Gừng – Công dụng và cách sử dụng gừng hiệu quả nhất

Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Bộ phận dùng là thân rễ, thu hái vào mùa đông. Vị thuốc từ gừng có: sinh khương – vị thuốc từ gừng tươi, can khương – vị thuốc từ gừng khô, bào khương và thán khương. Hãy cùng chúng tôi đến với bài viết dưới đây để hiểu thêm về công dụng của loại củ này nhé !

Công dụng chữa bệnh của củ gừng

Công dụng chữa bệnh của củ gừng
Công dụng chữa bệnh của củ gừng

Gừng vừa được dùng để làm gia vị, vừa được dùng để làm thuốc vì sở hữu nhiều đặc tính dược phẩm tốt. Vậy để Điện máy XANH giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng đặc trưng của gừng ngay sau đây:

Giảm co thắt kinh nguyệt

Chị em phụ nữ thường hay có cảm giác đau bụng trong thời kì kinh nguyệt, là do nồng độ hormon prostaglandin đột ngột tăng lên trong cơ thể. Hormon này vốn là chất hóa học, gây ra triệu chứng đau, co thắt và sốt. Vì thế, khi dùng gừng sẽ giúp lượng prostaglandin hạ thấp lại trong cơ thể, đồng nghĩa với việc làm giảm đau co thắt kinh nguyệt xảy ra.

Hạ sốt siêu vi

Bên cạnh pha thức uống, gừng tươi còn được sử dụng để pha nước tắm giúp hạ sốt. Đây là cách hạ sốt siêu vi đơn giản và có thể thực hiện cho cả người lớn và trẻ em. Đối với người lớn, bạn có thể sử dụng bột gừng hoặc gừng băm nhuyễn để pha vào nước tắm. Lưu ý là bạn không nên pha gừng tươi với nước quá lạnh hoặc quá nóng.

Sau khi tắm, bạn cần sử dụng chăn ấm để quấn quanh cơ thể. Điều này sẽ giúp cơ thể ra mồ hôi và giúp thân nhiệt giảm nhanh hơn. Tuy nhiên, cách hạ sốt siêu vi này lại không được khuyến khích đối với những người bị dị ứng với gừng. Do đó, trước khi thực hiện, bạn nên sử dụng một lát gừng mỏng để thoa lên cơ thể. Nếu cơ thể không có phản ứng sau khoảng 10 phút thì bạn có thể thực hiện phương pháp này.

Giúp giảm đau cơ, xương khớp

Gừng chứa chất gingerol – có tác dụng chống viêm khi ức chế được chemokin, cytokin và một số yếu tố gây viêm khác. Kết quả gừng sẽ giúp cơ thể bạn cải thiện được tình trạng viêm và đau khớp gối, giảm bớt sự khó chịu cho cơ, cũng như ngăn ngừa bệnh xương khớp xuất hiện.

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Gừng làm cho các tế bào não kéo dài tuổi thọ và cung cấp chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào. Vì thế, gừng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác), nhất là giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Ngăn ngừa ung thư

Trong gừng chứa nhiều chất oxy hóa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự hoạt động của một số loại ung thư. Chẳng hạn, một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất trong gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và ung thư đại trực tràng.

Củ gừng có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thu
Củ gừng có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thu

Thai nghén

Các nghiên cứu đã cho thấy gừng có hiệu quả trong việc giảm ốm nghén khi mang thai cho nhiều phụ nữ khi so sánh với giả dược. Một nghiên cứu trên 67 phụ nữ bị ốm nghén vào khoảng 13 tuần của thai kỳ cho thấy uống 1.000 mg gừng đóng gói hàng ngày giúp giảm buồn nôn và nôn nhiều hơn đáng kể so với giả dược. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng tiêu thụ tới 1-gram gừng mỗi ngày dường như an toàn để điều trị buồn nôn và nôn khi mang thai.

Theo một nghiên cứu gần đây, lượng gừng đóng gói này tương đương với 1 muỗng cà phê (5 gram) gừng tươi nghiền nhỏ, 1/2 muỗng cà phê (2 ml) chiết suất chất lỏng, 4 cốc (950ml) trà, 2 muỗng cà phê (10ml) xi-rô hoặc hai miếng gừng 1 inch (2,5 cm)

Say tàu xe

Chứng say tàu xe là tình trạng phổ biến ở một số người khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi khi đi các phương tiện chuyển động đều như tàu hỏa, thuyền, hoặc xe hơi. Triệu chứng phổ biến nhất là buồn nôn và mệt mỏi.

Các nghiên cứu cho thấy, gừng có tác dụng làm giảm chứng say tàu xe ở một số người. Các nhà khoa học cho rằng gừng hoạt động bằng cách giữ cho chức năng tiêu hóa và chỉ số huyết áp ổn định, từ đó làm giảm buồn nôn.

Trong một nghiên cứu nhỏ ở 13 người có tiền sử bị say tàu xe, uống từ 1 cho đến 2gram gừng trước khi đi tàu xe làm giảm buồn nôn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, gừng có hiệu quả hơn Dramamine, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị chứng say tàu xe, giúp giảm buồn nôn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tác dụng giảm bớt chứng say tàu xe khi sử dụng gừng là không nhất quán hoặc không thực sự có hiệu quả.

Buồn nôn do tác dụng phụ sau hóa trị và phẫu thuật

Gần 75% những người trải qua hóa trị báo cáo tình trạng buồn nôn là tác dụng phụ chính sau quá trình điều trị. Trong một nghiên cứu ở 576 người mắc bệnh ung thư, uống từ 0,5 cho đến 1gram chiết xuất từ củ gừng hai lần mỗi ngày trong 6 ngày, bắt đầu 3 ngày trước khi hóa trị có tác dụng giảm đáng kể chứng buồn nôn trong vòng 24 giờ đầu tiên của hóa trị, so với giả dược.

Bột rễ gừng làm giảm buồn nôn và nôn sau khi quá trình hóa trị hoàn thành
Bột rễ gừng làm giảm buồn nôn và nôn sau khi quá trình hóa trị hoàn thành

Bột rễ gừng cũng đã được chứng minh là làm giảm buồn nôn và nôn sau khi quá trình hóa trị hoàn thành. Thêm vào đó, loại gia vị này có thể giảm buồn nôn trong các điều kiện y tế khác. Một đánh giá dựa trên 5 nghiên cứu ở 363 người cho thấy rằng sử dụng một liều lượng gừng hợp lý hàng ngày có hiệu quả hơn một giả dược trong việc ngăn ngừa buồn nôn sau phẫu thuật.

Một nghiên cứu khác ở 150 phụ nữ lưu ý rằng những người dùng 500 mg gừng 1 giờ trước khi phẫu thuật cắt bỏ túi mật ít bị buồn nôn sau phẫu thuật hơn so với những người dùng giả dược.

Rối loạn tiêu hóa

Nghiên cứu cho thấy rằng việc dùng 1.500 mg gừng chia thành nhiều liều nhỏ hơn mỗi ngày có thể làm giảm buồn nôn liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa.

Gừng có khả năng làm tăng cơ thể làm trống dạ dày, từ đó giảm co thắt ruột, ngăn ngừa chứng khó tiêu và đầy hơi, đồng thời giảm áp lực trong đường tiêu hóa, từ đó giảm cảm giác buồn nôn.

Nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), một tình trạng gây ra những thay đổi khó lường trong thói quen đại tiện, đã thấy được tác dụng tích cực khi sử dụng gừng.

Một nghiên cứu kéo dài 28 ngày ở 45 người mắc IBS cho thấy những người dùng 1gram gừng mỗi ngày giảm 26% các triệu chứng. Tuy nhiên, việc dùng gừng để điều trị hoàn toàn không đem lại kết quả. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng gừng có thể làm giảm buồn nôn và đau dạ dày gây ra bởi các bệnh như viêm dạ dày và viêm ruột khi kết hợp với các liệu pháp khác.

Một số đặc điểm của cây gừng

Một số đặc điểm của cây gừng
Một số đặc điểm của cây gừng

Tên khác của cây gừng

Sinh khương (生姜), can khương (干姜), bào khương, Zingiber (Anh), Gingembre, Amome des Indes (Pháp). Tên khoa học: Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae).

Đặc điểm của cây gừng

Cây: Cây thảo cao tới 1m. Thân rễ nạc và phân nhánh xoè ra như hình bàn tay gần như trên cùng một mặt phẳng, màu vàng, có mùi thơm. Lá mọc so le, không cuống hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt khi vò có mùi thơm. Cán hoa dài cỡ 20cm, mang cụm hoa hình bông, gồm nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa có tràng hoa màu vàng xanh, có thuz gần bằng nhau nhọn. Cánh môi ngắn hơn các thuz của tràng, màu tía với những chấm vàng. Nhị hoa màu tím. Quả mọng. Dược liệu: Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3 – 7 cm, dày 0,5 – 1,5 cm. Mặt ngoài màu trắng tro hay màu nâu nhạt, có đốt tròn rõ rệt và vết nhăn dọc. Đỉnh các nhánh có vết thân khí sinh. Vết bẻ màu trắng tro hoặc ngà vàng, có bột, vân tròn rõ. Mặt cắt ngang có nhiều chấm sáng (tế bào chứa dầu nhựa) và có sợi thưa. Mùi thơm, vị cay nóng.

Đặc điểm của cây gừng
Đặc điểm của cây gừng

Bộ phận dùng: Thân rễ. Gừng khô được gọi là Can khương. Gừng tươi là Sinh khương. Phân bố: Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản là những nước trồng Gừng nhiều nhất thế giới. Ở Việt Nam, cây được trồng ở khắp các địa phương, từ vùng núi cao đến đồng bằng và ngoài các hải đảo.

Thành phần hoá học

Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol.

Tác dụng phụ của củ gừng

Tác dụng phụ của củ gừng
Tác dụng phụ của củ gừng

Dù gừng có giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cũng nên biết thêm về một số tác dụng phụ cũng như các lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này như sau:

Dù sử dụng với lượng gừng nhỏ, nhưng có một số người bị tác dụng phụ, như ợ nóng, đầy hơi, gây kích ứng miệng (rát bỏng miệng, cảm thấy đắng – mặn hơn) hay dạ dày khó chịu (buồn nôn, ăn mất ngon, khó tiêu).
Khi dùng với lượng gừng nhiều, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiện nghiêm trọng hơn như: làm tăng nguy cơ chảy máu (nhất là những ai đang có vấn đề về rối loạn chảy máu – phụ nữ mang thai, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch) hay có thể gây phản ứng với thuốc mà bạn đang dùng.

Một số lưu ý khi dùng gừng

Một số lưu ý khi dùng gừng
Một số lưu ý khi dùng gừng
  • Không nên dùng nhiều hơn 5g gừng mỗi ngày.
  • Với những ai đang có vấn đề sức khỏe, nên chú ý đến liều lượng gừng dùng mỗi ngày, tốt nhất là tham khảo bác sĩ kĩ trước khi dùng. Chẳng hạn, với phụ nữ mang thai nên hỏi kĩ bác sĩ khi dùng gừng, vì gừng có thể làm ảnh hưởng đến hormon giới tính của thai nhi, thậm chí là nguy cơ bị dị tật.
  • Có thể ăn một ít gừng tươi trước khi dùng bữa để kích thích vị giác và tiết dịch tiêu hóa.
  • Có thể uống một ít nước gừng, trà gừng ấm để làm giảm tình trạng đầy hơi, đờm cổ họng và nghẹt mũi.
  • Có thể dùng gừng thoa lên da nhưng chỉ nên xoa thử một vùng nhỏ trước để xem gừng có gây kích ứng da không, và thoa trong một thời gian ngắn.

Xem thêm: Dành dành – Những công dụng chữa bệnh cực ký hiệu quả

Kết

Trên đây là bài viết do baokhuyennong.com tổng hợp và gửi đến các bạn. Gừng là một loại cây phổ biến mà mang trong mình những tính chất quý để làm thuốc chữa bệnh vì vậy chúng ta hãy sử dụng gừng trong cuộc sống hằng ngày để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình. Hãy cùng theo dõi chúng tôi để có thêm những kiến thức mới nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *