Hoa Hồng Cổ Văn Khôi – Loài hoa quý phái, sang chảnh

Nhiều người yêu thích hoa hồng ngại trồng các giống nhập ngoại và muốn lựa chọn cho mình một giống hồng bản địa khỏe mạnh, tuyệt đẹp và họ đã tìm đến hồng Văn Khôi. Loài hoa nổi tiếng này từ xa xưa đã được tuyển chọn để khoe sắc trong các vườn thượng uyển nơi cung vua, phủ chúa. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao giống hoa hồng này lại có những vị thế đáng ngưỡng mộ ấy nhé!

Hoa hồng cổ văn khôi là gì ?

Ngày xưa, hồng Văn Khôi chỉ có ở Cung đình Huế qua thú thưởng hoa tao nhã của vua chúa, nên Văn Khôi có tên hồng cung phủ, và trở thành quốc hoa thời đó. Còn theo tiếng Hán : “văn” chỉ ngôn ngữ viết, thơ văn hoặc những đường nét tinh vi; “khôi” là để mô tả những điều tinh tế, thuần khiết, tinh khôi. Văn Khôi mang đến vẻ đẹp thanh tao, sang trọng và kiêu sa. Sau đó, hồng cung phủ được người dân bản địa mang đi trồng ở nhiều nơi nên hiện nay chúng đã có mặt ở mọi miền tổ quốc.

Hiện nay hoa hồng nhập ngoại từ nhiều nơi trên thế giới: Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Phi… đã được du nhập vào Việt Nam tạo nên những cơn sốt cho người yêu hoa.

Tuy nhiên một giống hồng là loài bản địa của Việt Nam, có tên Văn Khôi vẫn làm nên những kỷ lục đặc biệt bởi vẻ đẹp yêu kiều và giá trị mà nó mang lại.

Hoa Hồng Cổ Văn Khôi
Hoa Hồng Cổ Văn Khôi

Đặc điểm Hoa hồng cổ văn khôi

Hồng Văn Khôi thuộc loại hồng bụi, sống lâu năm, phân nhiều cành nhánh. Trên thân có lông và gai. Lá hồng hình bầu dục thuôn dài, màu xanh khỏe khoắn, lá có răng cưa ngắn và thưa.

Hồng Văn Khôi có hình dáng tuyệt đẹp với màu phấn hồng dịu dàng, những cánh hoa ở tâm xếp cuộn xoáy hình hoa thị đầy ma mị, những cánh hoa rìa ngoài bung tỏa bồng bềnh ôm gọn lấy tâm hoa rất nghệ thuật. Rìa cánh hoa lượn sóng mềm mại rất đáng yêu.

Đặc điểm Hoa hồng cổ văn khôi
Đặc điểm Hoa hồng cổ văn khôi

Hồng Văn Khôi không chỉ đẹp mà còn rất to, đường kính hoa khi nở căng có thể bằng cái bát ăn cơm, càng ngắm càng đã. Hương thơm dịu dàng lan tỏa khiến lòng người càng ngây ngất, chìm đắm trong hương sắc mỹ miều, không hổ danh là loài hoa vương giả ở xứ Hoàng Cung. Số lượng cánh hoa đạt tới 40-50 lớp tạo cho bông hoa vẻ đẹp cuốn hút. Hoa mọc đơn bông nhưng rất sai, nổi bật trên nền lá xanh bóng.  Hoa nở rộ vào mùa xuân, mùa thu đặc biệt là dịp tết đến. Hồng Văn Khôi càng già càng sai hoa.

Sau khi hoa nở, đế hoa sẽ dầy lên rồi thành quả dạng bế, bên trong chứa hạt nhỏ.

Lợi ích và ứng dụng Hồng vân khôi

Từ xa xưa trên thế giới hoa hồng đã mang trong mình những sứ mệnh cao cả: tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp, sự tươi trẻ, niềm vui, sự tốt lành, tình hữu nghị, và hòa bình.  Cây hoa hồng Văn Khôi có vẻ đẹp viên mãn, đầy đặn, tươi sáng tượng trưnng cho sự thịnh vượng, vương giả.

Lợi ích và ứng dụng Hồng vân khôi
Lợi ích và ứng dụng Hồng vân khôi

Ở Việt Nam, mỗi ngày Lễ Vu Lan, hoa hồng thường được dùng làm biểu tượng để ghi nhớ công ơn cha mẹ đã khuất và vinh danh những người còn sống.

Ở những ngôi biệt thự, một cây hồng cổ Văn Khôi làm tôn lên vẻ đẹp sang trọng, kiêu sa.

Hoa hồng Văn Khôi với vẻ đẹp viên mãn cũng được ưa chuộng làm hoa cưới cô dâu, trang trí bàn tiệc.

Hương thơm dịu dàng của hồng Văn Khôi còn được chiết xuất nước hoa, làm thảo dược hoặc lấy cánh hoa cho vào nước tắm, nước xông hơi đem đếm cảm giác thư thái, thoải mái.

Hồng Văn Khôi trồng ở hiên nhà, sân vườn, cổng nhà, khu nghỉ dưỡng …. Thể hiện lòng mến khách của chủ nhân.

Cách trồng và chăm sóc hồng văn khôi

Cây hồng Văn Khôi rất khỏe mạnh, kháng chịu khắc nghiệt rất tốt, thuần ở khí hậu Việt Nam nên trồng được ở mọi nơi.

Cách trồng và chăm sóc hồng văn khôi
Cách trồng và chăm sóc hồng văn khôi

Nên trồng cây vào mùa xuân, nếu đánh đảo cây thì cần cắt tỉa bớt cành và bỏ hầu hết lá để tránh mất nước.

  • Ánh sáng: Cây ưa sáng, tối thiểu 6-8 tiếng/ ngày. Nắng nhiều hoa càng đẹp và thơm hơn, màu sắc rực rỡ hơn.
  • Nhiệt độ: Cây hồng Văn Khôi chịu được biên độ nhiệt lớn.
  • Độ ẩm: Hồng Văn Khôi ưa ẩm trung bình
  • Đất trồng: đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng, cao ráo, tránh úng, thông thoáng với pH từ 5,5-6.
  • Tưới nước: nhu cầu nước trung bình, tưới nước khi thấy đất đã se khô.
  • Bón phân: Sau khi cây phát triển ổn định được 2-3 tháng thì bón thêm phân đa vi lượng để cây phát triển. Hàng tháng có thể bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh cho cây. Khi cây có lộc cứng thì có thể bón phân hóa học.

Sau khi hoa tàn cắt bỏ hoa dưới 2 cuống lá, tỉa tán cây theo ý muốn rồi bón phân bổ sung dinh dưỡng.

Hàng năm nên quét vôi vào gốc để tránh sâu đục thân. Kiểm tra gốc và thân cây để phát hiện bệnh kịp thời.

Cây hồng Văn Khôi thường gặp một số bệnh hại:

+ Nhện đỏ: trị bằng Pegasus 500EC, Sokupi 0,36AS, Ortus 5EC;.

+  Rầy, rệp khác: trị bằng Sutin 5EC, Aciara 25EC.

+ Các bệnh: lở cổ rễ, thán thư, sương mai trị bằng Carbenzim 50WP + Ridomin 72% hoặc Cavil 50WP + Alpine 80WP.

Kết.

Trên đây, Báo khuyến Nông đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về đặc điểm, lợi ích, ứng dụng, cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng cổ văn khôi. Hi vọng rằng bài viết trên đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin bổ ích nhé!

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *