Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, không chỉ được sử dụng trong nhiều món ăn mà các bộ phận như hạt, rễ, lá và dây gấc đều là vị thuốc quý hỗ trợ chữa bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những công dụng của quả gấc qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Những công dụng của quả gấc đối với sức khỏe
Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chất Lycopen trong cà chua có khả năng phòng chống ung thư, hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư. Nhưng theo nghiên cứu của Đại học Califonia thì hàm lượng Lycopen trong Gấc còn cao gấp 70 lần. Không chỉ vậy, gấc còn chứa nhiều chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
Giảm cholesterol
Gấc được xem là loại thực phẩm tốt cho những người thừa cholesterol trong máu. Nếu sử dụng gấc thường xuyên và liên tục, bạn và gia đình sẽ giảm được lượng cholesterol không mong muốn, làm bền thành mạch, chống xơ vữa động mạch, từ đó chống tai biến, mang lại cho bạn hệ tuần hoàn khỏe mạnh, tốt cho tim, chống các bệnh tim mạch, tai biến, tăng cường tuổi thọ.
Tốt cho sức khỏe tình dục
Beta carotene (tiền chất của vitamin A) trong dầu gấc rất tốt cho sức khỏe tình dục vì vitamin A có tác dụng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình cấu thành nên các phân tử protein nuôi dưỡng cơ thể.
Thiếu vitamin A gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các tổ chức tế bào sinh dục trong việc sản sinh tinh trùng và trứng cũng như làm thay đổi cấu trúc của các bộ phận sinh dục như: ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng…
Nâng cao hệ thống miễn dịch và chống lão hóa
Tinh chất Curcumin trong dầu gấc có khả năng loại bỏ các gốc tự do gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày. Đồng thời nâng cao sức đề kháng, thể lực. Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp cơ thể nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể.
Curcumin là một chất chống ôxy hóa, chống lão hóa điển hình (một số nghiên cứu chứng minh curcumin chống ôxy hóa gấp 300 lần vitamin E), Curcumin có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng mọc tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp.
Ổn định hệ thần kinh
Gấc giàu selen, khoáng chất và các vitamin, đây là những chất có ích trong việc ổn định hệ thần kinh và có tác dụng chống lại các biểu hiện của bệnh trầm cảm, một loại bệnh đang gia tăng nhiều ở trẻ nhỏ và những người chịu nhiều áp lực cuộc sống hiện nay.
Tăng cường thị lực và làm đẹp da
Gấc có chứa nhiều vitamin A nên rất tốt cho mắt, giúp làm sáng mắt và chữa một số bệnh liên quan tới mắt. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định gấc và dầu gấc được xem là thực phẩm hàng đầu trong việc làm da mịn màng, trắng hồng bởi thành phần của gấc và dầu gấc bao gồm β-Caroten (tiền vitamin A) cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 15 lần so với cà rốt, là β-caroten thiên nhiên thuần tuý nên có tác dụng chống lão hoá mạnh nhất đồng thời bổ sung nguồn vitamin A giúp duy trì một làn da khỏe mạnh, mềm mại và và mịn màng, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da.
Có thể dùng thay thế mật gấu
Trong y học cổ truyền Việt Nam hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị.
Những sai lầm khi ăn gấc có thể dẫn tới ngộ độc
Tác dụng của quả gấc đối với sức khỏe là rất lớn, tuy nhiên, nhiều người thường mắc phải một số sai lầm khi ăn quả gấc, cụ thể như sau:
Bỏ màng đỏ quanh hạt gấc
Nhiều người thường bỏ màng đỏ bao quanh hạt gấc khi ăn, tuy nhiên, các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy màng đỏ có chứa hàm lượng cao vitamin A giúp điều trị bệnh khô mắt và tăng cường thị lực.
Dùng hạt gấc không đúng cách
Thói quen nhiều người là thường giữ lại hạt gấc để làm thuốc, tuy nhiên theo sách Những cây thuốc thông thường – TS. Võ Văn Chi, hạt gấc có chứa độc tính, nếu dùng không đúng cách có thể gây nguy hiểm.
Ăn quá nhiều
Không nên ăn quá nhiều gấc vì đây là loại quả có chứa nhiều dạng tiền vitamin A, khi dư thừa không thể thải ra ngoài cơ thể mà sẽ tích lũy lại trong gan, lâu ngày sẽ gây vàng da, ngộ độc.
Dùng dầu gấc sai cách
Quả gấc có thể được chế biến thành dầu gấc nhưng chỉ nên dùng 1 – 2ml dầu gấc mỗi ngày cho người lớn. Khi đã dùng dầu gấc thì không nên ăn nhiều các loại rau quả giàu chất beta carotene như bí đỏ, cà rốt, đu đủ…
Những thông tin liên quan đến quả gấc
Gấc là một cây thực phẩm đặc biệt của Việt Nam, có danh pháp khoa học momordica cochinchinensis, thuộc chi mướp đắng. Hoa có sắc vàng. Quả hình tròn, sắc xanh, khi chín chuyển sang đỏ cam. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi trái thường có sáu múi, thịt gấc màu đỏ cam, hạt màu nâu thẫm. Ở Việt Nam có khoảng 3 loài thường gọi là gấc nếp, gấc tẻ và gấc lai.Trái gấc được sử dụng trong ẩm thực lẫn y học. Gấc là loại thực phẩm đã được sử dụng lâu đời ở nước ta, nhưng việc nghiên cứu cây này thì mới chỉ được nghiên cứu trong những năm gần đây.
Đặc điểm sinh thái của gấc
Mô tả
Cây gấc là một loài cây thân leo lâu năm, chiều dài của cây có thể dài đến 15m. Cây được chia làm cây đực và cây cái riêng biệt. Thân cây có tiết diện góc, nhờ các tua cuốn ở nách lá mà cây bám vào các cọc cây hoặc thân cây khác để leo rất ra.
Lá gấc nhẵn có hình chân vịt phân thành 3 – 5 dẻ, lá dài khoảng 8 – 18cm. Lá cây mọc so le, to khoảng bằng bàn tay và có màu xanh.
Hoa gấc gồm hai loại là hoa cái và hoa đực. Hoa có cánh màu vàng nhạt, mọc riêng lẻ ở nách lá. Mỗi năm hoa chỉ nở một lần sau 2 – 3 tháng cây được trồng. Hoa đực có lá bắc to hơn hoa cái.
Quả gấc sẽ chín sau khoảng 5 tháng cỡ từ khi cây ra hoa, khi chín quả có màu đỏ tươi. Quả gấc có hình tròn hoặc hơi thuôn, dài tầm 13cm với đường kính chừng 10cm với nhiều gai nhọn bên ngoài vỏ quả. Lúc còn non quả gấc sẽ có màu xanh, khi chín sẽ dần chuyển sang màu vàng, màu cam rồi màu đỏ.
Quả gấc có vị nhẹ, phần thịt gấc có màu đỏ cam. Bên trong quả gấc có cùi quả màu vàng và màng hạt màu đỏ. Vào mùa gấc, mỗi cây gấc có thể cho ra từ 30 – 60 quả và mùa thu hoạch thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12.
Phân bố
Thành phần hóa học của gấc
Trong quả gấc có thành phần beta-carotene và lycopene cao gấp 54 lần so với cà rốt và 200 lần so với cà chua.
Lớp màng hạt của quả gấc chín rất giàu axit béo và carotenoid. Ngoài ra, hàm lượng vitamin E, các axit béo không bão hòa, hợp chất polyphenol và flavonoid cũng tương đối cao.
Dầu gấc còn chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, đồng, kali và kẽm. Hàm lượng vitamin A trong dầu gấc cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 15 lần so với cà rốt và 68 lần so với cà chua.
Ngoài ra, bên trong hạt gấc còn chứa các thành phần như protein, lipit, đường, tannin, cellulosse, trong lá gấc chứa vitamin E, trong thân, rễ gấc chứa chondrilasterol, momorcochin, cucurbitadienol, glucoprotein và glycosid.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Bộ phận sử dụng: màng hạt và nhân hạt.
Thu hái: khi quả gấc chín đỏ người ta sẽ thu hoạch chúng, thường vào tháng 9 – 12.
Chế biến: hạt gấc tươi đem sấy hoặc phơi khô sau đó bóc bỏ màng hạt ra riêng. Màng hạt sau khi được tách ra thì đem tán nhỏ rồi ép lấy dầu.
Bảo quản: ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Những món ăn được chế biến từ gấc
Chè gấc thơm ngon
Nguyên liệu:
- Bột nếp – 500 gram
- Gấc chín đỏ – 1 quả nhỏ
- Đậu xanh không vỏ – 200 gram
- Bột năng – 2 muỗng
- Dừa nạo – 200 gram
- Đậu phộng rang – 100 gram
- Nước cốt dừa – 1 hộp
- Gừng – 1 củ
- Đường – 400 gram
- Muối – 1/2 muỗng nhỏ
Cách làm:
- Vắt nước cốt từ dừa khô. Đậu xanh ngâm qua đêm. Hấp chín đậu. Cho đậu, 100 gram đường và muối vào máy xay để xay nhuyễn đậu.
- Gấc gỡ bỏ hột lấy phần thịt đỏ, trộn chung với nước cốt dừa và cho vào máy xay sinh tố. Sau đó lấy ra và cho bột nếp vào nhào chung.
- Vo đậu xanh thành viên nhỏ. Cho phần bột năng với gấc bọc phần đậu xanh lại thành từng chiếc tròn vừa phải. Nấu nồi nước sôi, cho từng viên đã nặn vào. Bột chín sẽ chuyển sang màu đỏ tươi và tự nổi lên, bạn vớt ra ngoài rồi cho vào nước lạnh rồi vớt ra rổ để ráo.
- Cho 300 gram đường vào một nồi nước nhỏ rồi nấu sôi, cho từng lát gừng vào và thả từng viên bột đã chín vào ngào chừng 5 phút thì tắt bếp. Múc ra chén, trang trí đậu phộng giã và dừa sợi lên trên. Nên ăn ngay.
Gấc hấp đường lạ miệng
Nguyên liệu:
- Đường: 3 thìa cà phê
- Gấc: 1 quả. Chúng ta nên chọn gấc đã chín tự nhiên, chín từ trên cây, không nên chọn mua gấc dấm nhé, những quả gấc có da căng mọng, màu đỏ tươi thì luôn có nhiều lượng vitamin A.
Làm gấc:
- Đầu tiên các bạn dùng dao bổ đôi quả gấc và đeo bao tay vào để lấy hết phần ruột gấc ra.
- Cho gấc đã sơ chế vào tô.
Trộn đường vào gấc và hấp:
- Tiếp tục cho chúng ta cho đường vào tô gấc, tùy vào sở thích ăn ngọt của các bạn mà có thể điều chỉnh liều lượng đường và trộn đều lên.
- Sau đó đem gấc hấp cách thủy trong vòng 30 phút. Ngoài ra các bạn có thể thay đường bằng mật ong, cũng có công dụng tương tự và chúng ta sẽ có cách làm mới là cách làm gấc hấp mật ong.
Xôi gấc ngon dẻo
Nguyên liệu:
- Thịt gấc: 200g
- Gạo nếp: 2 bát
- Đường: 4 thìa cà phê
- Muối: 2 thìa cà phê
- Nước cốt dừa: 5 thìa
- Rượu trắng: 1 thìa
- Dừa bào: 60g
Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch, ngâm qua đêm với 2 thìa muối.
- Gấc bổ đôi, lấy thịt gấc. Trộn gấc với một thìa rượu trắng, bóp tách hạt, ngâm qua đêm.
- Trộn gấc với gạo nếp, cho thêm 1 thìa muối để xôi được đậm đà hơn. Đổ nước cốt dừa lên trên, trộn đều với gạo gấc.
- Hấp cách thủy từ 30-40 phút. Lưu ý: Sau khoảng 20 phút hấp thì mở nắp nồi, xới đều xôi lên để xôi được tơi và chín đều.
- Khi xôi đã chín mềm, dẻo và thơm mùi nước cốt dừa béo ngậy thì lấy xôi ra cho bay bớt hơi nước rồi cho đường vào trộn đều. Cho xôi gấc vào khuôn, đóng thành hình, rắc dừa bào lên trên.
Xem thêm: 10 công dụng sức khỏe của Bí đỏ có thể bạn chưa biết ?
Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến quả gấc và công dụng chữa bệnh của nó do baokhuyennong.com đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Tuy hạt gấc có những dược tính rất quý nhưng các sách Đông y xưa cũng khuyến cáo trong hạt gấc có chứa độc tính, có thể gây ngộ độc nguy hiểm khi dùng đường uống vì vậy bạn hãy nhớ rõ những lưu ý khi sử dụng nhé!
- Hoa lan hoàng nhạn tháng 8 – Những thông tin cần biết về hoa lan hoàng nhạn
- Cây Sen Thái – Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây sen thái
- Cá hang động mù – Thông tin cá hang động mù
- Cỏ Nến – Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
- Vì sao cây Sen Đá bị nhũn – Cách phòng chống bệnh thối nhũn ở cây sen đá