Người ta có thể làm thuốc làm thuốc từ tất cả bộ phận trên cây, có thể dùng tươi trực tiếp hoặc đem đi sao khô.

Cách nhận biết cây sài đất

Chúng ta cần phân biệt sài đất với những loại cây thuộc họ Cúc gần giống nó để có thể sử dụng hiệu quả. Có rất nhiều loại cây có hình dáng gần giống với cây sài đất khiến mọi người hay bị nhầm lẫn.

Cách nhận biết cây sài đất
Cách nhận biết cây sài đất

Đây là một loại cây cũng thuộc họ Cúc, có tên khoa học gọi là Wedelia Prostrata. Hình dáng của cây khá giống sài đất nhưng có phần lá ngắn hơn và phần hoa thì mỏng và có màu nhạt hơn cây sài đất.

Đây là loại cây thân thảo, có tên khoa học gọi là Lippa Nodiflora. Cây có cành gần giống hình vuông, trên thân cây được phủ bằng một lớp lông mỏng. Chúng ta có thể phân biệt loại cây này với sài đất vì hoa của cây này có màu xanh nhạt và lá có nhiều răng cưa hơn.

Làm thế nào để trồng và chế biến sài đất?

Làm thế nào để trồng và chế biến sài đất?
Làm thế nào để trồng và chế biến sài đất?

Cách trồng và chế biến cây sài đất này khá dễ dàng. Chúng ta nên trồng và chế biến sài đất theo cách dưới đây:

Cách trồng cây sài đất

Loại cây này dễ sống và dễ chăm sóc. Bạn chỉ cần cắt một đoạn thân cây sau đó đem chôn đoạn thân cây đó xuống đất. Nên nhớ là bạn chỉ cần chôn 2 phần thân cây xuống đất là được. Nếu đoạn thân nào có rễ thì càng tốt vì chúng sẽ phát triển nhanh hơn.

Bạn có thể thu hoạch cây sau khoảng 30 ngày, khi cây đang mọc hoa. Khi thu hoạch thì thu hoạch phần thân và để lại rễ và phần thân gần rễ để cho cây mọc tiếp. Bạn có thể thu hoạch cây có chất lượng tốt nhất vào khoảng tháng 4, 5 vì lúc đó là thời kỳ cây đang ra hoa.

Cách chế biến cây sài đất

Người ta  thường dùng lá, thân, hoa của cây sài đất để làm thuốc. Bạn có thể sử dụng cả sài đất khô và tươi, tuy nhiên sử dụng sài đất tươi sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu bạn sử dụng sài đất khô thì đem cây về, sau đó phơi khô, phơi đến khi bẻ cành cảm thấy khô giòn là có thể dùng được.

Xem thêm: Cỏ nhọ nồi – Công dụng chữa bệnh và cách sử dụng

Trên đây là những thông tin và công dụng chữa bệnh của cây sài đất do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn.  Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc. Đừng ngại để lại những thắc mắc ở phần bình luận, cũng như chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *