Chúng ta thường thấy các cô gái chụp hình với một bó hoa sen cùng chiếc áo dài thướt tha, thấy qua các bức tranh vẽ, qua những ao sen rực hồng trên những chiếc lá xanh mướt, nghe nhắc qua những món ăn như gỏi ngó sen, chè hạt sen,…Ngoài ra, hoa sen còn được xem như biểu tượng của đất nước Việt Nam. Vậy bạn có biết hoa sen là gì không? Nó mang ý nghĩa như thế nào? Có nguồn gốc từ đâu?.v.v.. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hoa sen để hiểu hơn về loài hoa này nhé!
Tổng quan về Hoa sen
Thông tin cơ bản của hoa sen
Hoa sen (tiếng Phạn: padma; tiếng Nhật: renge) trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên (svayambhu). Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn.Hoa sen (tiếng Phạn: padma; tiếng Nhật: renge) trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên (svayambhu). Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn.
Đặc điểm cơ bản của hoa sen
- Cây sen là loài thực vật thủy sinh.
- Thân rễ có hình trụ, mọc thon dài và có gai tù mọc xung quanh thân.
- Thân sen ngầm dạng củ sen, hình thuôn dài, ăn được. Rễ mọc từ củ sen, có nhiều nhánh. Cuốn lá có nhiều gai, phiến lá to tròn màu xanh mướt.
- Lá sen vươn dài mọc lên trên mặt nước. Cuống lá dài, có gai nhỏ hơi tù. Phiến lá to hình khiên, đường kính toàn bộ lá tầm khoảng 60–70cm có gân toả thành hình tròn đẹp mắt.
- Đài 3–5, và có màu lục.
- Hoa sen nở rộ tỏa ra nhiều lớp cánh hoa tạo cảm giác chồng lớp đan xen. Hoa có nhiều mức độ màu từ hồng đậm đổ về trắng.
- Quả sen hay chính là hạt sen chứa một hạt không nội nhũ, có hai lá mầm dày. Chồi mầm gồm 4 lá non gập vào phía trong.
Cấu tạo của hoa sen
Hoa sen được trồng ở nước ta trong các ao đầm. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn gọi là ngó sen, dùng làm thực phẩm. Lá mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ. Phiến lá hình đĩa to, đường kính 40-70 cm, có gân tỏa tròn. Hoa to, gồm rất nhiều cánh hoa màu trắng đỏ hồng, đều, lưỡng tính, nhiều nhị, bao phấn 2 ô, mở bởi kẽ nứt dọc, trung đới mọc dài ra thành một phần trụ màu trắng gọi là hạt gạo, phần này có hương thơm dùng để ướp chè. Lá noãn nhiều và rời nhau đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược. Vòi ngắn, núm nhụy chỉ nhô lên khỏi đế hoa. Mỗi lá noãn sinh ra một quả, trong đựng một hạt, hạt không có nội nhũ. Hai lá mầm nạc dày bao bọc bởi một màng mỏng. Chồi mầm (tâm sen) mang 4 lá non gập vào trong, có diệp lục.
Nguồn gốc ý nghĩa của hoa sen
Nguồn gốc của hoa sen
Cây sen là loài thực vật hạt trần xuất hiện và phát triển sớm trên mặt đất. Nguồn gốc và sự tích đặt tên hoa sen bắt đầu từ nước Ấn Độ vào khoảng 1979, sau đó lan rộng ra Trung Quốc và vùng lục địa Á — Úc.
Nhiều người nghĩ rằng hoa sen chỉ được trồng tại các vùng thuộc Châu Á. Nhưng sự thật loài hoa này xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới, ta có thể bắt gặp hình ảnh của sen ngay tại Châu Âu, Châu Mỹ,…Tuy nhiên, tại phương Tây, sen chủ yếu được dùng với mục đích trang trí và làm đẹp. Còn ở Việt Nam, cây sen được trồng và sử dụng toàn diện lấy cả củ, ngó, hoa, hạt,…
Tại nước ta, cây sen chủ yếu được trồng nhiều tại các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp,…
Ý nghĩa của hoa sen
Chỉ duy nhất loài sen mới hội tụ đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý, là ý nghĩa về âm dương ngũ hành và sức vươn dậy của một ý chí sống mãnh liệt như dân tộc Việt.
Hoa sen từ lâu đã được biết tới là loài hoa thanh khiết có ý nghĩa truyền thống lâu đời ở phương Đông. Sen mọc và lớn lên giữa bùn lầy nhưng không hề vì bùn mà bị ô nhiễm, vấy bẩn. Chính vì đặc trưng này mà người đời hay ví kẻ quân tử với cốt cách của hoa sen, tồn tại giữa cuộc đời vạn biến nhưng đã vượt thoát khỏi dục vọng, tham lam để tỏa lên khí chất tốt đẹp.
Nhắc tới hoa sen người ta còn thường nghĩ đến sự thanh tịnh của chốn tâm linh. Đây là loài hoa của Phật, thường được dâng lên thờ cúng các đấng thần linh.
Ý nghĩa của sen còn là biểu tượng của sự cao cả, yêu thương. Vì sống với Phật nên màu sen được ví như màu của đức hạnh, từ bi, trí tuệ. Đó còn là màu của sự thanh khiết nơi tâm hồn thể hiện những phẩm chất thánh thiện, tinh khôi nhất xuất phát từ lòng yêu thương, nhân ái, khoan dung và cao thượng của kiếp người.
Bên cạnh những ý nghĩa về mặt biểu tượng, tinh thần đó, hoa sen còn mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Một số công dụng có thể kể ra như: hạt sen làm dịu dạ dày, tâm sen giúp chữa mất ngủ, củ sen hỗ trợ làm giảm đường huyết và cholesterol, trà hoa sen giúp trị mụn, đẹp da,…
Hoa Sen là loài hoa mộc mạc, bình dị nhưng lại rất thanh cao, thiêng liêng… Đây là quốc hoa của người Việt vì nó tượng trưng cho tính cách và văn hóa dân tộc: kín đáo, dịu dàng, thanh tao. Người ta thường nói:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Chỉ một câu nói đơn giản thôi đã làm toát lên vẻ đẹp vẻ thanh cao của hoa sen. Nhưng hoa sen đâu chỉ đẹp không nó còn mang một ý nghĩa sâu sắc nữa.
Phân loại hoa sen tại Việt Nam
Hoa sen hồng
Sen (tên khoa học: Nelumbo nucifera), còn gọi là là sen hồng, là một loài thực vật thuỷ sinh thân thảo sống lâu năm thuộc chi sen.
Sen hồng là một loại cây thủy sinh sống lâu năm, thường phát triển ở nơi có nhiều nước. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông Nin ở Ai Cập. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu. Ngày nay, nó là hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu Á và Australia. Hoa sen hồng là quốc hoa của Việt Nam và Ấn Độ.
Hoa sen hồng: Đây là hoa sen tối cao và được coi là hoa sen đích thực của Đức Phật.
Hoa sen hồng: Hoa sen này tượng trưng cho trái tim và ý nghĩa của nó có liên quan đến tình yêu và từ bi. Hoa sen cũng chính là biểu tượng của sự hoàn hảo, thuần khiết, tượng trưng cho bản chất nguyên nguyên thủy của trái tim.
Hoa sen trắng
Sen trắng, tên khoa học Nelumbo lutea, còn gọi là sen Mỹ hay sen vàng, là một loài thực vật có hoa trong họ Sen.
Mỗi khi nói đến phật giáo, mọi người thường liên tưởng đến một loài hoa bình dị, thanh cao và thoát tục sống trong ao hồ, đó chính là Hoa Sen. Và Hoa Sen Trắng là loài hoa thật dễ thương và mang đầy giá trị minh triết phật giáo đối với nhân sinh, như hai câu thơ mộc mạc, thắm đượm triết lý trong nhân cách sống cao thượng của đạo làm người:
Sống đời đức hạnh thanh cao
Như hoa sen trắng đẹp màu yêu thương!
Hoa sen trắng bình dị, thanh cao, thuần khiết và mang trong đó phong thái tôn nghiêm và tươi thắm. Nhìn hoa sen trắng lay động trong nắng mai, màu trắng của hoa mang đến cho người sự nhẹ nhàng, thanh thoát, cùng với dáng vẻ khoan thai, bình yên. Vào những mùa trăng, ánh sáng lung linh của ánh trăng vàng đã tô điểm cho cánh hoa sen trắng sáng ngời một vẻ đẹp giải thoát đầy an lạc giữa muôn vì sao lấp lánh trên bầu trời xa thẳm.
Hoa sen xanh
Hoa sen xanh là biểu tượng của tự do, bình đẳng, bác ái. Là biểu tượng tối tôn của tin thần nhân bản, đạo làm người, sự kiên trung bất khuất và là sự thuần hóa của linh hồn đối với cảm xúc.
Hoa sen xanh thực chất là hoa sen trắng, vốn có màu hồng nhưng rất nhạt, phần cánh dưới của nó có màu trắng,phần ngọn thì có màu hồng rất nhạt
- Hoa sen xanh là biểu tượng của tự do, bình đẳng, bác ái
- Là hình ảnh trực quan của sự trong sạch, thanh cao, thoát tục, sức mạnh chiến thắng ham muốn, si nê , lầm lũi,…
- Là hoa của tất cả các loài hoa, tính con người trong con người, là sự thuần hóa của linh hồn đối với cảm xúc
- Là biểu tượng tối tôn của tin thần nhân bản, đạo làm người, sự kiên trung bất khuất,…
- Là một ví vụ rõ ràng nhất, sáng tỏ nhất cho cảnh giới duyên dung bất sinh cùng bất diệt,…
Công dụng của hoa sen đối với đời sống
Giảm cholesterol
Trà lá sen và trà hoa sen rất tốt cho việc giảm lượng cholesterol trong máu thông qua việc ngăn chặn hấp thu chất béo.
Kiểm soát đường huyết
Lá sen giúp lượng đường trong máu được điều hòa ở mức ổn định, chống tăng đường huyết và rối loạn lipid máu người bệnh tiểu đường.
Giảm mỡ trong máu
Lá sen chứa nhiều chất có tác dụng loại bỏ bớt lượng mỡ trong máu như tanin, alcaloid, nuciferin, vitamin C, các axit citric, tartric, succinic…
Giảm căng thẳng
Mỗi ngày uống vài tách trà hoa sen là một trong những cách tốt nhất giúp bạn thư giãn, an thần, hết lo lắng và đem lại cảm giác yên bình.
Chống ợ chua
Trà lá sen và trà hoa sen làm giảm axit trong dạ dày khi lượng axit tăng cao, giúp mau lành các vết loét trong dạ dày.
Hạ huyết áp
Thay vì dùng thuốc hạ huyết áp, bạn nên dùng trà lá sen sẽ thấy hiệu quả và an toàn hơn.
Cải thiện khả năng sinh sản
Dùng trà sen thường xuyên giúp phái mạnh chữa chứng xuất tinh sớm, và phái đẹp sẽ thấy những ngày “đèn đỏ” không còn là nỗi ám ảnh mà trở nên nhẹ nhàng hơn. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai tạm ngưng uống trà lá sen sẽ tốt hơn.
Giải nhiệt
Theo y học Trung Hoa, trà sen giúp giải nhiệt và trị các bệnh mùa hè, làm mát các cơ quan nội tạng.
Làm đẹp da
Theo quan điểm y học Ayurvedic của người Ấn (hệ thống sử dụng nguyên lý vốn có của tự nhiên để giúp ích cho việc duy trì sức khỏe của con người), hoa sen được nghiền thành bột nhão, đắp lên da có tác dụng nuôi dưỡng, tái tạo tế bào da làm làn da luôn trẻ trung, mịn màng. Tinh dầu hoa sen làm cho cơ thể sản xuất melanin nhiều hơn, giúp bảo vệ da khỏi tác hại tia nắng mặt trời.
Ngừa ung thư
Hoa sen có chứa lượng lớn vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư và các bệnh nguy hiểm khác như: tim mạch, đột quỵ.
Chữa thiếu máu
Cánh hoa sen chứa nhiều thành phần rất công hiệu trong việc tái tạo tế bào máu. Do đó dùng hoa sen làm thuốc, làm thực phẩm chữa thiếu máu hữu hiệu.
Xương chắc khỏe
Phốt pho trong hoa sen là yếu tốt quan trọng giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương đối với người lớn tuổi.
Ngừa bệnh tim
Lá sen chứa chất chống oxy hóa làm tăng lưu lượng máu đến tim và giảm huyết áp.
Chống viêm
Trà lá sen là dược liệu tuyệt vời chống viêm, mẩn đỏ, sưng, đau. Khi bị thương, bạn có thể dùng một nhúm trà lá sen cầm máu rất hiệu quả.
Giảm cân
Việc dùng thường xuyên trà lá sen sẽ đem lại cho bạn vóc dáng thon thả. Lá sen chứa L – Carotene làm tăng sự trao đổi chất đồng thời ngăn chặn hấp thụ tinh bột và chất béo.
Chống nấm và kháng khuẩn
Giã nhuyễn lá sen đắp lên vùng da bị nấm, viêm có tác dụng mau lành da, diệt nấm.
Tăng cường miễn dịch
Hoa sen có chứa nhiều Acid linoleic – chất quan trọng ngăn ngừa bệnh tim, tiểu đường, ung thư, viêm khớp, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Chống oxy hóa
Lá sen và hoa sen chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như: nuciferine, lotusine, demethyl coclaurine neferin, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư, duy trì sự trẻ trung của cơ thể.
Làm se
Trà lá sen có chất làm se ngăn chặn chảy máu bên trong, điều trị đi tiểu ra máu, đi cầu ra máu…
Loại bỏ chất nhầy
Nếu bạn thường gặp các vấn liên quan đến đường hô hấp, cảm lạnh, viêm xoang thì nên dùng trà lá sen vì nó có tác dụng loại bỏ chất nhầy gây hại ra khỏi cơ thể.
Kỹ thuật trồng sen
Kỹ thuật trồng cây sen lấy củ
Giống cho củ thường phần rễ có 3-4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp.
1. Nhân giống – Nhân giống vô tính từ củ
Đây là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng nhất nhằm giữ được các đặc tính của cây giống ban đầu. Nguồn củ giống được lấy từ vụ trước hoặc những hồ sen chuyên sản xuất giống. Củ giống có ít nhất 2 lóng, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15o. Củ sen càng lớn càng cho cây mạnh.
Điều cần lưu ý là củ sen không thể trồng ngay sau vừa thu hoạch. Phải mất ít nhất 3 tháng củ mới có thể nẩy mầm, nếu trồng ngay phải xử lý bằng nước nóng.
Tại Đồng Tháp, phần lớn sen trồng bằng cách tách ngó từ bụi sen đem cấy với mật độ hàng cách hàng 2,5-3m, cây cách cây 2-2,5 m, kỹ thuật này cho phép bắt đầu thu hoạch gương sau 4 tháng.
2. Chuẩn bị đất
Thiết kế hồ rất quan trọng trong sản xuất sen vì khi đã thiết kế rất khó thay đổi. Vì vậy cần quan tâm đến thiết để thuận tiện cho sản xuất, thuận tiện cho việc bơm và giữ nước. Hồ sâu thích hợp ở đất có địa hình cao, nếu địa hình thấp cần có bờ bao giữ nước.
Đáy hồ cần được bằng phẳng, có lớp sét giữ nước. Tuy nhiên nhiên nếu sét quá nặng sẽ khó thu hoạch củ sen sau này. Lớp đất mặt tơi xốp rất cần thiết và độ dầy của nó tùy thuộc vào loại giống. Có thể tiến hành bón vôi, nhất là đối với đất phèn.
3. Các nhu cầu về môi trường của cây sen
- Đất
Đất có tác dụng giúp rễ cây bám vào và phát triển, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, ổn định pH. Để thuận tiện cho cây sen phát triển và thu hoạch, nhất là theo hướng củ, đất cần có một số đặc tính nhất định như hơi không ngấm nước để củ sen có màu trắng kem.
Cấu trúc lớp đất mặt phải mịn để tránh củ bị trầy xướt. Trong môi trường nước, khi đánh bùn, tác động của trọng lực, những hạt đất có kích thước to mằm dưới, hạt nhỏ nằm trên góp phần làm củ không bị biến dạng. Đất thịt pha sét phù hợp cho củ sen nhất.
Đất không thích hợp cho sen bao gồm đất sét nặng rất khó cho rễ phát triển và thu hoạch củ. Tương tự đất cát cũng làm thu hoạch khó khăn do bản chất di động và trọng lượng cao của cát, nó không mang nhiều chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng củ.
Đất chứa chất hữu cơ từ nguồn không xác định cũng không phù hợp. Chúng có thể làm nước bị mặn, hay chứa các chất rắn có thể làm tổn thương củ. Hơn nữa các hạt chất hữu cơ có thể lớn hơn hạt đất. Chất hữu cơ phù hợp phải là phân chuồng ủ với các chất độn có tỷ lệ N/C cao đã hoai mục, nó giúp cho đất giữ được các chất dinh dưỡng, cấu trúc đất tơi xốp và gíup đất ngấm nước nhẹ. Các nghiên cứu cho thấy kích thước hạt và tính thấm có ảnh hưởng đến phẩm chất củ .
Chất hữu cơ phải bón khi đất khô, tốt nhất là trước khi trồng. Nếu củ giống đã hết miên trạng thì chất hữu cơ tốt nhất là bón trên mặt hơn là trộn trong đất. Nếu củ sen chưa hết miên trạng thì nhiệt độ cao của chất hữu cơ sẽ kích thích sen nảy mầm.
Chở đất tốt từ nơi khác đến được thực hiện rất tốn kém, tuy nhiên sẽ thích hợp cho canh tác sen trong lâu dài.
- Thời tiết
Cây sen cần nhiệt độ ấm của vùng nhiệt đới, bình quân là 25 oC. Sen không tăng trưởng ở vùng bị sương giá do nó rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên củ sen có đặc tính miên trạng qua đông nhằm gíup sen tồn tại.
Do đó thời vụ trồng sen cần bố trí trong mùa nắng, lúc ngày dài. Việc phân hóa củ bị kích thích khi gặp ánh sáng giảm và nhiệt độ thấp tại Đồng Tháp, sen đuợc trồng vào 2 thời vụ chính gồm :
– Vụ Đông xuân: trồng vào tháng 12 đến tháng 1 dương lịch
– Vụ Hè thu: trồng vào tháng 5 đến tháng 6 dương lịch. Đây là mùa tốt để sen phát triển.
- Chất lượng nước
Chất lượng nước rất quan trọng để sen tăng trưởng tốt. Nhiệt độ nước thích hợp và nước phải trong. Nước cũng là yếu tố giới hạn ở các vùng ven biển của nhiều nước. Ngay cả nước có mưa biến đổi theo mùa. Vùng phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước bơm và đất không thích hợp bị ngập như đất mặn hay đất bạc màu.
pH đất biến động không lớn ở các nước trồng sen châu Á, sen có thể thích nghi tốt với biến động của pH đất. pH thích hợp nhất là 6-6,5.
Độ sâu thích hợp nhất là 20cm, khi mới gieo chỉ cần 5 cm. Thay đổi độ sâu sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ nước. Độ sâu càng tăng, tính giữ nhiệt càng kéo dài. Việc tăng độ sâu của nước sẽ giúp không chế bệnh thối củ do Nấm Fusarium oxysporum pv nelumbicola do nấm này cần oxygen. Nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến phát triển bộ rễ vì việc vận chuyển không khí từ lá qua hệ thống vận chuyển khí gặp trở ngại. Việc hình thành củ cũng bị kích thích khi thiếu nước. Cây không bị thiếu nước sẽ không có dấu hiệu hình thành củ và tiếp tục giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Do đó nông dân cần tạo sự thiếu nước để kích thích hình thành củ, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường.
Cây sen có thể chịu được nồng độ muối nhất định. Những khảo nghiệm bước đầu cho thấy thành phần natri trong muối bị thay thế bởi ion kali ở nồng độ thấp, mở triển vọng trồng sen ở những nơi bị nhiễm mặn. Nồng độ muối được thể hiện qua độ dẫn điện EC, cây sen chịu được EC 2,8-3,1 mS cm. Lá non bắt đầu bị vàng khi EC 3,2-3,5 mS cm, tăng trưởng ngừng lại.
4. Kỹ thuật canh tác
- Đặt hom
Đặt hom củ khi nhiệt độ nóng ấm, hom được đạt theo hàng, hàng cách hàng 2-3m, cây cách cây 1,2-3m, khoảng cách này thay đổi theo giống và điều kiện canh tác. Cây cách bờ hồ 1-2 m.
Lượng hom giống cần thiết phụ thuộc vào khoảng cách trồng. Với mật độ 1,2 x 2m ước lượng cần 4000 hom. Trái lại, những nông dân mới cần mua hom giống hoặc dành riêng một diện tích đất để nhân giống liên tiếp trong 2 vụ. Việc du nhập hom giống rất tốn kém do phải qua khâu kiểm dịch, khảo nghiệm tính thích nghi trước khi phóng thích.
- Dinh dưỡng và biểu hiện thiếu dinh dưỡng
Bón phân phải dựa trên phân tích đất, lá sen ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Lượng dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi loại đất và các biện pháp canh tác trước đó. Phân tích đất sẽ phát hiện các dưỡng chất bị thiếu, dư thừa, pH và các chỉ dẫn cần thiết. Nông dân đối chiếu giữa kết quả phân tích đất và lá , quan sát màu sắc lá để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp.
Lượng phân bón phải căn cứ vào thành phần các chất dễ tiêu trong đất, khả năng độn và khả năng trao đổi cation CEC. Đất có CEC cao sẽ giữ các cation trong đất cao, cho phép cung cấp các chất dinh dưỡng đều đặc cho cây. CEC thấp sẽ không có khả năng kềm giữ chất dinh dưỡng do phần lớn chúng nằm trong do đó đất, khi bón phân cần cẩn thận vì dễ gây ngộ độ.
* Bón phân
Phân bón được chia 4-5 lần:
Lần đầu bón lót ¼ lượng phân đạm và kali, ½ lượng phân lân và các loại phân trung vi lượng. Nên dùng máy xới vùi phân vào trong đất sau khi rút nước ra, nếu diện tích nhỏ cào bằng tran.
Bón thúc lần thứ nhất 2 tháng sau khi cấy, ¼ lượng đạm và kali
Bón thúc lần thứ hai 3,5 tháng sau khi cấy, ¼ lượng kali, toàn bộ phân đạm, lân và các loại phân trung vi lượng khác.
Bón thúc lần thứ ba ¼ lượng kali còn lại. Vào giai đoạn này cây phát triển củ nên rất cần kali, ít cần phân đạm.
*Triệu chứng thiếu dinh dưỡng
Thiếu đạm: sen có nhu cầu đạm rất lớn vào giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng. Triệu chứng thiếu đạm xuất hiện trên lá già, phiến lá chuyển sang màu vàng do đạm từ lá già chuyển sang nuôi đỉnh sinh trưởng. Sau đó lá khô nhanh chóng. Thiếu đạm trầm trọng sẽ làm cây lùn lại. Tuy nhiên bón nhiều phân đạm, đặc biệt lúc hình thành củ sẽ kích thích phát triển thân ngầm hơn là củ. Ngộ độc phân đạm phiến lá bị cháy tạo vết hình tròn ở giữa 2 gân lá, nơi trao đổi khí xãy ra.
Thiếu lân: sen rất nhạy cãm với phân lân. Thiếu lân lá có biểu hiện màu xanh đậm có những vệt tím (anthocyanosis) trên lá non. Khi thiếu trầm trọng lá sẽ chuyển sang màu tím hòan toàn, gân lá chuyển sang màu xám đen và khô, cây tăng trưởng rất chậm. Thừa lân lá non bị biến dạng, không bung ra được.
Thiếu kali: sen có nhu cầu kali rất lớn vào giai đoạn trổ hoa và hình thành củ. Biểu hiện đầu tiên trên là những vệt vàng chạy dọc theo gân lá già. Vệt vàng ngày càng lan rộng sau đó chuyển sang màu nâu.
Thiếu ma-nhê (mg): triệu chứng xuất hiện trên lá già, có những đốm vàng giữa 2 gân lá, do Mg di chuyển sang đỉnh sinh trưởng. Thiếu trầm trọng vệt vàng sẽ lan rộng ra cả phiến lá.
Thiếu calci: thiếu calci có triệu chứng tương tự như thiếu ma-nhê, những đốm vàng xuất hiện trên lá già, sau đó chuyển sang màu Cam. Có khác là lá dòn dễ vỡ
Quản lý dịch hại
Thật khó đưa ra một khuyến cáo về chế độ phun nông dược hoặc hoàn toàn không sử dụng thuốc đối với cây sen trong một giai đoạn nhất định. Hơn nữa có một số loại thuốc gốc dầu lại độc đối với cây. Chỉ khuyến cáo nông dân quan tâm đến sâu xanh và rệp chích hút. Tốt nhất là nông dân nên xịt thử thuốc ở các nồng độ khác nhau để xem ảnh hưởng của nó đối với sâu hại và sen. Định hướng phần trừ dịch hại đối với cây sen là xác định ngưởng kinh tế để tránh gây thất thu trong từng thời kỳ, cần cân nhắc trong việc phun một loại thuốc đăïc hiệu khi dịch hại xuất hiện sớm. Trong đó không bỏ qua việc sử dụng bẩy dính thu hút rệp chích hút và bẩy chua ngọt hoặc pheromone thu hút bướm sâu xanh.
Việc thả nuôi cá trên các ruộng sen cũng góp phần hạn chế phát triển của một số sâu hại. Tuy nhiên ảnh hưởng của phân bón đối với cá và chất lượng nước chưa được hiểu biết tường tận, nhiều loại nông dược cũng rất ảnh hưởng đến cá.
* Sâu hại
Đối tượng gây hại sen quan trọng nhất ở châu Á là sâu xanh Heliothis sp. Sâu non tấn công lá chỉ vài ngày sau khi cấy. Lúc đầu lá chỉ bị ăn vài lỗ, nhưng khi sâu lớn lá chỉ còn trơ gân, sau đó sâu đục bông và gương sen. Sâu kháng thuốc rất nhanh, nên xịt sớm với loại thuốc Bacillus thuringiensis vì khi sâu lớn vi khuẩn này không phá hủy được hệ thống tiêu hóa. Những gốc thuốc còn hiệu quả là carparyl, pyrethoid và rotenon. Pheromone cũng rất hiệu quả trong thu hút thành trùng nhưng để hạn chế sâu chưa biết rõ.
Rất nhiều loại rệp chích hút tấn công sen, gần thiệt hại đáng kể. Cây mận và xê-ry là ký chủ trung gian của các loại rệp chích hút này. Nhện đỏ cũng rất phổ biến, để lại các vết chích màu vàng trên lá, trị bằng các loại thuốc đặc hiệu như Admire, Confidor, dầu DC plus.
Bướm sâu vẽ bùa Cricotopus ornatus đẻ trứng trên lá, sau đó sâu non đục vào phiến lá, chừa gân lá. Diệt bằng Padan hay B. thuringiensis.
* Bệnh hại
Phổ biến là bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii. Chúng tạo những vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng. Bệnh sọc virus do rhabdovirus tạo những sọc vàng trên thân và củ, trên lá có những đốm vàng.
Bệnh thối thân do nấm Phythophthora rất phổ biến. Bệnh làm đỉnh sinh trưởng và thân bị thối đen, lây lan rất nhanh trong hồ, triệu chứng ban đầu là lá bị vàng úa cả lá, sau đó khô đi rất nhanh. Mô bị thối đen, bầy nhầy có mùi thối ngay cả rễ vẫn phát triển tốt. Khi hồ bị bệnh, nhổ các sen mắc bệnh đem đốt, hạ mực nước và bón sulphat đồng. Nếu bệnh vẫn tiếp tục lây lan phải khử trùng cả hồ bằng sodium hypochloride.
Bệnh thối củ do nấm Fusarium oxysporum sp nelumbicola và Pythium elongatum. Cả 2 loại nấm này đều tồn tại rất lâu trong đất. Bệnh thường bộc phát khi nhiệt độ cao, ít mưa. Nếu ruộng bị bệnh thì trong mùa tới chọn loại cây trồng khác để canh tác.
5.Thu hoạch
Đối với giống thu hoạch củ, nhổ sen để lấy củ đòi hỏi tốn nhiều công lao động, trong quá trình nhổ, khó tránh làm củ không bị tổn thương. Trở ngại lớn hiện nay của các nước trồng sen lấy củ trên thế giới là không có máy thu hoạch củ sen.
Thông thường, thu hoạch củ sen khi nhiệt độ thấp, ngày ngắn, thân sen khô, củ sen bắt đầu miên trạng. Điều này cho phép cây sen hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng để tập trung nuôi củ. Ngoài ra có thể kích thích tạo củ bằng cách rút khô nước.
Để thu hoạch củ sen, trước tiên cần tháo cạn nước ra, sau đó nhổ bằng tay hoặc dùng đinh ba nạy gốc.
Kỹ thuật trông sen lấy hạt
rồng sen lấy hạt cây giống mang đi trồng cần phải đạt tiêu chuẩn là có 2 lá mập khỏe, có đường kính là lớn. Cây không bị dập lá hoặc bị gãy cọng, gãy thân, phần thân còn gọi lá ngó. Đảm bảo được các yếu tố này thì tỷ lệ sống của cây càng cao hơn nữa, chọn lọc và bảo quản càng tốt thì khi mang đi trồng tỷ lệ sống của cây cao.
Kỹ thuật trồng sen: Sau khi nhổ cây con từ ruộng sen cần phải được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Không tạo bức xạ khiến cho cây khô héo. Mang cây cấy ra ruộng, phần ruộng đất đã được cày bữa kỹ trước đó nhầm tránh gãy ngó, cũng không nên trồng sâu quá vì như vậy cây sẽ lâu bén. Cũng càng không nên cày quá nông vì như vậy cây dễ bị nổi lềnh bềnh lên trên, khoảng cách trồng của cây 2mx2m và mật độ trồng là 2.500 cây/ 1ha.
Bạn nên khống chế mực nước bên trong ruộng từ 20-25 cm trong thời gian trồng mới như vậy sẽ giúp cho cây nhanh chóng bén rễ. Thời gian trồng sau 10 ngày theo dõi và trồng dặm vào vị trí những cây đã chết, chờ đến khi nào mực nước tăng dần và khống chế để cây ngập ở mực nước 40-50cm là được.
Bón phân
Bón phân là công đoạn không thể nào thiếu trong suốt quá trình trồng và chăm sóc, số lượng phân bón sử dụng cho cây là 1ha/ 1 mùa vụ. Lượng phân bón cho 1ha đơn vị diện tích supe lân 400kg, DAP: 500kg, NPK 16-16-8: 300kg chia ra làm nhiều lần bón.
kỹ thuật trồng sen lấy hạt
+ Bón lót giai đoạn làm đất là 400kg super lân.
+ Thực hiện bón thúc lần 1 sau khi trồng 15 ngày 50kg DAP.
+ Thực hiện bón thúc lần 2 sau khi trồng 30 ngày 50kg DAP.
+ Thực hiện bón thúc lần 3 sau khi trồng 45 ngày 50kg DAP.
+ Thực hiện bón thúc lần 4 sau khi trồng 50 ngày 50kg DAP.
+ Thực hiện bón thúc lần 5 sau khi trồng 15 ngày 50kg DAP, 50kg NPK.
Khi bón phân nên thây nước và nên khống nước để cây ở mực nước tốt nhất.
Sâu bệnh
Giai đoạn trước khi ra hoa cây thường bị nhện đỏ và bọ trỉ tấn công gây hại, chúng thường xuất hiện và bám lên trên cuống lá hoa. Chúng chích hút làm cho lá bị nhăn nheo và teo lại, trường hợp cây bị bệnh nặng hơn nữa chính là tình trạng khô lá, khô hoa. Năng suất bị giảm mạnh một cách đáng kể, với trường hợp này nên sử dụng thuốc hóa học Trebon được pha với nồng độ 20cc/ bình/ 8 lít phun bên dưới lá và mặt dưới bông.
Sen thường bị sâu tấn công gây hại, một số loại sâu ăn tạp tấn công gây hại trên lá thường đẻ trứng. Sâu non khi mới nở thường tập trung trên 1-2 lá chúng ăn phần thìa lá, sự xuất hiện của sâu non rất dễ nhận diện. Trong lúc thu hoạch nếu bạn phát hiện ra sâu non thì giết chúng ngay bằng tay, trường hợp sâu ăn lá phát sinh mạnh thì nên xử lý bằng thuốc hóa học Sherpa.Decis dung tích 10cc/bình/8 lít. Vào giai đoạn cây sắp bước vào thu hoạch thì nên hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học.
Thu hoạch
Thành quả của quá trình trồng và chăm sóc sen chính là thu hoạch, khi sen già bên trên đỉnh hạt sẽ có màu đen. Ngay phần cuống của gương sen sẽ có màu hồng, bạn nên thu hoạch 2 ngày/ lần và để hạn chế hái sót vì những hạn sen hái sót thu hoạch vào lần sau chúng bị quá lứa mà hạt sen lại già rất nhanh khó khăn cho công đoạn chế biến.
Khi thu hoạch trái cũng nên kết hợp loại bỏ lá ở ngay vị trí cuống để cây nhanh chóng phát triển ra lá mới, còn lá đã thu hoạch thì trở nên vô hiệu. Nếu lá này phát triển tiếp chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng lẫn ánh sáng với lá khác như vật sẽ ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.
Kỹ thuật trồng sen trong chậu
Sen trồng chậu được sử dụng trang trí cảnh quan ngoại thất, sân vườn. Ngoài các giống sen bản xứ có màu trắng, hồng ( giống màu hồng đậm xuất xứ từ Đồng Tháp được ưa chuộng với trồng làm cản), hiện nay thị trường còn có thêm các giống nhập nội với nhiều màu và kích thước nhỏ, gọi là sen mini.
Xử lý hạt giống
– Chọn hạt tròn đều, to, mẩy. Dùng dao bén, cắt phần vỏ cứng ở phần đầu hạt sen ( phần đầu có vết lõm vào nhỏ).
Lưu ý thao tác cắt thật chậm rãi, cẩn thận, không được để tổn thương phần nhân trắng bên trong, chỉ cắt lớp vỏ cứng ở phía đầu để hạt dễ nẩy mầm.
– Ngâm hạt đã cắt phần vỏ vào trong nước ( nước phải ngập hết hạt). Mỗi ngày thay nước 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi mầm dài 12 cm tiến hành trồng ra chậu.
Kỹ thuật trồng sen
- Thời vụ
– Trồng sen làm cảnh có thể gieo trồng quanh năm. Có 2 vụ trồng sen chính là vụ Đông xuân, vào tháng 12 đến tháng 01(dương lịch) và vụ Hè thu,từ tháng 5 đến tháng 7. Nhưng thời gian trồng tốt nhất nên vào mùa Xuân – hè.
- Chuẩn bị vật liệu, chất trồng
– Chọn chậu có đường kính 30cm trở lên, gieo số hạt tùy vào kích thước chậu, trung bình chậu với kích thước 30cm gieo 1 hạt.
– Chất trồng có thể là đất sét pha với đất cát bùn theo tỷ lệ 2:1; đất thịt giàu dinh dưỡng, cũng có thể lấy bùn trực tiếp từ đầm lầy hoặc ruộng về để trồng. Nếu không có đất bùn có thể thay thế bằng đất sạch mua tứ các cửa hàng.
- Trồng hạt vào chậu
– Cho đất trồng đã chuẩn bị vào ½ chậu, đổ nước vào chậu rồi khuấy đều hỗn hợp. để khoảng 2-3 ngày cho bùn lắng xuống đáy chậu. Đổ bớt nước ra khỏi chậu, chừa lại lượng nước cao hơn lượng đất khoảng 10cm
Cách chăm sóc hoa sen
Đặt chậu sen ở vị trí thoáng, nhiều nắng và bổ sung nước hàng ngày. Bạn tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối, không tưới khi đang nắng gắt. Bạn đổ nhẹ nước vào chậu, không để đọng hạt nước trên mặt lá. – Nếu nước máy có chất khử trùng thì để trong chậu trước một ngày rồi mới tưới cho sen.
Cây sen cho hoa vào khoảng mùa hè và sẽ bị “chết dần” vào cuối năm, bởi thế mà khi sen “chết” hãy cắt toàn bộ phần thân của chúng và chỉ để lại khoảng 10cm trên của củ sen thôi nhé, để như thế đến mùa hè sang năm khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên cây sẽ mọc trở lại và bắt đầu chu kỳ của mình.
Hoa sen sẽ sống được khoảng từ 3 – 5 ngày sau đó sẽ tàn nên trong thời gian hoa nở bạn nên để ý chăm chút cho chúng cẩn thận, vào thời điểm nắng quá gắt thì có thể sử dụng mái che để che lại giúp hoa không bị héo và chơi được lâu hơn.
Ngoài ra, để cây hoa sen mang lại nét đẹp nhất thì hãy loại bỏ những bông hoa tàn và lá héo, hãy cắt sát xuống tận gốc để đảm bảo tính thẩm mỹ của cây nhé.
Nếu trồng sen trong chậu thì hãy lưu ý đến lượng nước và chất dinh dưỡng, đồng thời nên đặt cây ở vị trí khuất gió để không làm gãy cành lá, hoa khi gió quá lớn.
Pingback: Ý Nghĩa Của Hoa Sen – Loài Hoa Của Của Phật, Của Lòng Từ Bi - Báo Khuyến Nông